Cách chọn cá thu siêu chuẩn, không sợ bị ướp đạm

Để chọn được đồ biển tươi ngon và sạch, trong đó có cá thu, là không hề dễ với cả người bán lẫn người mua. Vì thế, bà nội trợ buộc phải học tập cách nhận biết cũng như phân biệt các thực phẩm biển.

Cá có đuôi nguyên vẹn, da hơi nhớt, bụng chắc

Cá thu tươi mới luôn có đuôi nguyên vẹn, cứng, không bị mục. Mang cá tươi, mắt sáng, da ánh lóng lánh và hơi nhớt, bụng chắc. Một số con một mắt có thể đỏ do trong quá trình đánh bắt bị va đập.

Tuy nhiên, nếu những chú cá thu được nhúng vào thùng nước đá có pha đạm urê thì con cá cũng tươi rất lâu. Khi ấy, bằng mắt thường, bạn sẽ thấy mang không đỏ nhưng nhìn cá vẫn rất tươi thì chắc chắn cá đã được ướp qua hàn the. Ngoài ra, cá đã ướp hàn the khi chế biến sẽ thấy nổi những bọt đen trên mặt nước, đồng thời xương cá cũng đen. Song với cá tươi, khi nấu sẽ không thấy hiện tượng này, xương cá bên trong vẫn có màu trắng.

Khi rán thơm nức, thịt cá mềm và ngọt

Đặc điểm của cá thu tươi là thịt rất mềm, ngọt. Khi rán, cá thơm nức, không tanh, nước mỡ rán nếm rất ngọt, thịt cá hơi có độ ngậy béo. Tuy nhiên, nếu những chú cá thu được ướp đạm thì khi rán thịt của chúng khá dai, khô cứng.

Chỉ nên mua cá của ghe đi trong ngày, cỡ tầm 1-7kg

Một kinh nghiệm khác để chọn được cá thu tươi ngon là bà nội trợ chỉ nên mua cá của ghe đi trong ngày, cân nặng tầm 1-7kg, con nặng 5-7kg rất ít. Bởi thực tế, nhiều bà nội trợ đi du lịch biển hay mua cá và thường cho rằng ở biển sẽ mua được cá tươi, nhưng không phải.

Chị Phương cho hay, hàng tươi ngon giờ cực hiếm, có bao nhiêu đã được thu gom hết, chẳng có để bán lẻ đại trà với giá dưới 200.000 đồng. Do đó, cá tươi thường có giá cao.

Cá thu có mấy loại

Có đến 4 lọa cá thu, tùy theo khẩu vị và sở thích các chị hãy chọn cho mình loại cá phù hợp.

  • Cá thu hũ (hay còn gọi là cá thu Ngàng): thân mình dài, có hình thoi, đầu nhỏ, mũi cá bửa đầu. Chúng không có lược mang, phần răng sắc nhọn và rất khỏe nên cần hết sức chú ý khi chế biến. Sắc da màu xanh da trời ngả nhạt, dọc bên thân là màu trắng bạc.
  • Cá thu vạch: cũng dáng dài, đầu nhọn nhỏ nhưng màu da có chút khác biệt. Cá thu vạch có màu xanh đen lẫn sáng bạc. Màu sắc sẽ nhạt dần xuống dưới bụng. Đuôi xẻ theo hình mũi tên, ở lưng và bụng có vi cứng.
  • Cá thu chấm: loài cá này sống ở độ sâu 15-200m. Sống riêng lẻ chứ không theo đàn. Thân màu xám bạc, có đốm trên mình cá. Trọng lượng của chúng có thể lên đến 45kg.
  • Cá thu Đao: mình thon, miệng nhọn, lưng cá màu xanh đậm sau đó chuyển trắng bạc khi xuống phần bụng. Cá thu Đao thu Đao có nhiều ở Nhật Bản. Chúng giàu dinh dưỡng nhất là protein, vị cá ngọt, có nhiều mỡ.
  • Cach chon ca thu sieu chuan, khong so bi uop dam

