Căng thẳng với Mỹ vì Ukraine, Nga tăng cường tập trận ở châu Á

(Kiến Thức) - Trong bối cảnh quan hệ với EU và Mỹ ngày càng xấu đi, Nga đang tích cực triển khai hợp tác quân sự với các nước châu Á.

Theo Đài tiếng nói nước Nga, sau hội nghị giữa quan chức cấp cao hải quân hai nước Nga và Ấn Độ diễn ra tại Vladivostok, quan chức 2 nước đã tuyên bố sẽ tiến hành cuộc tập trận hải quân chung mang tên Indra-2014 tại vùng biển Nhật Bản vào giữa tháng 7/2014.
Đây cũng là lần thứ hai trong năm nay Hạm đội Thái Bình Dương của Nga tham gia tập trận hải quân ở châu Á. Về phía Ấn Độ sẽ có 4 tàu chiến tham gia tập trận. Trước đó, Nga và Trung Quốc đã thông qua quyết định sẽ tổ chức cuộc tập trận hải quân chung "Tương tác trên biển" ở phía Bắc biển Hoa Đông vào cuối tháng 5 – đầu tháng 6.
4 chiến hạm Ấn Độ sẽ tham gia tập trận Indra-2014.
 4 chiến hạm Ấn Độ sẽ tham gia tập trận Indra-2014.
Giám đốc trung tâm đánh giá chiến lược Nga Victor Mizin chỉ ra, cả hai cuộc tập trận này đều được thực hiện theo kế hoạch thường niên. Ví dụ, tập trận Indra được tổ chức từ năm 2003. Tuy nhiên hiện nay những cuộc tập trận này đều có ý nghĩa đặc biệt.
Ông Victor Mizin cho biết: “Do cuộc khủng hoảng ở Ukraine, EU và Mỹ áp dụng ngày càng nhiều biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Trong bối cảnh này, Nga ngày càng tích cực chuyển hướng sang châu Á, chẳng hạn như Trung Quốc, tất nhiên còn có cả Ấn Độ. Hai nước Nga và Ấn Độ luôn đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước góp phần giải quyết nhiều vấn đề địa chính trị của hai bên. Đối với Nga mà nói, thì nước này rất coi trọng việc tăng cường và củng cố liên lạc thân thiện với Ấn Độ. Đây là một trong những hòn đá tảng trong chính sách ngoại giao của Nga”.
Về phía Ấn Độ, nước này muốn tích lũy những kinh nghiệm để đảm bảo sự an toàn cho các tàu của họ vì nước này tham gia khai thác cơ sở tài nguyên của Nga. Hiện, Ấn Độ tham gia khai thác dự án dầu khí “Sakhalin-1” và có kế hoạch vận chuyển tài nguyên thiên nhiên từ vùng Bắc Cực. Nước này tham gia dự án chung với Nga về khai thác mỏ phosphate trên bán đảo Kola và mỏ muối kali - magiê trong khu vực Perm. Các dự án có tổng kinh phí đầu tư lên tới 2,5 tỷ USD. Sự hiện diện quân sự của Ấn Độ trong khu vực kinh tế ở vùng biển Viễn Đông và Bắc Cực sẽ củng cố an ninh trong khu vực và mở rộng sự hợp tác với Nga.
Ông Viktor Mizin nói: “Đối với nước Nga, đây là yếu tố quan trọng và là một luận chứng trong cuộc đối thoại với phương Tây. Công nghiệp quốc phòng của Nga đã giúp Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc tên lửa hàng đầu ở châu Á. Các cuộc diễn tập Nga-Ấn được tổ chức trên cơ sở thường xuyên, hai nước phát triển sự hợp tác quân sự - kỹ thuật, sự đối tác giữa các cơ chế quốc phòng, cùng nhau đấu tranh chống khủng bố. Cả hai nước đều quan đến điều đó bởi vì cả Ấn Độ và Nga phải đương đầu với chủ nghĩa khủng bố quốc tế”.
Cuộc tập trận “Indra -2014” là cuộc diễn tập Nga-Ấn lần thứ 11. Đây là hoạt động thường niên. Trường hợp ngoại lệ là vào năm 2011, khi đó Nga đã từ chối tiến hành cuộc diễn tập và giải thích rằng, các tàu chiến đang tham gia chiến dịch viện trợ trang bị đến Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi sóng thần tàn phá.

Ukraine tố Nga cài cắm điệp vụ từ 2-3 năm trước

(Kiến Thức) - Quyền Phó văn phòng Tổng thống Ukraine Andrey Senchenko cho hay, từ lâu các điệp viên Nga đã tiến hành các hoạt động lật đổ và tính báo trên lãnh thổ Ukraine.

“Khi chúng ta nói về sự hiện diện của Nga trên lãnh thổ Ukraine, dường như mọi người chỉ đề cập tới 25 nhân viên của Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU) đang ở trong tù. Tuy nhiên, trái với những thỏa thuận hiện có giữa Nga và Ukraine, có những nhân viên tình báo Nga sinh sống ở Ukraine 2-3 năm trời với những giấy tờ tùy thân giả mạo. Họ tiến hành các hoạt động lật đổ cũng như thu thập các thông tin tình báo ngay trên lãnh thổ Ukraine”, ông Senchenko nói trên kênh truyền hình số 5.
Ông cũng tin rằng, nhiệm vụ chính của “những kẻ phá hoại” tới từ Nga và các đồng nghiệp của họ là nhằm phá vỡ cuộc bầu cử tổng thống và làm suy yếu đất nước Ukraine. “Rõ ràng, nhiệm vụ của các đối tượng này chủ yếu là nhằm ngăn cản quá trình lập lại ổn định ở Ukraine, phá hoại cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Nga đã sử dụng công cụ duy nhất để thực hiện âm mưu đó của họ là những phần tử ly khai Ukaine”, ông giải thích.

Khủng hoảng Ukraine khiến máy bay, xe tăng Trung Quốc “nằm đất”

(Kiến Thức) - Khủng hoảng Ukraine có thể khiến dự án sản xuất máy bay L-15, xe tăng MBT-2000 gặp khó vì thiếu động cơ được chế tạo tại các thành phố miền đông Ukraine.

Việc căng thẳng leo thang ở các thành phố Kharkov, Lugansk và Donetsk cũng như một số thành phố nhỏ khác ở miền đông nam Ukraine có thể sẽ khiến việc mua bán vũ khí của Trung Quốc và Ukraine gặp nhiều trục trặc.
"Miền đông nam Ukraine là nơi nước này thiết kế và sản xuất vũ khí hiện đại cho thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu", tờ thời báo Hoàn Cầu của Trung quốc cho hay.

Ngoại trưởng Đức hiến kế giải quyết khủng hoảng Ukraine

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã đề xuất rằng, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nga nên thực hiện một chuyến thăm chung tới các điểm nóng ở Ukraine.

Các quan chức Mỹ ngày càng tỏ ra mất kiên nhẫn với những gì mà họ mô tả là sự bất tuân thỏa thuận Geneva của Nga. Trong một bức thư gửi tới Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Ngoại trưởng Steinmeter cho hay, thỏa thuận quốc tế trên (tức thỏa thuận bốn bên ở Geneva) để xoa dịu căng thẳng ở Ukraine cần “một sự ủng hộ về mặt chính trị rõ ràng”.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier.
 Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier.
Ông cho biết, sự ủng hộ đó có thể là “một chuyến thăm chung ở cấp cao với đại diện từ bốn bên (gồm Mỹ, Nga, Pháp và Ukraine) tới các khu vực điểm nóng ở miền đông và nam của Ukraine”.