Cảnh báo bệnh tay chân miệng bùng phát mùa khai trường

Vào năm học mới, nguy cơ lây lan bệnh tay chân miệng tại trường học, nhà trẻ gia đình là rất cao, nhất là tháng 9- tháng 12.

Theo Bộ Y tế, tại nước ta, chu kỳ đỉnh cao của bệnh chân tay miệng thường ghi nhận trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.
Canh bao benh tay chan mieng bung phat mua khai truong
Virus bệnh tay chân miệng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước hoặc tiếp xúc với phân của bệnh nhân. Ảnh: BYT 
Hiện nay đang đã bước vào năm học mới, nguy cơ lây lan bệnh tay chân miệng nếu các trường học và đặc biệt các cơ sở giáo dục mầm non, nhà trẻ gia đình là rất cao nếu không thực hiện tốt các biện pháp cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống bệnh tay chân miệng.
Sốt thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đầu tiên virus thường cư trú ở niêm mạc má hay niêm mạc hồi tràng và sau 24 giờ, virus lan đến các hạch bạch huyết vùng. Bệnh có thể gây biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi. Đây là một biến chứng rất hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nhanh chóng, thường do chủng Enterovirus típ 71 gây ra.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng lợi lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông. Hiện nay, chưa có vắcxin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường hạn chế lây lan.
Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, để phòng chống và giảm thiểu sự lây lan của bệnh tay chân miệng đối với trẻ mầm non, học sinh trong nhà trường, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
1. Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
2. Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
3. Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
4. Thu gom và xử lý chất thải của trẻ: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
5. Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
6. Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Ông chủ Facebook kể nỗi đau 3 lần vợ sẩy thai

"Bạn bắt đầu lên những kế hoạch, thế nhưng chúng lại biến mất. Thật sự là một trải nghiệm cô đơn", Mark Zuckerberg kể về nỗi đau 3 lần vợ sẩy thai.

