Chăm sóc con kỹ lưỡng trong hè vẫn không "thoát" ốm vặt, bác sĩ chỉ sai lầm thường gặp mà bố mẹ hay mắc phải

Mùa hè thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều nên trẻ dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Nhận thức rõ về điều này, các bậc phụ huynh luôn quan tâm, chăm sóc trẻ nhưng đôi khi vẫn mắc phải những sai lầm khiến trẻ có sức đề kháng kém, liên tục ốm vặt.

Con ốm vặt vì bố mẹ bao bọc quá kỹ trong mùa hè

Mùa hè nắng nóng, cùng với thời điểm trẻ bước vào kỳ nghỉ hè, vì thế việc bảo vệ trẻ tránh ốm vặt luôn là thách thức với các bậc phụ huynh. Nhiều mẹ chia sẻ, dù đã đầu tư thiết bị, không tiếc tiền điện để cho trẻ có môi trường ngủ nghỉ tốt nhất nhưng trẻ vẫn bị ốm vặt.

Chị Thanh Hương (29 tuổi, ở Hà Nội) cho biết, khi con bước vào kỳ nghỉ hè, vì hai vợ chồng vẫn phải đi làm nên chị phải lựa chọn một trong 2 phương án: Một là cho con về quê; Hai là nhờ ông bà ở quê xuống Hà Nội trông cháu. Cuối cùng chị đã chọn phương án 2, vì chị vẫn muốn được ở gần con, hơn nữa ở quê điều kiện vật chất, tiện nghi không đầy đủ như ở thành phố. 

Con trai chị Hương năm nay 4 tuổi, lại là con một nên chị không tiếc tiền đầu tư để chăm sóc con. Để chống nóng chị bật điều hòa 24/24, cùng với đó là mua quạt hơi nước để làm tăng độ ẩm trong nhà, hạn chế con bị khô da. Bữa ăn hàng ngày chị cũng bổ sung nhiều thực phẩm đắt tiền và chỉ mua đồ ở trung tâm thương mại, không mua đồ chợ cho con.

Dù chăm sóc vậy, nhưng con chị vẫn bị ốm, có tháng phải đưa đến viện khám 2 lần. Tuy tình trạng không nặng, không cần phải nhập viện điều trị nội trú nhưng mỗi lần ốm con chị Hương lại sụt cân, khiến bà mẹ một con này vô cùng lo lắng và sốt ruột.

Sai lầm khi dùng điều hòa khiến nhiều trẻ bị ốm vặt trong mùa hè. Ảnh minh họa. 

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, cách bảo vệ con như trên cũng là sai lầm mà rất nhiều gia đình gặp phải, khiến trẻ bị ốm vặt thường xuyên với biểu hiện thường gặp là sốt cao, viêm họng. Nguyên nhân chính là do dùng quạt và điều hòa không đúng cách, hơn nữa việc "nhốt trẻ" trong nhà và bật điều hòa cả ngày cũng khiến trẻ dễ bị ốm hơn.

Việc cho trẻ ở trong phòng cả ngày khiến trẻ không tổng hợp được Vitamin D từ ánh nắng mặt trời nên hay quấy khóc, ngủ kém ban đêm, đổ mồ hôi trộm, sức đề kháng suy giảm. Vì vậy, cần cho trẻ ra ngoài trời vào buổi sáng sớm (6 – 7h sáng), khi nắng chưa gắt để trẻ tắm nắng, hít thở không khí trong lành ít nhất 15 phút mỗi ngày”, PGS Dũng khuyến cáo.

Khi dùng quạt hay điều hòa cũng không bật quá lạnh, không phả thẳng vào người, không lạm dụng điều hòa và chỉ nên bật vào thời điểm nhiệt độ quá cao. Ngoài điều hòa, các mẹ cũng không nên để trẻ tự ý ăn, uống đồ lạnh, điều này cũng khiến cho trẻ dễ bị viêm họng.

Về vấn đề vệ sinh cá nhân, PGS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng, đây là điều rất quan trọng, chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng dễ khiến trẻ bị ốm. Cụ thể, khi trẻ vui chơi, chạy nhảy trong mùa hè rất dễ bị ra mồ hôi, thân nhiệt lên cao. Khi đó, trẻ rất muốn hạ nhiệt nên thường sẽ tắm khi đi chơi về. Đây là điều rất nguy hiểm, dễ khiến trẻ bị cảm, vì thế tuyệt đối không tắm khi cơ thể trẻ đang nhiều mồ hôi, không cho trẻ tắm hoặc ngâm nước quá lâu.

