Cảm động cụ bà 90 tuổi nhiễm COVID-19 nhường máy thở cho người trẻ hơn

(Kiến Thức) - Khi các bác sĩ đề nghị cho dùng máy thở nhưng cụ bà 90 tuổi nhiễm COVID-19 Suzanne Hoylaerts đã từ chối và nói rằng: “Tôi đã có một cuộc đời tươi đẹp, hãy dành máy thở cho những người trẻ hơn”.

Cụ bà 90 tuổi nhiễm COVID-19 tên Suzanne Hoylaerts sống tại thị trấn Binkom, thuộc khu đô thị Lubbeek (Bỉ), nhập viện ngày 20/3 và tình trạng của bà nhanh chóng xấu đi vì nhiễm SARS-CoV-2. Khi đã vào giai đoạn bệnh trở nặng, cần dùng máy trợ thở, bà Suzanne đã từ chối và muốn nhường máy thở cho người trẻ hơn. Bà nói với các bác sĩ: “Tôi không muốn dùng máy trợ thở. Hãy dành nó cho những bệnh nhân ít tuổi hơn tôi. Tôi đã sống một cuộc đời tốt đẹp”.
Cam dong cu ba 90 tuoi nhiem COVID-19 nhuong may tho cho nguoi tre hon
Cụ bà 90 tuổi nhiễm COVID-19 ở Bỉ đã qua đời vì bệnh trở nặng sau khi nhường máy thở cho người trẻ hơn. Máy thở là thiết bị y tế quan trọng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19. Ảnh: Internet. 
Bà Suzanne được người nhà đưa tới gặp bác sĩ sau khi có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Tại đây, bà đã được xét nghiệm và được khẳng định mắc COVID-19, ngay sau đó, bà được đưa vào điều trị cách ly.
Tình hình bệnh của bà diễn biến nặng khá nhanh và cần phải được sử dụng máy trợ thở, nhưng bà đã từ chối và qua đời vào ngày 22/3, tức 2 ngày sau khi nhập viện.
Bà Suzanne từng nhập viện điều trị hồi năm ngoái vì căn bệnh viêm phổi, bà sống một mình và thực hiện nghiêm túc việc hạn chế ra ngoài, gia đình không rõ bà đã lây virus như thế nào.
Trước khi được đưa vào điều trị cách ly, bà đã nói với con gái - người trực tiếp đưa bà tới bệnh viện rằng: “Con đừng khóc. Con đã làm tất cả những gì có thể rồi”.

Mời độc giả theo dõi video "Dịch Covid-19: Liệu Việt Nam có thiếu thực phẩm?". Nguồn: VTC16.

Các chuyên gia sức khỏe trên khắp thế giới đang cảnh báo về việc thiếu máy thở trong điều trị COVID-19 cho những bệnh nhân diễn biến nặng. Câu chuyện cảm động về bà Suzanne sau khi được đề cập trên một số tờ tin tức tại Bỉ đã khiến cư dân mạng cảm động bởi tấm lòng nhân hậu của bà.
Bỉ hiện ghi nhận 705 ca tử vong vì COVID-19, 12.775 bệnh nhân nhiễm bệnh. Trong số 4.920 bệnh nhân phải nhập viện, có 1.021 người tình trạng nặng cần được chăm sóc đặc biệt. Hôm 31/3, giới chức Bỉ thông báo một bé gái 12 tuổi nhiễm COVID-19 trở thành người trẻ nhất châu Âu tử vong vì căn bệnh này. 

Bệnh nhân Covid-19 thứ 148 đã đi tập gym, cà phê, ăn uống khắp Hà Nội

(Kiến Thức) - Trong 1 tuần trước khi cách ly, bệnh nhân Covid-19 thứ 148 , quốc tịch Pháp, đã đến nhiều quán cà phê, ăn uống và phòng tập gym ở Hà Nội.

Bệnh nhân “siêu lây nhiễm” số 34 ở Bình Thuận đã âm tính lần 1

Cũng theo bệnh viện đa khoa Bình Thuận, hiện tại 9 bệnh nhân đang điều trị Covid-19 trên địa bàn sẽ tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm.

Chiều tối nay (29/3), đại diện lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận cho biết, đã có 7/9 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2, trong đó có bệnh nhân 34 – ca bệnh siêu lây nhiễm cho 10 người.
Benh nhan “sieu lay nhiem” so 34 o Binh Thuan da am tinh lan 1
 Khu cách ly của bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận.

Bệnh nhân thứ 34 khai dối, có bao nhiêu F1, F2... dương tính Covid-19?

