Cách hay khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ em

Để giúp trẻ khắc phục tình trạng biếng ăn, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp.

Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn (BV Nhi Trung ương) chia sẻ: Có nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ, bao gồm:

Cach hay khac phuc tinh trang bieng an o tre em

Trẻ biếng ăn là tình trạng phổ biến gây nhiều lo lắng cho các bậc cha mẹ.

Yếu tố sinh lý: Mọc răng, bệnh tật và dị ứng thức ăn là những yếu tố sinh lý thường gặp khiến trẻ biếng ăn. Khi trẻ bắt đầu mọc răng, nướu bị sưng đỏ, đau nhức khiến bé khó chịu và chán ăn. Bên cạnh đó, các bệnh lý như nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa, hoặc các bệnh mãn tính cũng làm giảm cảm giác ngon miệng ở trẻ. Một số bé có thể dị ứng với một số loại thức ăn, gây ra các triệu chứng như nổi mẩn, tiêu chảy, khiến bé sợ hãi và không muốn ăn. Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng mà còn khiến bé mệt mỏi, khó chịu, từ đó dẫn đến việc biếng ăn.

Yếu tố tâm lý: Áp lực tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn. Trẻ em, với tâm hồn nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi xung quanh. Áp lực học tập, việc chuyển nhà, hay những vấn đề gia đình có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng, căng thẳng và mất đi cảm giác ngon miệng. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không lành mạnh cũng góp phần không nhỏ vào tình trạng biếng ăn ở trẻ. Việc cho trẻ ăn vặt quá nhiều, ép trẻ ăn khi không đói hoặc tạo ra một bầu không khí căng thẳng trong bữa ăn đều có thể khiến trẻ sợ hãi và mất hứng thú với việc ăn uống. Khi trẻ liên tục bị ép ăn, chúng sẽ cảm thấy bữa ăn là một hình phạt chứ không phải là niềm vui. Điều này hình thành một vòng luẩn quẩn, càng ép trẻ ăn, trẻ càng chống đối và biếng ăn càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cach hay khac phuc tinh trang bieng an o tre em-Hinh-2

Bị ép ăn trẻ sẽ có cảm giác bữa ăn là hình phạt chứ không phải niềm vui.

Yếu tố dinh dưỡng: Khi cơ thể trẻ thiếu những dưỡng chất quan trọng, vị giác của bé có thể bị ảnh hưởng, khiến thức ăn trở nên nhạt nhẽo và kém hấp dẫn. Ví dụ trẻ thiếu sắt có thể bị thiếu máu, gây mệt mỏi, chán ăn và kém tập trung. Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh kéo dài cũng là một yếu tố góp phần làm giảm cảm giác ngon miệng ở trẻ. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột vốn có của cơ thể. Sự mất cân bằng này gây ra rối loạn tiêu hóa, khiến trẻ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu và chán ăn. Hơn nữa, một số loại kháng sinh còn có tác dụng phụ là làm giảm vị giác, khiến trẻ càng thêm lười ăn.

Theo bác sĩ Tuấn, biếng ăn kéo dài có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho trẻ, như:

Suy dinh dưỡng: Trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển thể chất và trí não.

Giảm sức đề kháng: Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn.

Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện: Trẻ chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ.

Gây ra các vấn đề về tâm lý: Trẻ trở nên cáu kỉnh, khó chịu, và có thể tự ti hơn.

Để giúp trẻ khắc phục tình trạng biếng ăn, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Cach hay khac phuc tinh trang bieng an o tre em-Hinh-3

Món ăn được chế biến ngộ nghĩnh sẽ kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ.

Cho con ăn đúng giờ: Việc ăn uống đúng giờ giúp điều hòa đồng hồ sinh học của trẻ, giúp cơ thể tiết ra các hormone tiêu hóa đúng lúc. Nhờ đó, trẻ sẽ có cảm giác ngon miệng hơn, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, ăn đúng giờ còn giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa tình trạng tăng cân hoặc giảm cân quá mức. Quan trọng hơn, việc hình thành thói quen ăn uống khoa học từ nhỏ sẽ giúp bé có một nền tảng sức khỏe vững chắc và giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa sau này.