Ong chu Facebook ke noi dau 3 lan vo say thai
Sẩy thai được định nghĩa là việc mất con khi chưa được 20 tuần tuổi. Hầu hết các trường hợp sẩy thai xảy ra trong 7 tuần đầu tiên của thai kỳ và tỷ lệ sẩy thai sẽ giảm khi nhịp tim của em bé được phát hiện. Theo Viện Nghiên cứu sức khỏe quốc gia Mỹ (NIH), sẩy thai xảy ra trong 15-20% những người mang thai, khoảng 1% trong số họ việc sẩy thai sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần.
Ong chu Facebook ke noi dau 3 lan vo say thai-Hinh-2
Vừa qua, Mark Zuckerberg, nhà sáng lập mạng xã hội Facebook nổi tiếng, thông báo tin vui rằng vợ mình đang mang thai một bé gái, đồng thời thổ lộ về 3 lần vợ sẩy thai 
Ong chu Facebook ke noi dau 3 lan vo say thai-Hinh-3
 Mark Zuckerberg nói: “Bạn cảm thấy tràn đầy hy vọng khi bạn biết mình sẽ có một đứa trẻ. Bạn tưởng tượng về việc bọn trẻ sẽ trở nên như thế nào và luôn mong ước những điều tốt đẹp cho chúng. Bạn bắt đầu lên những kế hoạch, thế nhưng chúng lại biến mất. Thật sự là một trải nghiệm cô đơn".
Ong chu Facebook ke noi dau 3 lan vo say thai-Hinh-4
"Hầu hết mọi người không nói về chuyện sẩy thai vì các bạn lo vấn đề của mình sẽ làm mọi người xa lánh và tiết lộ chuyện riêng tư của mình - như thể là bạn không hoàn hảo hay đã làm điều gì đó để xảy ra chuyện này. Bởi vậy bạn giữ riêng chuyện này cho mình”, Mark viết. 
Ong chu Facebook ke noi dau 3 lan vo say thai-Hinh-5
Nghiên cứu gần đây cho thấy, Zuckerberg không phải là người duy nhất lo lắng về cảm giác tội lỗi khi sẩy thai. Trong thực tế, nhiều người có những quan niệm sai lầm về sẩy thai khi cho rằng nguyên nhân của sẩy thai là do lối sống.  
Ong chu Facebook ke noi dau 3 lan vo say thai-Hinh-6
TS. Zev Williams, một chuyên gia về sẩy thai và bác sĩ sản khoa tại Albert Einstein College of Medicine ở New York, Mỹ cho biết: “Trên thực tế, phần lớn các trường hợp sẩy thai là kết quả của lỗi di truyền ngẫu nhiên khiến thai nhi không thể phát triển bình thường”. 
Ong chu Facebook ke noi dau 3 lan vo say thai-Hinh-7
Nhiễm sắc thể bất thường. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của các ca sẩy thai tự nhiên. Theo số liệu thống kê của một nghiên cứu, cứ 5 người mẹ mang thai thì có 1 người sẩy thai và thường là ở những tháng đầu của thai kỳ.  
Ong chu Facebook ke noi dau 3 lan vo say thai-Hinh-8
Nghiên cứu dựa trên kết quả xét nghiệm máu của phụ nữ có tiền sử sẩy thai khoảng 3 ngày trước kỳ kinh nguyệt gần nhất. Kết quả cho thấy quá nửa số trứng được thụ tinh không thể chuyển thành phôi thai. Hầu hết phụ nữ bị sẩy thai mất một hoặc hai lần mang thai.  
Ong chu Facebook ke noi dau 3 lan vo say thai-Hinh-9
Khoảng 60% lý do của việc sẩy thai là thể dị bội, có nghĩa là phôi thai hoặc thai nhi đã có một số bất thường về nhiễm sắc thể. Nhiễm sắc thể là những cấu trúc nhỏ xíu trong mỗi tế bào, có nhiệm vụ mang bộ gen di truyền của mỗi người. Mỗi người chúng ta có 23 cặp nhiễm sắc thể với một nửa từ mẹ và một nửa từ cha.  
Ong chu Facebook ke noi dau 3 lan vo say thai-Hinh-10
Khi trứng gặp tinh trùng, có thể do trứng hoặc do tinh trùng bị lỗi khiến nhiễm sắc thể không thể khớp với nhau theo đúng quy cách. Trong trường hợp này, phôi thai được thụ tinh sẽ có bất thường về nhiễm sắc thể và thai kỳ thường sẽ chấm dứt sớm hơn, tức là sẩy thai. 
Ong chu Facebook ke noi dau 3 lan vo say thai-Hinh-11
  Trong khi nhiều đột biến nhiễm sắc thể gây chết người và gây sẩy thai, một số đột biến nhiễm sắc thể vẫn tồn tại được. Ví dụ, trẻ em mắc hội chứng Down có 3 bản sao của nhiễm sắc thể 21 thay vì 2. Trong khoảng gần một nửa số trường hợp còn lại, xét nghiệm di truyền của các ca sẩy thai không tìm thấy rối loạn nhiễm sắc thể, thường khiến cha mẹ thất vọng, bởi nguyên nhân sẩy thai không được xác định. Nhưng những trường hợp này thường vẫn là do di truyền.