Cách chọn cá tươi

  • Miệng cá: Miệng cá tươi sẽ khép lại, không mở, còn cá ươn thì ngược lại.
  • Mắt cá: Mắt cá tươi sẽ hơi lồi, trong suốt, giác mạc cá đàn hồi. Còn cá ươn thì mắt cá sẽ bị lõm, giác mạc cá đục, bị rách, sờ không có độ đàn hồi.
  • Mang cá: Cá thu tươi có màu hồng đỏ, dính chặt nhau, không bị nhớt và mùi hôi. Còn mang cá bị ươn có màu đỏ đục (ngã xám), các mang rời nhau và bị hôi.
  • Thân cá: Thân cá thu khác với một số loại cá khác là không có vảy. Nên khi chọn các bạn chú ý vào màu sắc da cá. Da cá tươi sẽ có màu bạc óng ánh, vân hoa, ấn vào có độ đàn hồi tốt. Còn cá ươn, da cá bị xước, mềm nhũng, thân cá không sáng, đặt biệt khi ấn sẽ bị lõm vào trong.

Hy vọng với mẹo hay chia sẻ trên đây, các chị em nội trợ có thể chọn mua được cá thu tươi ngon nhất!

Những siêu thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe nam nữ trên 40 tuổi

(Kiến Thức) - Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm thiểu nguy cơ tàn tật, bệnh tật và cải thiện chất lượng cuộc sống ở người trung niên và người già. Sau đây là một số siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe cả nam giới và phụ nữ trên 40.

Nhung sieu thuc pham tot nhat cho suc khoe nam nu tren 40 tuoi

Siêu thực phẩm dành cho nam giới: Đầu tiên là cà chua. Siêu thực phẩm này chứa một loại carotenoid có nguồn gốc thực vật tên là lycopene có đặc tính chống oxy hóa. Sắc tố thực vật này làm cho cà chua có màu đỏ và có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở tuổi già và kiểm soát huyết áp cao.

