Cầu Chu Va sập do đơn vị thi công làm sai thiết kế

Nguyên nhân sự cố có thể khẳng định: việc chế tạo ắc neo tăng đơ có 2 sai sót lớn là không đúng thiết kế và không tuân thủ quy trình kỹ thuật. 

Bộ GTVT vừa thông báo thêm các nguyên nhân gây sập cầu Chu Va 6, và đề xuất xử lý trách nhiệm với chủ đầu tư, nhà thầu thi công cầu.
Theo Bộ GTVT, phân tích đánh giá về mặt kỹ thuật cho thấy: Việc đưa tang có tập trung nhiều người trên ½ chiều dài cầu nhưng tổng tải trọng còn nhỏ hơn so với khả năng chịu tải của cầu theo thiết kế nên nguyên nhân sự cố không phải do quá tải đông người. Không có biểu hiện cộng hưởng dao động do tác động của nhiều người trùng tần số, ảnh hưởng của gió và nhiệt độ không ở mức nguy hiểm cho công trình.
Bộ GTVT vừa thông báo thêm các nguyên nhân gây sập cầu Chu Va 6, và đề xuất xử lý trách nhiệm với chủ đầu tư, nhà thầu thi công cầu.
 Bộ GTVT vừa thông báo thêm các nguyên nhân gây sập cầu Chu Va 6, và đề xuất xử lý trách nhiệm với chủ đầu tư, nhà thầu thi công cầu.
Nguyên nhân sự cố có thể khẳng định do việc chế tạo ắc neo tăng đơ có 2 sai sót lớn là không đúng thiết kế và không tuân thủ quy trình kỹ thuật. Theo đó, tiết diện ắc thực tế tại vị trí nhỏ nhất khoảng 25 cm2 chỉ bằng khoảng 50% tiết diện chịu lực thiết kế. Bề mặt lỗ ắc neo tăng đơ lồi lõm biểu hiện không được gia công chế tạo đúng yêu cầu kỹ thuật, có khả năng khi chế tạo đã sử dụng biện pháp gia nhiệt thổi thủng chiều dày, sai chỉ dẫn kỹ thuật. Theo nhận định của Tổ công tác đây là nguyên nhân trực tiếp gây sự cố.
Một sai phạm khác được phát hiện là thi công trụ tháp neo không đúng yêu cầu kỹ thuật, việc ốp gạch, trát phủ ngoài trụ tháp không có trong hồ sơ thiết kế và không đúng các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện hành.
Bộ GTVT đề nghị xử lý trách nhiệm với các đơn vị liên quan như chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn. Cụ thể, theo Nghị định 209, nhà thầu chịu trách nhiệm về nguyên nhân sự cố do thi công ắc neo tăng đơ không đúng kích thước thiết kế, công nghệ chế tạo dẫn đến không đảm bảo yêu cầu chịu tải, gây sự cố nghiêm trọng. Ngoài ra, nhà thầu còn phải chịu trách nhiệm về thi công trụ tháp không đúng hồ sơ thiết kế.
Tư vấn thiết kế chịu trách nhiệm về các sai sót trong Hồ sơ thiết kế, không chỉ dẫn về mác thép đúc làm ắc neo tăng đơ, không thực hiện giám sát quyền tác giả đối với một số bộ phận công trình như ắc neo tăng đơ và trụ tháp cầu, chấp thuận nghiệm thu các hạng mục công trình không đúng yêu cầu thiết kế.
Tư vấn giám sát chịu trách nhiệm về việc không theo dõi, giám sát quá trình chế tạo, kiểm tra chất lượng, lắp đặt ắc neo tăng đơ dẫn đến sự cố, không kiên quyết loại bỏ những hạng mục công trình thi công không đúng thiết kế và không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chấp thuận nghiệm thu các hạng mục công trình không đúng yêu cầu thiết kế.
Chủ đầu tư và ban quản lý dự án cũng phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra sự cố nghiêm trọng trong dự án xây dựng cầu Chu Va 6.

Diện mạo mới... hoành tráng các đô thị vệ tinh TP.HCM

(Kiến Thức) - Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Nhơn Trạch... là những đô thị vệ tinh của TP.HCM đang không ngừng thay đổi diện mạo với những hoạt động xây dựng và quy hoạch.