Mùa hè không nên tắm lâu cho trẻ, nhất là khi mới đi ở trời nắng về. Ảnh minh họa. 

Cuối cùng, ông Dũng tư vấn, ngoài điều chỉnh thói quen sinh hoạt, cần phải chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, nhất là cho ăn đa dạng thực phẩm, lựa chọn đồ ăn-uống giúp tăng sức đề kháng. Cùng với đó là hãy tiêm phòng vắc xin đầy đủ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, nhất là kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc dinh dưỡng: Chìa khóa vàng giúp con ít ốm vặt

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh và yếu tố nguy cơ như dùng điều hòa sai cách, vui chơi quá mức, ăn đồ lạnh… là điều cần thiết. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa tình trạng ốm vặt ở trẻ thì cần phải kết hợp chăm sóc dinh dưỡng, giúp để tăng đề kháng nội sinh từ bên trong, tạo miễn dịch và đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh. 

Trong đó, việc sử dụng đa dạng thực phẩm trong các bữa ăn gia đình là quan trọng, bởi một trong những nguyên nhân khiến sức đề kháng của trẻ suy yếu do chế độ ăn thiếu vi chất dinh dưỡng. Chế độ ăn uống là cách quan trọng nhất tạo nên hành lang miễn dịch khỏe mạnh cho trẻ. Tuy nhiên, không phải cứ cho trẻ ăn đồ đắt tiền là tăng được sức đề kháng, mà cần chú ý đến cân bằng dinh dưỡng và đa dạng dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Đây là lứa tuổi có miễn dịch và đề kháng chưa hoàn thiện, nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh.

Không cần thực phẩm đắt tiền, các mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm. Ảnh minh họa. 

Dù nguồn dinh dưỡng trong thực phẩm là phong phú, dồi dào nhưng không đủ cung cấp và giúp trẻ tăng đề kháng toàn diện, do vậy phụ huynh cần lựa chọn các loại sữa phù hợp để bổ trợ, giúp tăng đề kháng cho trẻ. Ví dụ điển hình nhất là sữa non giúp tăng đề kháng, miễn dịch rất tốt cho trẻ. Đặc biệt ở giai đoạn đầu đời, sữa mẹ chính là nguồn cung cấp nhiều nhất kháng thể cho trẻ.

Tuy nhiên, khi trẻ qua giai đoạn bú mẹ hoàn toàn, nguồn kháng thể từ sữa mẹ cũng sẽ không còn nhiều, trong khi các loại thực phẩm tươi sống không hề có kháng thể đặc biệt này. Khi đó, việc bổ sung sữa công thức có chứa sữa non và các dưỡng chất khác giúp trẻ tăng đề kháng, từ đó hạn chế ốm vặt là rất quan trọng.

Các chuyên gia khuyến nghị, để tăng đề kháng nên chọn sữa có kết hợp bộ 3 dưỡng chất là lactoferrin, sữa non 24 và công thức FDI với sự kết hợp giữa HMO và FOS. Trong đó, lactoferrin được khoa học chứng minh có khả năng ức chế vi khuẩn, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn qua cơ chế gắn sắt, giúp giành thức ăn để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, virus. Đồng thời, lactoferrin tăng cường “vũ khí” diệt khuẩn nội sinh bằng cách kích hoạt đại thực bào – tế bào miễn dịch mạnh, tạo ra hàng rào bảo vệ tự nhiên vững chắc cho cơ thể.

Lựa chọn sữa phù hợp giúp trẻ tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh mùa hè. Ảnh minh họa. 

Tác động hiệp lực cùng lactoferrin, giúp trẻ tăng đề kháng hiệu quả là sữa non 24 giờ với hàm lượng kháng thể IgG cao. Được ví như “trí nhớ miễn dịch” bẩm sinh của cơ thể, IgG có khả năng nhận diện và ghi nhớ kháng nguyên. Khi lactoferrin phối hợp cùng IgG sẽ tạo tác động hiệp lực, giúp tăng cường hiệu quả hệ miễn dịch và nâng cao đề kháng cho trẻ.

Cùng với đó, công thức FDI với sự kết hợp giữa HMO và FOS là giải pháp dinh dưỡng tiên tiến giúp hỗ trợ song song hai trụ cột quan trọng trong sức khỏe của trẻ đó là: Tăng cường đề kháng và củng cố hệ tiêu hóa. Trong đó, HMO là prebiotic có trong sữa mẹ, “dưỡng chất vàng” cho hệ miễn dịch đường ruột, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa và hô hấp. Còn FOS là chất xơ hòa tan hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột như bifidobacteria và lactobacillus; giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu hóa, giảm táo bón, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Bạn có thể quan tâm