Nhung sieu thuc pham tot nhat cho suc khoe nam nu tren 40 tuoi-Hinh-2
2. Khoai lang: Một số vấn đề tuổi già thường gặp ở nam giới bao gồm huyết áp cao, các vấn đề về thị lực và tăng nguy cơ ung thư. Khoai lang chứa nhiều kali, beta-carotene và các chất dinh dưỡng quan trọng có thể hoạt động như một chất chống lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác ở nam giới.
Nhung sieu thuc pham tot nhat cho suc khoe nam nu tren 40 tuoi-Hinh-3
3. Yến mạch: Thực phẩm này có những lợi ích đa năng cho đàn ông lớn tuổi, chẳng hạn như điều trị rối loạn cương dương, ngăn ngừa táo bón, giảm lượng đường và giảm huyết áp. Nó chứa một axit amin gọi là L-arginine giúp điều trị các vấn đề nói trên về lâu dài. Yến mạch cũng là thực phẩm rẻ và dễ chế biến cho người lớn tuổi.
Nhung sieu thuc pham tot nhat cho suc khoe nam nu tren 40 tuoi-Hinh-4
4. Quả roi là một siêu thực phẩm tuyệt vời chứa đầy chất chống oxy hóa quan trọng. Nó rất tốt cho não và mắt do sự hiện diện của tecpenoit. Canxi trong quả roi có thể giúp duy trì sức khỏe của xương trong khi chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác.
Nhung sieu thuc pham tot nhat cho suc khoe nam nu tren 40 tuoi-Hinh-5
5. Trứng: Trứng là một nguồn giàu protein có thể giúp tăng khối lượng cơ, duy trì sức mạnh và khả năng hoạt động của nó. Ăn trứng cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm mãn tính và thoái hóa.
Nhung sieu thuc pham tot nhat cho suc khoe nam nu tren 40 tuoi-Hinh-6
6. Nấm có thể giúp giảm nguy cơ suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi. Ăn nấm hai lần một tuần có thể giúp cải thiện trí nhớ, kỹ năng chú ý và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa như Alzheimer ở những người trên 40 tuổi.
Nhung sieu thuc pham tot nhat cho suc khoe nam nu tren 40 tuoi-Hinh-7
7. Hạnh nhân: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ các loại hạt có liên quan đến việc giảm các bệnh mãn tính lớn ở tuổi trung niên và người già. Hạnh nhân có thể giúp ngăn ngừa stress oxy hóa, viêm mãn tính và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác như ung thư và rối loạn nhận thức.
Nhung sieu thuc pham tot nhat cho suc khoe nam nu tren 40 tuoi-Hinh-8
Siêu thực phẩm cho phụ nữ: Thứ nhất là sữa. Sữa là một nguồn giàu canxi có thể giúp ngăn ngừa mất khối lượng xương và các bệnh về xương do tuổi tác ở phụ nữ.
Nhung sieu thuc pham tot nhat cho suc khoe nam nu tren 40 tuoi-Hinh-9
2. Sữa chua: Khi phụ nữ bước vào tuổi trung niên, các bệnh tâm sinh lý trở nên phổ biến. Sữa chua có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương, các vấn đề tâm lý và các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ 40 hoặc trên 40 tuổi. Nó rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi, vitamin B12 và riboflavin.
Nhung sieu thuc pham tot nhat cho suc khoe nam nu tren 40 tuoi-Hinh-10
3. Rau bina (cải bó xôi): Các loại rau lá xanh như rau bina có chứa các chất dinh dưỡng chống oxy hóa như vitamin C. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất phenolic chống oxy hóa trong rau bina làm tăng chất chống oxy hóa trong huyết thanh ở người và có thể giúp giảm các gốc tự do trong cơ thể và giảm sự lão hóa.
Nhung sieu thuc pham tot nhat cho suc khoe nam nu tren 40 tuoi-Hinh-11
4. Hạt lanh: Loại hạt này rất giàu phytoestrogen và các chất dinh dưỡng như axit linolenic, vitamin A, kali, vitamin C và kali. Hàm lượng cao của estrogen trong hạt lanh có thể giúp duy trì sự cân bằng nội tiết tố và chức năng sinh sản ở phụ nữ, thường có xu hướng giảm theo tuổi tác.
Nhung sieu thuc pham tot nhat cho suc khoe nam nu tren 40 tuoi-Hinh-12
5. Quả việt quất: Việc tiêu thụ quả việt quất có liên quan đến việc giảm suy giảm nhận thức ở phụ nữ lớn tuổi. Việt quất giúp cải thiện trí nhớ và các chức năng vận động do chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin K và mangan.
Nhung sieu thuc pham tot nhat cho suc khoe nam nu tren 40 tuoi-Hinh-13
6. Dưa cải: Dưa cải hoặc bắp cải lên men chứa nhiều axit lactic, tyramines, phytoestrogen, vitamin như A và C và các khoáng chất như kali, sắt và folate. Dưa cải bắp được coi là siêu thực phẩm giúp cải thiện tinh thần, các vấn đề sức khỏe, hỗ trợ sức khỏe của xương và giảm nguy cơ ung thư vú.
Nhung sieu thuc pham tot nhat cho suc khoe nam nu tren 40 tuoi-Hinh-14
7. Cá thu: Omega-3 trong cá thu là dưỡng chất quan trọng giúp phụ nữ ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, duy trì lượng máu, tăng cường miễn dịch và giảm các triệu chứng tâm lý do các triệu chứng tiền mãn kinh. Cá thu là một nguồn cung cấp omega-3 tuyệt vời và có thể được coi là một trong những siêu thực phẩm cho phụ nữ trên 40 tuổi. Ảnh: Internet. 