(Kiến Thức) - Bệnh nhân thứ 34 (BN34) ở Bình Thuận đã lây bệnh cho 10 người, trong đó có 2 ca thứ phát và con số này còn có thể tăng. Đáng trách hơn, BN34 còn khai dối hành trình gây khó khăn cho cơ quan chức năng.

Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh nhân thứ 34 (BN34) sau khi dương tính với Covid-19 đã tiếp tục lây lan cho 10 người khác, trong đó có bé gái mới 2 tuổi.

Trong số 10 ca bệnh Covid-19 liên quan tới BN34, trong đó có 8 người tiếp xúc gần và 2 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng là bệnh nhân 43, 44.

Benh nhan thu 34 khai doi, co bao nhieu F1, F2... duong tinh Covid-19?
Khu cách ly tại BV Đa khoa Bình Thuận. Ảnh: Suckhoedoisong. 

10 bệnh nhân nhiễm Covid-19 liên quan tới BN34 ở Bình Thuận, gồm:

BN số 36: là nữ, 64 tuổi, quê Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, giúp việc cho BN34.

BN số 37: là nữ, 37 tuổi, quê quán huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, là nhân viên của BN34

BN số 38: là nữ, 28 tuổi, quê quán thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, là con dâu của BN34.

BN số 40: là nữ, 02 tuổi, quê quán thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận có tiếp xúc gần với BN34

BN số 41: là nam, 59 tuổi, quê quán thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận có tiếp xúc gần với BN34

BN số 42: là nam, 28 tuổi, quê quán thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tiếp xúc gần với BN 34

BN 43: là nữ, 47 tuổi, tiếp xúc gần với bệnh nhân số 38 là con dâu của BN34.

BN 44: là bé trai 13 tuổi, con trai của BN37, trú tại huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. BN37 là nhân viên, tiếp xúc gần với BN34.

BN 45 là nam, sống tại phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM. Bệnh nhân này từng đi ăn tối và làm việc với vợ chồng BN34.

BN 48: là nam, 31 tuổi, trú quán tại phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. BN này ngồi chung xe ô tô với BN 45 và cùng đi tiếp xúc với BN 34.

Tính đến sáng 14/3, số trường hợp tiếp xúc gần (F1) với 9 bệnh nhân Covid-19 ở Bình Thuận là 128 người.

Riêng trường hợp F2 (tiếp xúc với F1) là 651. Một lãnh đạo Sở Y tế Bình Thuận nhận định con số không dừng lại ở đó, địa phương vẫn đang tiếp tục xác minh thêm.

Điều đáng chú ý, tất cả trường hợp trên đều bắt nguồn từ bệnh nhân "siêu lây nhiễm" thứ 34.

Không chỉ riêng Bình Thuận, nhiều địa phương khác cũng có trường hợp liên quan đến bệnh nhân này. Trong đó, bệnh nhân 45 và bệnh nhân 48 ở TP.HCM là điển hình.

Đối với số ca F1 từ bệnh nhân 34, số liệu cập nhật đến sáng 14/3 là 31 và F2 là 100.

Một lãnh đạo Sở Y tế Bình Thuận chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ rằng bệnh nhân 34 đã không khai báo đầy đủ lịch trình và những người từng tiếp xúc với mình trong thời gian ủ bệnh. Việc này gây ra rất nhiều khó khăn cho địa phương.

"Đến giờ vẫn không hiểu vì sao bệnh nhân lại khai như thế. Bây giờ công tác điều trị và xác định các trường hợp lây nhiễm là ưu tiên hàng đầu. Còn xử lý như thế nào sau này các cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ", vị lãnh đạo này nói thêm.

Video "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.

Cũng theo vị lãnh đạo trên, số F1 với bệnh nhân trên liên tục tăng là do một số trường hợp chủ động đến khai báo cũng như qua điều tra dịch tễ phát hiện thêm.
Đơn cử như việc bệnh nhân khai rằng khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất là di chuyển thẳng về nhà riêng, tuy nhiên sau này mới phát hiện bệnh nhân từng ở lại TP.HCM để giao lưu với đối tác.
Khi về đến TP Phan Thiết, ngoài nhà riêng và công ty, bệnh nhân còn di chuyển đến nhiều nơi ăn uống. Tổ phản ứng nhanh của ban chỉ đạo phải căng mình đi phun thuốc khử trùng mỗi khi cập nhật thêm thông tin địa điểm mà bệnh nhân di chuyển ở địa phương.
Ban chỉ đạo Covid-19 ở Bình Thuận liên tục kêu gọi những trường hợp từng tiếp xúc với bệnh nhân 34 đến khai báo y tế, cũng như thông tin thêm lịch trình, địa điểm di chuyển.