Ong chu Facebook ke noi dau 3 lan vo say thai-Hinh-12
Trường hợp hiếm. TS Ruth Lathi, giáo sư về sản phụ khoa tại Đại học Y Stanford, Mỹ cho biết, các lỗi di truyền tăng theo tuổi tác, đến 80% trường hợp sẩy thai ở phụ nữ trên 35 tuổi là do bản thân họ. Thông thường, sẩy thai sẽ không xuất hiện đến lần thứ 2-3. Tuy nhiên, khoảng 5% phụ nữ có sẩy thai tái phát. Trong những trường hợp này, có một nguyên nhân gây bệnh tiềm ẩn. Đó có thể là tử cung có vách ngăn khiến phôi thai không thể làm tổ trên thành tử cung hoặc nếu đã làm tổ thì không nhận được dinh dưỡng đủ để tồn tại; hay vấn đề về tuyến giáp, mất cân bằng nội tiết tố và rối loạn đông máu.
Ong chu Facebook ke noi dau 3 lan vo say thai-Hinh-13
Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp phụ nữ đã sẩy thai thì việc mang thai lại là hoàn toàn có thể. Ví dụ: một phụ nữ 35 tuổi, đã từng sẩy thai 3 lần liên tiếp vẫn có 70% cơ hội có thể sinh con. 
Ong chu Facebook ke noi dau 3 lan vo say thai-Hinh-14
Rối loạn miễn dịch. Trong phần lớn trường hợp cấn thai, trứng đã thụ tinh sẽ gửi một thông điệp đến người mẹ rằng “đừng đối xử với con như một con vi trùng”, nhờ đó thai kỳ được duy trì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bào thai không được chấp nhận bởi cơ thể người mẹ. Kháng thể phosphoilipid - một kháng thể tấn công chính những mô của cơ thể bao gồm cả bào thai - được cho là nguyên nhân của nhiều ca sẩy thai không rõ nguyên nhân. 
Ong chu Facebook ke noi dau 3 lan vo say thai-Hinh-15
Quan niệm sai lầm. Mặc dù trên thực tế, hầu hết các trường hợp sẩy thai xảy ra vì những lý do ngoài tầm kiểm soát của người mẹ, nhiều người vẫn tin vào các câu chuyện phổ biến về sẩy thai. Kết quả của nghiên cứu đăng trên tạp chí Obstetrics & Gynecology đã chỉ ra rằng, 22% người Mỹ được khảo sát tin rằng lối sống là nguyên nhân hàng đầu của sẩy thai. 
Ong chu Facebook ke noi dau 3 lan vo say thai-Hinh-16
 “Trong thực tế, mặc dù các hành vi cực đoan (sử dụng cocain hay thuốc lá) có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, các yếu tố về lối sống không khiến phụ nữ sẩy thai”, Williams nói.  
Ong chu Facebook ke noi dau 3 lan vo say thai-Hinh-17
Nhiều người cũng tin các quan niệm về sẩy thai mà không có cơ sở thực tế nào, chẳng hạn như 64% số người cho rằng nâng một vật nặng có thể gây ra sẩy thai. 74% cho biết, căng thẳng lâu dài có thể gây sẩy thai. Trong thực tế, mức độ căng thẳng phải rất lớn mới có thể khiến phụ nữ sẩy thai.  

Khủng khiếp bé 2 tuổi như bà chửa vì khối u ung thư 8kg

(Kiến Thức) - Khối u ung thư nặng đến 8kg trong bụng bé gái Rosannah Searle khiến cô bé 2 tuổi người Australia trông như đang bụng mang dạ chửa. 

Khủng khiép bé 2 tuỏi nhu bà chủa vì khói u ung thu 8kg
 Khi mới sinh ra bé  Rosannah Searle có một khối u ở cột sống và mẹ bé, cô Jamilee cho rằng điều đó không đáng ngại, khối u là do xương của bé đang hình thành và định hình.

10 thần dược sức khỏe từ các loại cuống và củ

(Kiến Thức) - Ít nhất mỗi tuần một lần, bạn nên ăn các loại cuống và củ (như măng, cần, tỏi...) vì chúng là những thực phẩm tốt cho sức khỏe tuyệt vời. 

10 thuc pham tot cho suc khoe tu cuong va cu
 Măng tây. Phần cuống của măng tây giàu protein và vitamin K, C, là thực phẩm tốt cho sức khỏe hàng đầu. Cuống măng tây cũng rất lý tưởng cho những người muốn giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu. Chính vì vậy, các bà nội trợ không nên lãng phí bỏ đi phần này.