Điểm 'cốt tử' khiến một người không thể thành công

Triết gia Nishida nhấn mạnh, khi một người lớn tuổi, giàu có và quyền lực chọn một người kế nghiệp, họ sẽ chủ yếu dựa vào đặc điểm tính cách này.

Triết gia Kitaro Nishida, một trong những nhân vật tiêu biểu của triết học Nhật Bản, đã chỉ ra rằng tính trách nhiệm chính là yếu tố cốt tử khiến một người không thể có sự nghiệp, không lọt vào mắt quý nhân để có cơ hội phát triển. Theo ông, trách nhiệm không chỉ là một phẩm chất cá nhân mà còn là nền tảng để xây dựng mối quan hệ và phát triển xã hội.

images.jpg
Triết gia Nhật Bản Kitaro Nishida

Nishida nhấn mạnh rằng khi một người lớn tuổi, giàu có và quyền lực chọn một người kế nghiệp, họ chủ yếu dựa vào tính trách nhiệm của người trẻ đó. Qua vài lần thử thách, người có trách nhiệm sẽ thể hiện rõ ràng, trong khi những người sống hai mặt hoặc chỉ vì lợi ích cá nhân sẽ nhanh chóng bị lộ diện. Tính trách nhiệm không chỉ là yếu tố quan trọng trong công việc mà còn trong các mối quan hệ cá nhân.

Ông khuyên rằng khi chọn bạn đời, bạn bè, nhân viên hay lãnh đạo, chúng ta nên ưu tiên những người có trách nhiệm. Một cộng đồng sống có trách nhiệm với nhau sẽ tạo ra một xã hội đáng sống, và từ đó, sẽ dẫn đến sự giàu có và phồn vinh.

Trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, cũng như nhiều nền văn hóa châu Á khác, tồn tại những tư duy sai lầm như "con hư tại mẹ, cháu hư tại bà, trò hư tại thầy." Tuy nhiên, điều này không đúng. Thành bại chủ yếu do bản thân mỗi người quyết định. Như Nishida đã chỉ ra, người ta chỉ có thể dắt con ngựa đến bờ suối, nhưng không thể ép nó uống nước.

Theo triết gia này, thành công không chỉ đến từ những điều kiện bên ngoài như học hành hay đào tạo, mà còn phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Các yếu tố bên ngoài chỉ là chất xúc tác trong phản ứng hóa học của sự phát triển cá nhân. Bản thân mỗi người phải là "kim loại" có khả năng phản ứng với "acid" của cuộc đời. Cơ hội chỉ có thể mang lại giá trị khi bản thân người trẻ đủ sức mạnh để phản ứng và phát triển.

Nishida so sánh rằng trẻ em có tư chất khác nhau giống như các loại kim loại: có kim loại quý hiếm như vàng, có kim loại phổ biến như đồng nhôm, và có cả những kim loại mềm như canxi natri. Cách giáo dục tốt nhất là để trẻ em ra ngoài mưu sinh, gặp gỡ thử thách của cuộc đời, từ đó tôi luyện và phát triển thành những "kim loại" quý giá hơn.

Đối với thế hệ trẻ ngày nay, Nishida khuyến khích sự dũng cảm trong việc nhận ra sai lầm và chấp nhận những mất mát nhỏ để đạt được thành công lớn hơn trong tương lai. Dũng cảm nhận sai và dũng cảm chấp nhận hậu quả sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn. Mất một chút tiền, một chút thời gian hay thậm chí là danh dự sẽ không quan trọng bằng việc phát triển bản thân và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Triết lý của Kitaro Nishida về tính trách nhiệm không chỉ là bài học cho cá nhân mà còn cho cả xã hội. Khi mỗi người đều ý thức được trách nhiệm của mình, xã hội sẽ trở nên mạnh mẽ và phồn vinh hơn. Hãy bắt đầu từ chính bản thân mình, xây dựng tính trách nhiệm và tạo ra những cơ hội cho chính mình và cho người khác.

doisongphapluat.nguoiduatin.vn

Cổ nhân dạy, 'Một tiếng thở dài hơn nghèo 3 năm'

Người xưa đúc kết, những người càng hay thở dài, than thở càng làm cho cuộc sống trở nên tồi tệ hơn.

Một tiếng thở dài nghèo hơn 3 năm

Số 1 và 3 ở đây không phải con số chuẩn xác, mà ý muốn nhấn mạnh chỉ một lời thở dài có thể khiến cuộc sống thêm khó khăn nhiều hơn. Người xưa muốn nhắc con cháu rằng đừng than thở phiền muộn kể lể, kêu ca. Thói quen than vãn kêu ca kể lể, than phiền mệt mỏi, la ó sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng vừa ủ ê chán chường ngoại hình vừa không đẹp về nội tâm.

Cổ nhân nhắc, '5 thứ được cho, thân mấy cũng từ chối'

Người xưa dặn, trong cuộc sống, có những thứ được cho cũng không nên nhận lấy. Đó là những thứ nào?

Câu nói "5 thứ được cho, thân mấy cũng từ chối" mang một ý nghĩa sâu sắc về việc bảo vệ bản thân khỏi những cạm bẫy có thể xảy ra khi nhận những gì không thực sự cần thiết.

1. Tiền cho vay không mục đích rõ ràng

Cổ nhân dạy "Nhận ba lễ vật, nhà tan người mất"

Cổ nhân đã cảnh báo "nhận ba lễ vật, nhà tan người mất". Dù bạn đang gặp khó khăn tài chính đến đâu, ba loại quà này là cạm bẫy có thể hủy hoại cuộc đời bạn.

Tương tác xã hội vốn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người, việc trao đổi quà, lễ vật từ lâu đã trở thành một cách để gắn kết tình cảm, thể hiện sự tôn trọng. Thế nhưng, trí tuệ của người xưa đã đúc kết thành một lời răn cực kỳ nghiêm khắc: "Nhận ba lễ vật, nhà tan người mất".

Thoạt nghe, câu nói này có vẻ cường điệu hóa, nhưng khi suy ngẫm kỹ, chúng ta sẽ nhận ra đó là một chân lý sâu sắc, ẩn chứa đầy bài học về lẽ đời. Trong thực tế, vô số người đã tự đưa mình vào rắc rối, thậm chí hủy hoại cuộc sống chỉ vì nhất thời tham lam nhận những món quà không nên nhận. Dù bạn có đang gặp khó khăn tài chính đến mức nào, hãy tuyệt đối tránh xa ba loại quà dưới đây, nếu không sớm muộn gì bạn cũng sẽ phải trả giá đắt.