Cẩn trọng khi dùng hình Phật

Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc là sự kiện văn hóa tâm linh quốc tế, sẽ được tổ chức trang nghiêm tại Việt Nam vào đầu tháng 5 năm 2014. 

Chúng ta thấy trên các trang thông tin điện tử Phật giáo đã bắt đầu khởi động những sinh hoạt đón mừng sự kiện trọng đại này. Ngoài những hoạt động văn hóa Phật giáo, như thi văn nghệ, thiết kế lễ đài, vườn Lâm Tỳ Ni, còn có những mẫu thiết kế áp-phích, pa-nô về hình ảnh Đức Phật đản sinh đa dạng, hài hòa và sinh động.
Tuy nhiên, cá nhân tôi nhận thấy có một mẫu thiết kế trông rất lạ, đáng… báo động, đó là chân dung “Phật sơ sinh” trong mẫu thiết kế (xem hình trên) nhìn rất giống với chân dung, trang sức vị thần Krishna (thần Krishna là một trong những hóa thân của thần Vishnu thuộc Ấn Độ giáo). Hình ảnh, tranh vẽ vị thần này được bày bán mọi nơi ở xứ Ấn và xuất hiện khá nhiều trên internet. Thế nhưng, đã có vài chùa sử dụng hình ảnh này để... chào mừng Đại lễ Vesak.
 
Tranh vẽ vị thần Krishna, hóa thân của thần Vishnu thuộc Ấn Độ giáo.
 Tranh vẽ vị thần Krishna, hóa thân của thần Vishnu thuộc Ấn Độ giáo.
Một người bán hàng rong bên các chân dung vị thần Krishna tại một ngôi đền ở Ấn Độ. Ảnh: Internet.
Một người bán hàng rong bên các chân dung vị thần Krishna tại một ngôi đền ở Ấn Độ. Ảnh: Internet.
Đã có vài chùa sử dụng hình ảnh nói trên để... chào mừng Đại lễ Vesak.
 Đã có vài chùa sử dụng hình ảnh nói trên để... chào mừng Đại lễ Vesak. 
Mẫu thiết kế nói trên, có thể còn nhiều người trong nước ta không nhận ra đó là vị thần Krishna, nhưng các đại biểu xứ Ấn đến tham dự Đại lễ sẽ dễ dàng nhận biết, và tất nhiên họ sẽ rất ngạc nhiên đến... khó hiểu.
Mong rằng, người thiết kế chớ nên sao chép hay ghép hình ảnh có liên quan đến Phật giáo. Quý Tăng Ni, các Phật tử cần lưu ý, cân nhắc tìm hiểu rõ hình ảnh mà ta thấy “lạ” có liên quan đến hình tượng Đức Thế Tôn, trước khi in ấn hay quảng bá trên các phương tiện đại chúng.

Chạy đâu cho khỏi chết?


Dĩ nhiên ai cũng biết rồi đây mình sẽ chết, chẳng ai sống đời cả.

Lúc còn mạnh khỏe xuân xanh, ý niệm về sự chết đôi lúc cũng thoáng qua nhưng đa phần đều cố lờ đi hay cho rằng nó còn xa lắm. Khi trải qua một cơn bạo bệnh hay tuổi đã xế chiều thì ý niệm về lão-bệnh-tử, tức phải đối mặt với sự chết hiện ra ngày một rõ ràng hơn.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Quán niệm vô thường

Bản chất con người và thế giới, mọi sự vật hiện tượng là vô ngã nên vô thường, luôn ở trong tình trạng biến đổi. 

Tuy nhiên, con người chỉ để ý, chỉ thấy những biến đổi lớn, những biến đổi tốt hoặc xấu, có lợi hoặc bất lợi (theo tâm ý của mình) chứ ít ai quan tâm, để ý đến những biến đổi nhỏ, vi tế. Do không nhận thức được quy luật vô thường nên khi những thay đổi lớn xảy ra trong đời, con người ta rất khó chấp nhận, dễ bị ‘sốc”, khủng hoảng, suy sụp tinh thần, đau khổ.

Ý nghĩa câu tạo tội như núi cả

Trong phần nghi thức tụng kinh Pháp Hoa, có bài kệ khen ngợi kinh, trong đó có 2 câu: “Dù cho tạo tội hơn núi cả/Chẳng nhọc Diệu Pháp vài ba hàng”. 

Xin hỏi: Có phải người dù tạo tội to như núi Tu Di đi nữa, chỉ cần tụng vài hàng trong kinh Pháp Hoa, thì tất cả tội chướng đều tiêu tan hết phải không?