Cãi nhau vì vợ lười, tôi bị gia đình vợ đuổi khỏi nhà

Hai vợ chồng cãi nhau do vợ tôi quá lười biếng, chẳng ngờ cả gia đình cô ấy tống cổ tôi ra khỏi nhà.

Vợ tôi năm nay 27 tuổi, nhỏ hơn tôi 3 tuổi. Vì được sinh ra trong gia đình giàu có, từ nhỏ sống trong nhung lụa nên tính tình cô ấy khá tiểu thư, đỏng đảnh. Từ lúc bé tới tận khi lấy chồng, dường như hiếm khi cô ấy phải làm việc nhà. Đi làm về, mẹ vợ tôi đã dọn sẵn cơm, ăn xong mẹ sợ con gái mệt lại tranh phần rửa bát.
Ảnh: Shutterstock.
Ảnh: Shutterstock. 
Mặc dù biết cô ấy sống trong sung sướng, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng khi kết hôn, khi làm vợ, làm mẹ cô ấy sẽ đổi khác. Vậy mà không, vợ tôi không những vẫn giữ thói quen cũ, thậm chí coi chồng chẳng khác nào ô-sin trong nhà.
Sau khi cưới, chúng tôi chung sống trong căn hộ chung cư với gia đình nhà vợ. Căn hộ khá rộng nên bố mẹ vợ, anh trai vợ và vợ chồng tôi vẫn chung sống thoải mái mà không cảm thấy bất tiện.
Ban đầu, tôi vì yêu chiều vợ hết mực nên cố gắng chịu đựng, lo lắng tất cả các việc nhà thay phần vợ.
Tôi vốn là con nhà nghèo, lại đi học, đi làm xa nhà nên những công việc trong gia đình đối với tôi không quá khó khăn. Sau giờ làm, tôi về tới nhà thì mẹ vợ đã nấu xong xuôi bữa tối. Tôi dọn qua nhà cửa, gom quần áo đi giặt giũ rồi khi mọi người ăn xong kiêm luôn phần rửa bát. Trong khi đó, vợ tôi thường xuyên về muộn vì cô ấy mải đi spa, làm móng, mua sắm hay hẹn hò mấy cô bạn thân.
Thời gian đầu, thấy vợ vẫn giữ thói quen cũ, tôi cũng cố nín nhịn cho qua. Thế nhưng, lâu dần tôi cảm thấy cách sống của cô ấy không ổn nên lên tiếng phàn nàn. Tuy nhiên, nói một thì vợ cãi hai, cô ấy cậy được bố mẹ, anh trai nuông chiều, chẳng bao giờ nghe theo lời tôi góp ý. Vì vậy chúng tôi thường xuyên cãi vã, giận dỗi, chiến tranh lạnh với nhau.
Cuối tuần trước, có bộ phim mới ra rạp, vợ tôi báo sẽ ra ngoài đi xem phim rồi ăn uống cùng bạn. Tôi thấy vậy tỏ ý không hài lòng vì tuần này cô ấy đã đi chơi từ đầu tuần đến cuối tuần rồi. Tôi khuyên vợ nên ở nhà dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng cho gia đình và hoàn thành trách nhiệm của người vợ.
Nào ngờ, cô ấy lớn giọng thách thức tôi: “Hóa ra anh lấy tôi về chỉ để nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa hay sao? Vậy thì anh nên lấy ô-sin thì đúng hơn. Đừng bao giờ mặc định chuyện nội trợ, nấu nướng, dọn dẹp là của người vợ”. Tôi nóng mặt, tát cho vợ tôi một cái như trời giáng khiến cô ấy ôm mặt khóc nức nở.
Sau trận cãi vã, cô ấy bỏ vào phòng trong và kéo chiếc vali ra ngoài. Tôi tưởng cô ấy định bỏ đi đâu đấy. Nào ngờ, chiếc vali ấy là dành cho chính tôi. Vừa kéo vali ra, cô ấy vừa kể tội tôi với bố mẹ vợ, anh vợ. Bố mẹ vợ và anh vợ chưa nghe rõ đầu đuôi câu chuyện đã nhảy vào bênh vợ tôi nói tôi “đã ăn nhờ ở đậu còn không biết điều”, “mới cưới được mấy tháng đã lên mặt bắt nạt, bạo hành vợ”. Sau đó, anh vợ còn vào hùa với vợ tôi, ném quần áo của tôi ra ngoài.
Tôi biết họ coi thường thân phận ở rể của tôi. Tôi cũng chỉ định ở nhờ nhà vợ 1 thời gian để ổn định công việc rồi sẽ thuê nhà ở bên ngoài chứ tôi đâu có ý định ở rể cả đời! Nay nhà vợ đối xử với tôi như thế, tôi thề sẽ đi thẳng, sẽ không trở lại cái nhà đó nữa.
Ra ngoài đường, tôi chẳng biết đi đâu nên tới ở nhờ mấy thằng bạn còn độc thân. Vài hôm sau đó, vợ tôi gửi cho tôi hình ảnh của que thử thai và phiếu siêu âm. Phiếu siêu âm cho thấy vợ tôi đã mang thai 5 tuần.
Cô ấy còn nói bằng giọng thách thức rằng nếu tôi không ngoan ngoãn trở về nhà chăm sóc cô ấy thì cô ấy sẽ “chẳng đủ sức khỏe để mang thai”. Tôi rất thương con nhưng thực sự lối cư xử của vợ và nhà vợ đã làm tôi ớn đến tận cổ. Không biết tôi nên làm thế nào để trừng trị cô vợ trẻ con, ham chơi này bây giờ?