Hà Nội: Hàng hoá thiết yếu tăng gấp 3 lần, dự trữ dồi dào

Trước diễn biến dịch COVID-19 có nhiều phức tạp, thực hiện chỉ đạo của TP Hà Nội, các doanh nghiệp đã tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng từ 30%-50%. Hà Nội khẳng định không thiếu lương thực, thực phẩm.

Nhằm đảm bảo tổ chức hoạt động vận tải, giao thương, cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu nhân dân trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân Thành phố đã yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, cập nhật phương án của ngành, đơn vị, địa phương và phương án của Thành phố trong việc đảm bảo lưu thông, tổ chức cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn Thành phố trong các tình huống dịch bệnh COVID- 19 xảy ra, đồng thời tập trung triển khai, thực hiện các nội dung như sau:

Sở Công Thương: Thường xuyên rà soát, cập nhật các Phương án đảm bảo hàng hóa trên cơ sở dự báo, nắm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh, nhu cầu tiêu dùng và khả năng cung ứng hàng hóa trong và ngoài Thành phố để tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai các nhiệm vụ đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn.

Ha Noi: Hang hoa thiet yeu tang gap 3 lan, du tru doi dao
 Hà Nội chủ động tăng dự trữ thực phẩm, hàng thiết yếu cho tình huống dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp xảy ra.

Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với đại diện Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kết nối cung cầu, tổng hợp, cung cấp thông tin nguồn hàng hóa thiết yếu, nông sản mùa vụ đến các đơn vị phân phối, siêu thị, chợ, cửa hàng thực phẩm trên địa bàn Thành phố để tổ chức khai thác, dự trữ hàng hóa phòng, chống dịch.

Chỉ đạo doanh nghiệp phân phối, siêu thị, đơn vị kinh doanh tăng cường biện pháp để khai thác, dự trữ hàng hóa thiết yếu, bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đẩy mạnh bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại,… Đồng thời, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền đến người tiêu dùng yên tâm mua sắm.

Phối hợp với các lực lượng chức năng, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc các quầy hàng thiết yếu trong các chợ đầu mối, chợ dân sinh đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch; bố trí khu vận chuyển hàng hóa trung gian, đảm bảo giãn cách, hạn chế tiếp xúc trực tiếp; chỉ đạo các ban, đơn vị quản lý kinh doanh khai thác chợ xây dựng phương án cụ thể quản lý số lượng người ra, vào trong chợ cùng một thời điểm.

Chủ trì, làm đầu mối phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp, đơn vị lập danh sách về nhu cầu vận chuyển, điểm đi - đến của các phương tiện lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn Hà Nội, gửi Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố tạo điều kiện, ưu tiên trong việc kiểm tra, kiểm soát, phân luồng giao thông để kịp thời vận chuyển, cung ứng hàng hóa trên địa bàn Hà Nội và báo cáo Bộ Giao thông vận tải cấp phép vận chuyển theo “luồng xanh” đối với các doanh nghiệp tham gia lưu thông trên toàn quốc; Phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thị trường chống hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, đầu cơ, găm hàng, thổi giá…; kiểm tra công tác an toàn thực phẩm theo phân cấp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Rà soát, cung cấp đầy đủ thông tin các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất sản phẩm nông sản (rau củ, thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản,…) trên địa bàn Thành phố, gửi Sở Công Thương, cùng các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm,… phục vụ cho hoạt động khai thác bổ sung, cung ứng hàng hóa thiết yếu phòng, chống dịch.

Đồng thời, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất có phương án bố trí nhân sự, phương tiện thu hoạch kịp thời nông sản thực phẩm (nhất là mặt hàng rau ăn lá, củ, quả, trứng gia cầm,…) với giá cả ổn định, đảm bảo cung cấp cho thị trường Hà Nội; Rà soát lại các vùng sản xuất để xây dựng phương án chuyển đổi, mở rộng sang sản xuất rau, củ, thủy sản,… có thời gian thu hoạch ngắn, nhằm chủ động nguồn hàng thiết yếu tự cung cấp cho nhu cầu người tiêu dùng Thủ đô ở mức cao nhất trong các tình huống dịch bệnh COVID-19 xảy ra.

