Cha mẹ sẽ hối hận vì đã làm điều này với con

Thói quen phổ biến của cha mẹ đang âm thầm hại trẻ nhỏ khôn lường mà không hay biết, cần bỏ ngay.

Vì sao không nên tập xi tè cho bé từ sớm?
Bàng quang của bé lớn lên và hoàn chỉnh cho đến lúc 3 tuổi. Bàng quang của bé sẽ phát triển khỏe hơn và nhanh hơn nếu được tích đầy và xả rỗng tự do. Nghĩa là khi bàng quang đầy, bé sẽ tự tè.
Cha me se hoi han vi da lam dieu nay voi con
 
Khi chúng ta tập xi tè cho trẻ nhỏ, tức là không để bàng quang của bé được tích nước cho tới lúc đầy, mà buộc bé phải đi tè vào những thời điểm nhất định. Điều này làm bàng quang phát triển không tốt, sau này có thể khiến bé gặp những trục trặc. Nó cũng dễ dẫn tới táo bón, suy thận và thậm chí nhiễm trùng đường tiểu, chủ yếu là vì bé giữ các chất thải trong đường ruột lâu hơn bình thường.
Như vậy, không nên nôn nóng tập xi tè cho bé. Hãy để bé là em bé đúng nghĩa, mặc bỉm, tè dầm, làm ướt chăn màn, mẹ nhé.
Ép ăn
Theo Kidsme, hầu hết cha mẹ trên thế giới đều muốn ép trẻ nhỏ mình ăn thật nhiều bằng biện pháp vật lý hay tâm lý. Trong các trường hợp đó, trẻ thường có tâm lý kháng cự lại bằng cách ăn ít đi hoặc không ăn. Thậm chí bé có thể bị ấn tượng cảm xúc tiêu cực như xấu hổ (khi cha mẹ khen đứa bé khác ăn giỏi hơn), tội lỗi (khi cha mẹ trách móc vì phí phạm thức ăn) và sợ hãi (khi bị la mắng hay trừng phạt).
Các chuyên gia cảnh báo trẻ bị ép ăn dễ hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh. Khảo sát của giáo sư Raj Raghunathan, Đại học Texas, Austin, ghi nhận gần 100% người từng bị ép khi ăn lúc còn nhỏ đều bị tổn thương về mặt tinh thần. Hơn 20 năm trôi qua kể từ thời điểm bị ép ăn nhưng mỗi người đều nhớ rất rõ cảm giác khó chịu, đau đớn. 55% số người tham gia cho biết họ có triệu chứng như đau dạ dày, trong khi 20% số người nói rằng đã nôn ói khi bị ép ăn.
Lạm dụng nước trái cây
Cha me se hoi han vi da lam dieu nay voi con-Hinh-2
 Thức uống phù hợp nhất cho trẻ nhỏ là nước và sữa.
Nước trái cây có thể rất ngon và hấp dẫn, nhất là khi pha thêm đường, tuy nhiên chúng không thật sự tốt cho trẻ và không thể thay thế khẩu phần trái cây tươi cần thiết. Mặt khác, lượng đường trong nước trái cây sẽ khiến bé có cảm giác no và ăn ít đi khi đến bữa ăn chính. Về điểm này, các chuyên gia khuyên chỉ nên cho trẻ uống lượng nước trái cây vừa phải mỗi ngày và tập bé ăn trái cây, rau củ thay vì uống nước ép.

Những nguy cơ sức khỏe trẻ dễ gặp phải nhất vào Giáng sinh

(Kiến Thức) - Căn nhà dù đã được sắp đặt để an toàn cho trẻ nhỏ nhưng lễ hội như Giáng sinh lại tiềm ẩn nguy hiểm với trẻ nhỏ mà bố mẹ không lường hết được.

Nhung nguy co suc khoe tre de gap phai nhat vao Giang sinh

Mặc dù đã được đóng gói bao bì phù hợp với trẻ em và đã được bác sĩ khoa nhi khuyến cáo nhưng hàng năm vẫn có hàng trăm trẻ em nuốt phải pin và phải chịu những tai nạn khủng khiếp. Với kích thước chỉ bằng đồng xu, những viên pin hình nút áo này được lắp vào rất nhiều loại nến không cháy hoặc những đồ trang trí Giáng sinh.  

Những loại thực phẩm màu tím khiến các bà nội trợ phát cuồng

(Kiến Thức) - Những loại thực phẩm màu tím luôn có thể gây ấn tượng một cách đặc biệt trên bàn tiệc vì màu sắc nổi bật và giàu chất dinh dưỡng.

Nhung loai thuc pham mau tim khien cac ba noi tro phat cuong
Hãy cùng Kiến Thức chiêm ngưỡng loại thực phẩm màu tím ngon miệng lạ mắt được các bà nội trợ săn lùng nhiều trong thời gian vừa qua.