Không ép ăn: Việc ép trẻ ăn khi chúng không muốn sẽ chỉ khiến trẻ càng thêm sợ hãi và chán ăn. Thay vào đó, cha mẹ nên tạo ra một không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn để kích thích sự thèm ăn của trẻ. Khi trẻ cảm thấy thoải mái và vui vẻ, chúng sẽ tự nguyện ăn uống mà không cần đến sự ép buộc.

Chế biến món ăn hấp dẫn: Các món ăn nên được chế biến đa dạng, màu sắc bắt mắt, và có hương vị thơm ngon để kích thích vị giác của trẻ. Một số bà mẹ cắt thức ăn thành các hình thù ngộ nghĩnh (ví dụ: ngôi sao, hình con vật) và trang trí đĩa ăn bằng các loại rau củ quả màu sắc cũng đã thành công “trị” được chứng biếng ăn của con.

Tăng cường hoạt động thể chất: Khi vận động, trẻ tiêu hao nhiều năng lượng, khiến cơ thể cảm thấy đói và thèm ăn hơn. Việc chơi đùa, chạy nhảy không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh mà còn kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, vận động còn giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, tạo tâm trạng vui vẻ, từ đó giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ: Nếu tình trạng biếng ăn kéo dài, nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. 

2 loại quả dễ kiếm giúp bé nhuận tràng, nhanh hết táo bón

2 loại quả này rất ngon miệng, dễ ăn, mẹ nào có con hay bị táo bón chớ vội bỏ qua.

Theo BS Lê Tiến Huy (Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Y dược), thống kê cho thấy có khoảng 35% trẻ bị táo bón, gây ra tình trạng khó chịu cho bé. Bé thường xuyên bị đau bụng, quấy khóc triền miên, la hét, quấy khóc, rặn đỏ mặt… mỗi lần đại tiện. Chưa hết, tình trạng kéo dài khiến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân vì táo bón đeo bám.

Chuyên gia nhận định, trẻ bị táo bón càng được xử trí sớm thì càng tốt. Nếu không được xử lý đúng cách, kịp thời có thể dẫn đến những hệ lụy như trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

Nhập viện vì mải tiếp khách ngày Tết, quên cả ăn uống

Những ngày Tết, nhiều người bị đảo lộn giờ giấc sinh hoạt và bận rộn công việc gia đình, ăn uống không đúng bữa, điều này đặc biệt nguy hiểm.