Que tránh thai "đi lạc" tới tim, kẹt trong động mạch phổi suốt 2 năm

Chiếc que tránh thai được cấy dưới da cánh tay chẳng may đi lạc tới tận tim, kẹt trong động mạch phổi của người phụ nữ suốt 2 năm.

Cô Deborah Louise, sinh sống tại Birmingham, Anh vui mừng thông báo trên trang facebook cá nhân rằng sau hai năm ròng rã, cuối cùng các bác sĩ cũng tìm ra cách để loại bỏ chiếc que tránh thai đang mắc kẹt ở động mạch phổi của cô, và ca phẫu thuật thành công tốt đẹp.

Thủ phạm khiến bàn tay, ngón tay thường xuyên bị tê

Làm việc quá sức, cơ thể mệt mỏi có thể dẫn đến có cảm giác bị tê ở ngón tay, bàn tay, nhưng nó cũng có thể cảnh báo về sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Hội chứng ống cổ tay: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tê tay là hội chứng ống cổ tay - một tình trạng trong đó dây thần kinh chạy xuống cẳng tay và tay bạn bị chèn ép ở cổ tay gây tê. Tình trạng này khá phổ biến với những người làm việc nhiều trên máy tính.

Hội chứng ống cổ tay: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tê tay là hội chứng ống cổ tay - một tình trạng trong đó dây thần kinh chạy xuống cẳng tay và tay bạn bị chèn ép ở cổ tay gây tê. Tình trạng này khá phổ biến với những người làm việc nhiều trên máy tính.