Trong số các đô thị vệ tinh của TP.HCM, đô thị Thủ Dầu Một (Bình Dương) đang là nơi nổi bật nhất trong việc thay đổi diện mạo. Tiêu biểu là sự xuất hiện của tòa nhà trung tâm hành chính tập trung của tỉnh, được xây dựng tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một. Dự án xây dựng thành phố mới Bình Dương rộng đến 1400 ha cũng được khởi động đem đến một diện mạo mới cho Thủ Dầu Một. Ảnh: Lao động
 Trong số các đô thị vệ tinh của TP.HCM, đô thị Thủ Dầu Một (Bình Dương) đang là nơi nổi bật nhất trong việc thay đổi diện mạo. Tiêu biểu là sự xuất hiện của tòa nhà trung tâm hành chính tập trung của tỉnh, được xây dựng tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một. Dự án xây dựng thành phố mới Bình Dương rộng đến 1400 ha cũng được khởi động đem đến một diện mạo mới cho Thủ Dầu Một. Ảnh: Lao động
Hiện tại, Thủ Dầu Một đang tập trung vào kế hoạch đầu tư xây dựng trong giai đọn 2013 - 2015 để phát triển thành phố theo tiêu chí đô thị loại I.
 Hiện tại, Thủ Dầu Một đang tập trung vào kế hoạch đầu tư xây dựng trong giai đọn 2013 - 2015 để phát triển thành phố theo tiêu chí đô thị loại I. 

Trụ cầu treo độn gạch: Lãnh đạo tỉnh giải thích quá vô lý!

(Kiến Thức) - Theo giới chuyên gia, trong các văn bản của Bộ GTVT, không có quy định nào cho phép đơn vị thi công sử dụng gạch làm trụ cầu, hoặc tạo mỹ thuật cho trụ cầu treo.

Liên quan đến việc cầu treo Chu Va 6 có trụ cầu bị độn gạch nung, trao đổi với báo chí mới đây, ông Lê Trọng Quảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, cho biết: “Trụ cầu ốp gạch chỉ làm cho đẹp thôi, làm để hoàn thiện cho đảm bảo mỹ quan. Về việc này, UBND huyện đã điện báo cáo với Bí thư tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh”.

Vẫn chưa thấy vật lạ nghi của máy bay Malaysia ở Thổ Chu

(Kiến Thức) - Tới 5h sáng 10/3, hai tàu của Việt nam tiếp cận vật lạ tại tọa độ mà thủy phi cơ xác định nhưng vẫn chưa phát hiện ra bất kỳ manh mối nào.

Đại tá Doãn Bảo Quyết, Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết: 22h30 tối qua, tàu CSB 2003 và tàu kiểm ngư KN 774 đã tiếp cận tọa độ có vị trí 8 độ 47 phút 32 giây vĩ bắc, 103 độ 22 phút 26 giây độ kinh đông, cách đảo Thổ Chu 80 km và triển khai tìm kiếm mảnh vỡ tới 5h sáng nay (10/3), nhưng vẫn chưa thu được kết quả gì.

Tổng giám đốc Cục Hàng không dân dụng Malaysia Datuk Azharuddin Abdul Rahman.
Tổng giám đốc Cục Hàng không dân dụng Malaysia Datuk Azharuddin Abdul Rahman.

Ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman, Tổng giám đốc Cục Hàng không dân dụng Malaysia (DCA) cũng cho biết: Đội tìm kiếm của Singapore đã phát hiện được mảnh vỡ ở địa điểm cách đảo Thổ Chu của Việt Nam khoảng 100 km về phía tây nam. Tuy nhiên, mảnh vỡ này không phải là của chiếc Boeing 777 chở theo 239 hành khách đang mất tích. 

Ngoài ra, ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman cũng cho biết, dù vết dầu loang đã được tìm thấy nhưng hiện vẫn chưa được xác nhận liệu có phải của chiếc máy bay mất tích hay không.

“Vết dầu loang đã được tìm thấy nhưng chúng tôi vẫn đang trong quá trình xác minh xem liệu vết dầu này có phải của chiếc máy bay mất tích hay không. Đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được báo cáo xác nhận”, ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman tuyên bố.

Vết dầu loang lớn được Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) phát hiện sáng nay cách Tok Bali, Kelantan khoảng 100 hải lý.

Theo ông Azharuddin, tại thời điểm này, 9 quốc gia đang tham gia tìm kiếm cứu nạn với 40 tàu và 34 máy bay. Tuy nhiên, đang tiếc các đội tìm kiếm không tìm thấy bất cứ dấu hiệu cụ thể nào liên quan đến chiếc máy bay mất tích.

Mảnh vỡ nghi cửa sổ máy bay Malaysia được thủy phi cơ DHC6 phát hiện.
Mảnh vỡ nghi cửa sổ máy bay Malaysia được thủy phi cơ DHC6 phát hiện.