Nhap vien vi mai tiep khach ngay Tet, quen ca an uong
Thói quen ăn uống đảo lộn, quên ăn uống có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Ảnh minh họa: Pexels.
Bà K.A. (ở TP.HCM) nằm ngất xỉu trên nền nhà bếp một lúc lâu trước khi được gia đình phát hiện. Thời điểm này, người phụ nữ 54 tuổi mệt lả, bụng trống rỗng vì bận tiếp khách ghé thăm những ngày trước Tết.
Bà A. mắc bệnh đái tháo đường, được điều trị bằng tiêm insulin hàng ngày. Tuy nhiên, vì tất bật công việc ngày Tết, người phụ nữ bỏ qua bữa ăn khiến bản thân suýt gặp nguy hiểm.
Hôn mê sau khi uống 1-2 ly bia
Câu chuyện của bà A. được TS.BS Trần Viết Thắng, Phó khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, chia sẻ lại. Theo bác sĩ Thắng, những ngày cận cũng như sau Tết, ông cũng cấp cứu nhiều trường hợp tương tự.
Một người khác có tình trạng nghiêm trọng hơn là A. là ông B.T.M., 41 tuổi, ngụ TP.HCM. Người đàn ông vào viện cấp cứu khi đã hôn mê sâu nhưng gia đình không hay biết, lại cho rằng ông say rượu.
Ông M. mắc đái tháo đường type II nhưng vẫn có thói quen uống rượu bia khi dự tiệc với bạn bè. Trước bữa ăn, ông M. tự tiêm insulin nhưng cả buổi chỉ ngồi nói chuyện, uống 1-2 ly bia và không ăn gì. Sau khi thấy cơ thể bủn rủn, cả người mệt lả, ông M. ngồi rũ ra nhưng mọi người nghĩ người đàn ông say nên đưa vào giường nghỉ.
"Bác sĩ Thắng cho hay triệu chứng hạ đường giống với say rượu nên người nhà cũng không để ý, nên lúc vào viện, ông M. đã hôn mê. Tình trạng hôn mê do hạ đường huyết một cách quá đột ngột là biến chứng nguy hiểm, khiến bệnh nhân bất tỉnh. Nếu không can thiệp sớm, người bệnh dễ bị tổn thương não không hồi phục", bác sĩ Thắng nói.
Đừng ngại khám bệnh, kể cả ngày Tết
Theo bác sĩ Thắng, ngày Tết đối với người bệnh đái tháo đường có nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trong thời gian nghỉ Tết, các cơ sở y tế chăm sóc người bệnh không mở cửa, họ không lấy được thuốc. Ngoài ra, người Việt thường có tâm lý dù mệt mỏi, ốm cũng “ráng” chờ qua Tết mới khám.
Nhap vien vi mai tiep khach ngay Tet, quen ca an uong-Hinh-2Nếu chỉ số đường huyết cao, người bệnh cần kiểm tra lượng đường thường xuyên trong dịp Tết. Ảnh: Freepik.
Bất lợi khác cho bệnh nhân đái tháo đường là ngày Tết, mọi người ăn nhiều thức ăn chứa đường, mặn, các thực phẩm chế biến sẵn giàu năng lượng như bánh chưng, bánh mứt, nước ngọt có gas ảnh hưởng tới tăng đường huyết của người bệnh.
Giờ giấc ăn uống cũng bị ảnh hưởng như bận tiếp khách, đi chơi bạn bè có thể khiến người bệnh bị hạ đường huyết. Trong dịp Tết, mọi người thường bỏ tập thể dục, bỏ các thói quen hàng ngày tốt cho sức khỏe
Người bệnh đái tháo đường có đường huyết cao phải uống thuốc hoặc tiêm Insulin, thế nhưng, họ lại hay quên thuốc hoặc không mang đầy đủ thuốc đi để uống và tiêm theo cữ hàng ngày.
Với những bệnh nhân đái tháo đường có tình trạng ổn định, khi có dấu hiệu hạ đường huyết như mệt mỏi, hoa mắt, vã mồ hôi, lạnh, ý thức suy giảm… phải nhanh chóng bổ sung đường bằng cách ăn bánh kẹo, uống nước đường, sau đó đo đường huyết để kiểm tra.
Với những người đường huyết cao, khi có những triệu chứng mệt mỏi, uống nhiều, tiểu nhiều, đau bụng, thở nhanh, khó thở, ngủ nhiều… phải liên hệ ngay với bác sĩ điều trị hay đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
"Người mắc bệnh đái tháo đường không nên có tâm lý chờ hết Tết mới đi khám. Bởi, một khi chỉ số đường không ổn định, nếu không điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho bệnh nhân", bác sĩ Thắng cho hay.
Bác sĩ Thắng khuyến cáo người bị đái tháo đường cần duy trì thói quen sinh hoạt hàng ngày tốt, chuẩn bị đầy đủ thuốc.
Trong một bữa, người bệnh không nên ăn thả cửa những món khoái khẩu nhưng không tốt cho sức khỏe, mà mỗi bữa vài miếng nhỏ.
Người bệnh đái tháo đường nên hạn chế uống nhiều rượu vì rượu có thể làm lu mờ các triệu chứng hạ đường huyết, gây nhầm lẫn trong xử trí của những người thân xung quanh vì vậy có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Hot girl thân hình đồng hồ cát “nghiện” mặc đồ bó, cắt xẻ

Hot girl Lã Nghiên Tâm (biệt danh Yan Baby) sở hữu số đo ba vòng 81-58-89 cm. Cô nàng chuộng váy áo cắt xẻ táo bạo, bó sát.

Hot girl than hinh dong ho cat “nghien” mac do bo, cat xe
Hot girl Lã Nghiên Tâm (biệt danh Yan Baby) nổi tiếng trên mạng xã hội Đài Loan bởi thân hình chữ S, thần thái quyến rũ, sang chảnh.