Chấn thương khuỷu tay: Nếu bạn chơi tennis, chơi golf hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi phải sử cổ tay hoặc khuỷu tay thì bạn có nguy cơ bị viêm bán dẫn. Tình trạng này xuất phát từ sự mòn hoặc suy yếu của gân quấn quanh khuỷu tay của bạn và gây ra tình trạng tê tay.
Chấn thương khuỷu tay: Nếu bạn chơi tennis, chơi golf hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi phải sử cổ tay hoặc khuỷu tay thì bạn có nguy cơ bị viêm bán dẫn. Tình trạng này xuất phát từ sự mòn hoặc suy yếu của gân quấn quanh khuỷu tay của bạn và gây ra tình trạng tê tay. 
Rối loạn tuyến giáp: Khi không được chẩn đoán và điều trị, tuyến giáp hoạt động kém hoặc suy giáp có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh vận chuyển thông tin giữa não, tủy sống và phần còn lại của cơ thể. Điều này sẽ gây ra tình trạng tê bàn tay và các ngón tay.
Rối loạn tuyến giáp: Khi không được chẩn đoán và điều trị, tuyến giáp hoạt động kém hoặc suy giáp có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh vận chuyển thông tin giữa não, tủy sống và phần còn lại của cơ thể. Điều này sẽ gây ra tình trạng tê bàn tay và các ngón tay.
U nang: U nang hạch là khối u lành tính có thể hình thành bất cứ nơi nào trên cơ thể của bạn, nhưng nó có xu hướng xuất hiện trên hoặc xung quanh khớp. Và nếu nó xuất hiện trên cổ tay của bạn, tê là một triệu chứng khá phổ biến.
U nang: U nang hạch là khối u lành tính có thể hình thành bất cứ nơi nào trên cơ thể của bạn, nhưng nó có xu hướng xuất hiện trên hoặc xung quanh khớp. Và nếu nó xuất hiện trên cổ tay của bạn, tê là một triệu chứng khá phổ biến.
Hội chứng Guillain - Barre: Hội chứng Guillain - Barre là một rối loạn hiếm gặp trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các dây thần kinh. Triệu chứng đầu tiên thường là điểm yếu và tê ở tứ chi. Những cảm giác này có thể nhanh chóng lây lan, cuối cùng làm tê liệt toàn bộ cơ thể.
Hội chứng Guillain - Barre: Hội chứng Guillain - Barre là một rối loạn hiếm gặp trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các dây thần kinh. Triệu chứng đầu tiên thường là điểm yếu và tê ở tứ chi. Những cảm giác này có thể nhanh chóng lây lan, cuối cùng làm tê liệt toàn bộ cơ thể.
Đa xơ cứng: Bệnh đa xơ cứng là một căn bệnh trong đó hệ miễn dịch của bạn tấn công một chất béo bảo vệ các sợi thần kinh của não và tủy sống. Điều đó có thể dẫn đến tê tay.
Đa xơ cứng: Bệnh đa xơ cứng là một căn bệnh trong đó hệ miễn dịch của bạn tấn công một chất béo bảo vệ các sợi thần kinh của não và tủy sống. Điều đó có thể dẫn đến tê tay. 
Đột quỵ: Tê hoặc ngứa ran có thể là một dấu hiệu đột quỵ. Các triệu chứng ban đầu khác bao gồm méo miệng, khó nói chuyện, chóng mặt và mờ mắt. Nếu bạn nhận thấy tất cả những điều này, bạn phải đến bệnh viện ngay lập tức.

Đột quỵ: Tê hoặc ngứa ran có thể là một dấu hiệu đột quỵ. Các triệu chứng ban đầu khác bao gồm méo miệng, khó nói chuyện, chóng mặt và mờ mắt. Nếu bạn nhận thấy tất cả những điều này, bạn phải đến bệnh viện ngay lập tức.

Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường loại 2 khiến bạn có cảm giác tê ngón tay, thậm chí có thể phát triển do tổn thương thần kinh nếu không điều trị kịp thời. Cùng với nó, mắt mờ, rối loạn thận và suy tim là tất cả những rủi ro liên quan đến bệnh tiểu đường không được điều trị.
Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường loại 2 khiến bạn có cảm giác tê ngón tay, thậm chí có thể phát triển do tổn thương thần kinh nếu không điều trị kịp thời. Cùng với nó, mắt mờ, rối loạn thận và suy tim là tất cả những rủi ro liên quan đến bệnh tiểu đường không được điều trị. 

Bị chồng nói "Cưới cô là sai lầm của đời tôi"

Chồng bảo cưới tôi là sai lầm lớn nhất của cuộc đời anh ấy, và tôi đang rơi vào ngõ cụt cuọc đời khi không biết phải lựa chọn ra sao.

Sau 7 năm có chồng, tôi không còn thấy người phụ nữ hạnh phúc đâu nữa, thay vào đó là trái tim bị cầm tù bằng chính cuộc hôn nhân do mình lựa chọn, nhưng là chọn sai.