Các lý do dẫn đến nhiễm COVID-19 dù đã tiêm vắc xin

Vắc xin phai dần theo thời gian, virus tiến hóa đột phá sẽ khiến người đã chủng ngừa đầy đủ vẫn mắc bệnh.

Không có cách nào tốt hơn để bảo vệ bản thân khỏi COVID-19 là tiêm chủng. Vắc xin COVID-19 đã làm giảm đáng kể các trường hợp bệnh nặng, nhập viện và tử vong. Tuy nhiên, ghi nhận về những người được tiêm chủng đầy đủ vẫn bị nhiễm COVID-19 đang thách thức nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu.

Ảnh minh họa

Khá nhiều loại vắc xin chống lại COVID-19 được báo cáo có hiệu quả hơn 90%. Nhưng không có loại nào cung cấp khả năng bảo vệ 100% ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 đang đột biến và tạo ra các biến thể mới.

Vì vậy, trong một tình huống thuận lợi, virus sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ của vắc xin được gọi là nhiễm trùng đột phá. Hiện tượng này thường phát sinh 14 ngày sau khi tiêm liều thứ 2 của vắc xin.

Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ cũng khuyến cáo: "Mặc dù vắc xin được phê duyệt có hiệu quả cao, nhưng vẫn có những trường hợp nhiễm COVID-19 đột phá, đặc biệt trước khi đạt được miễn dịch cộng đồng đủ để giảm nguy cơ lây nhiễm".

Người đã tiêm vắc xin vẫn mắc COVID-19 có thể do các lý do:

- Việc chủng ngừa chỉ tạo ra phản ứng miễn dịch yếu (đặc biệt với người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, ung thư, tuổi cao...)

- Khả năng miễn dịch do vắc xin cung cấp giảm theo thời gian

- Virus tiến hóa để đột phá

Theo một nghiên cứu ở Ấn Độ, 87% ca nhiễm COVID-19 đột phá ở Ấn Độ do các biến thể gây ra. Chỉ có 9,8% số ca bệnh phải nhập viện, tỷ lệ tử vong là 0,4%.

Trong khi đó, tờ New York Times đánh giá tỷ lệ nhiễm COVID-19 sau tiêm vắc xin ở Mỹ khoảng 1/5.000 người, thậm chí thấp hơn trong cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng cao và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Các triệu chứng của nhiễm COVID-19 đột phá

Khảo sát gần 600 người đã tiêm vắc xin nhưng vẫn mắc COVID-19 ở Ấn Độ, 71% bệnh nhân có triệu chứng, số còn lại không có biểu hiện bệnh.

Các triệu chứng phổ biến là sốt (69%), kế tiếp là đau mỏi người, đau đầu, nôn mửa (56%), ho (45%), đau họng (37%), mất vị giác, khứu giác (22%), đi ngoài (6%), khó thở (6%), sưng tấy (1%).  

Biến thể Eta nguy hiểm thế nào so với Delta và Mu?

(Kiến Thức) - WHO cho biết, biến thể Eta khác với tất cả các biến thể khác vì nó mang cả đột biến E484K và F888L, tuy nhiên nó không nguy hiểm như biến thể Delta, Mu.

Biến thể Eta được phát hiện lần đầu tiên tại Vương quốc Anh và Nigeria vào tháng 12/2020 và đã xuất hiện ở hơn 70 quốc gia. Hiện tại, với sự phổ biến của nhiều biến thể khác, đặc biệt là biến thể Delta, liệu Eta có khả năng uy hiếp và thay thế Delta trở thành biến thể virus nguy hiểm nhất thế giới hay không. Chúng ta cùng tìm hiểu.

Mỹ nhân đẹp lịm tim với váy xuyên thấu khoe đường cong cơ thể

(Kiến Thức) - Kendall Jenner chứng tỏ vẻ đẹp khó cưỡng của mình tại thảm đỏ Met Gala. Dù mặc trang phục xuyên thấu nhưng cơ thể hoàn mỹ thường xuyên thể thao lại một lần nữa tỏa sáng. 

 

4 món đã nấu bảo quản tủ lạnh vô dụng, ăn nhiều ung thư

(Kiến Thức) - Một số món ăn để qua đêm thì không sao, nhưng một số món để qua đêm không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị mà còn dễ gây ung thư, dù có tiếc đến đâu cũng phải vứt bỏ.  

4 mon da nau bao quan tu lanh vo dung, an nhieu ung thu
Nói đến thức ăn để qua đêm, đã có nhiều cảnh báo. Tuy vậy thói quen lưu trữ thức ăn thừa trong tủ lạnh không phải ngày một ngày hai có thể bỏ được. Một số món ăn để qua đêm thì không sao, nhưng một số món để qua đêm không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị mà còn dễ gây ung thư, dù có tiếc đến đâu cũng phải vứt bỏ.