Cung cấp thông tin về các hệ thống chuỗi cung ứng thực phẩm thuộc quản lý của ngành Nông nghiệp (điểm bán, kho hàng,… theo nội dung biểu đính kèm) về Sở Công Thương để thông tin điểm bán đến người tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp lưu thông hàng hóa thông suốt; Phối hợp chặt chẽ với đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 21 tỉnh, thành phố là thành viên trong Ban điều phối Chương trình phối hợp phát triển chuỗi thực phẩm an toàn cho Hà Nội trong việc tổ chức sản xuất, hỗ trợ khai thác, lưu thông hàng nông sản thực phẩm an toàn về Hà Nội, cung cấp danh sách 786 chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn của các tỉnh, thành phố về Sở Công Thương để thông tin đến các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, cửa hàng thực phẩm, phối hợp với Sở Công Thương để kết nối, tiêu thụ sản phẩm; Phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra công tác An toàn thực phẩm theo phân cấp. 

Các doanh nghiệp phân phối, siêu thị: Tăng cường các biện pháp khai thác, dự trữ hàng hóa thiết yếu, tìm kiếm nguồn hàng thay thế, bổ sung từ các tỉnh, thành phố; Đẩy mạnh thực hiện bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại…

Bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các siêu thị, cửa hàng tiện ích, điểm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; đăng ký nhu cầu vận chuyển, điểm đi - đến của các phương tiện lưu thông, cung ứng hàng hóa thiết yếu của đơn vị trên địa bàn Hà Nội và liên tỉnh, gửi Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố để được tạo điều kiện, ưu tiên trong việc hỗ trợ kiểm tra, kiểm soát, phân luồng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

Đăng ký nhu cầu hỗ trợ thực hiện công tác phòng chống dịch tại các điểm bán với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, như: Đo nhiệt độ, sát khuẩn, phân luồng người tiêu dùng đến mua sắm.

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 459 chợ, 28 TTTM, 123. siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… sẵn sàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.

Thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết. Sẵn sàng huy động hàng nghìn xe chở hàng hóa của các Doanh nghiệp phân phối và các quận huyện sẵn sàng đưa hàng kịp thời đến 7500 điểm bán hàng hóa thiết yếu trên địa bàn.

Mặc dù đang phải đối mặt với một khó khăn song trong bất kỳ tình huống nào các hàng hóa cũng đảm bảo đáp đầy đủ ứng nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng; phân bổ lượng hóa đầy đủ trong hệ thống, đổi mới nhiều phương thức phục vụ, tăng cường khuyến khích, vận động người dân tích cực thanh toán không dùng tiền mặt, phổ biến rộng rãi đến người dân trên địa bàn thông tin đến các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các hộ kinh doanh trong chợ, website, ứng dụng TMĐT, bán hàng onile trực tuyến ( Grab, Now, Baemin, GoFood…) Sở Công Thương khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, không tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh, Thành phố đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân.

Theo Sở Công thương Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của Thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp đã tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng từ 30%-50%, trong thời gian 03 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng (17 mặt hàng thiết yếu), bên cạnh đó các doanh nghiệp còn chuẩn bị dự trữ lượng hàng hóa theo chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng; bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn.

Thời tiết chuyển lạnh bạn nên tránh xa những thực phẩm này

Ốc, rau sống, dưa chuột, trái cây sấy khô...là những thực phẩm không nên ăn trong những ngày chuyển lạnh vì sẽ dễ gây ngộ độc và mắc bệnh.

Trái cây sấy khô dễ nhiễm khuẩn