Sau khi không tìm thấy vật thể lạ theo thông tin từ phía Singapore, vào 18h50, thủy phi cơ DHC6 mang số hiệu VNT – 777 của cảnh sát biển Việt Nam bay ở tầm thấp, đã phát hiện được vật thể nghi là mảnh vỡ cửa sổ chiếc máy bay bị mất tích, ở tọa độ có vị trí 8 độ 47 phút 32 giây vĩ bắc, 103 độ 22 phút 26 giây độ kinh đông, cách đảo Thổ Chu 80 km.

Thủy phi cơ DHC6 xuất kích... tìm được luôn vật lạ

Cũng tại tọa độ này, chiều nay, lực lượng cứu hộ cứu nạn phát hiện vật lạ màu vàng. Ngoài ra, Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn cho biết, còn có một thanh ngang giống với thanh thăng bằng của đuôi máy bay. Dự kiến, tối nay, tàu cứu hộ sẽ được điều ra trục vớt hiện vật khả nghi.

Vị trí thủy phi cơ Việt Nam phát hiện vật thể nghi bộ phận máy bay (vòng tròn đỏ), và vị trí vật thể lạ do máy bay Singapore phát hiện (vòng tròn xanh). Ảnh: Tiền Phong
 Vị trí thủy phi cơ Việt Nam phát hiện vật thể nghi bộ phận máy bay (vòng tròn đỏ), và vị trí vật thể lạ do máy bay Singapore phát hiện (vòng tròn xanh). Ảnh: Tiền Phong

Trong một diễn biến mới, Cơ quan hàng không Malaysia vừa cho biết, máy bay Boeing B777-200 bị rơi trên hải phận nước này, cách ranh giới biển giữa Việt Nam - Malaysia 25 hải lý. Thiếu tướng Phạm Hoài Giang, Cục trưởng cục Cứu hộ, Cứu nạn (Bộ Quốc phòng), Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cũng khẳng định thông tin này.

Vào 18h30, máy bay An26 đã đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất kết thúc ngày thứ 2 tìm kiếm cùng nhiều phương tiện máy bay, tàu chiến trong nước và các quốc gia khác.

Trong suốt thời gian bay cùng tổ tìm kiếm trên máy bay An26 thuộc Lữ đoàn 918 Quân chủng Phòng không Không quân, Đại tá Nguyễn Đình Tuyến, trưởng phòng cứu hộ cứu nạn yêu cầu: "Máy bay đang ở độ cao 1200m và yêu cầu tất cả mọi người trên máy bay tập trung quan sát dưới biển. Nếu phát hiện bất cứ vật gì đều báo cáo ngay cho tổ cứu hộ cứu nạn".

PV Kiến Thức có mặt trên chuyến bay An26 ra hiện trường tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
 PV Kiến Thức có mặt trên chuyến bay An26 ra hiện trường tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.

Theo quan sát của PV Kiến Thức, có rất nhiều tàu của các nước tham gia tìm kiếm tại vùng biển này. Tuy nhiên, sau hơn 1 giờ tìm kiếm, bằng mắt thường, tất cả cũng chỉ ghi nhận được có nhiều vết loang (chưa xác định có phải dầu hay không) kéo dài cả một vùng rộng lớn trên biển.

Khoảng 18h, các máy bay tìm kiếm gần như đã trở về đất liền. Việt Nam còn 01 An26, Mỹ - 01 máy bay và Malaysia là 2 chiếc.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp với các bên về việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
 Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp với các bên về việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
17h chiều nay, tại văn phòng Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải bắt đầu chủ trì cuộc họp với các bên về việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Cùng thời điểm này, lực lượng tìm kiếm của Mỹ thông tin rằng, sau khi nhận được thông tin về vật lạ từ phía Singapore, máy bay Mỹ đã hạ thấp độ cao, tiếp cận hiện trường và xác minh vật thể khả nghi không liên quan đến máy bay Malaysia mất tích.
Vào khoảng 16h, báo New Straits Times của Malaysia đưa tin, trong chiến dịch tìm kiếm ở ngoài khơi Kelantan, nơi máy bay Malaysia xuất hiện lần cuối, lực lượng cứu hộ hàng hải nước này đã tìm thấy mẩu vải bạt - được cho là áo phao. Tuy nhiên, vẫn chưa thể khẳng định vật thể này có liên quan tới Boeing B777-200 chở 239 hành khách bặt tin từ rạng sáng qua.