Biến thể Eta nguy hiểm thế nào so với Delta và Mu?

(Kiến Thức) - WHO cho biết, biến thể Eta khác với tất cả các biến thể khác vì nó mang cả đột biến E484K và F888L, tuy nhiên nó không nguy hiểm như biến thể Delta, Mu.

Biến thể Eta được phát hiện lần đầu tiên tại Vương quốc Anh và Nigeria vào tháng 12/2020 và đã xuất hiện ở hơn 70 quốc gia. Hiện tại, với sự phổ biến của nhiều biến thể khác, đặc biệt là biến thể Delta, liệu Eta có khả năng uy hiếp và thay thế Delta trở thành biến thể virus nguy hiểm nhất thế giới hay không. Chúng ta cùng tìm hiểu.
Biến thể Eta là gì?
Biến thể Eta, còn được gọi là biến thể dòng B.1.525 - là dòng virus SARs-COV-2 mang đột biến E484K giống như được tìm thấy trong các biến thể Gamma, Zeta và Beta. Song, không giống như Alpha, Beta, Gamma, Eta không mang đột biến N501Y.
Theo các báo cáo, chủng virus này cũng mang cùng một loại axit amin histidine và valine ở vị trí 69 và 70, được tìm thấy trong biến thể Alpha, N439K (B.1.141 và B.1.258) và biến thể Y453F.
Bien the Eta nguy hiem the nao so voi Delta va Mu?
Ảnh minh họa. 
WHO cho biết, biến thể Eta khác với tất cả các biến thể khác vì nó mang cả đột biến E484K và F888L. Phản ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng hoặc nhiễm virus trước đó có thể kém hiệu quả hơn đối với các biến thể mang đột biến E484K, trong khi đó, F888L đang được các nhà khoa học theo dõi.
Biến thể Eta có nguy hiểm không?
Qua quan sát của các nhà khoa học, biến chủng Eta của virus SARS-CoV-2 có thể làm giảm khả năng trung hòa bằng huyết thanh trong thời kỳ dưỡng bệnh và sau tiêm chủng, đồng thời giảm tác dụng của một số biện pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC).
Hiện tại, biến thể Eta vẫn chưa phải là "biến thể đáng lo ngại" (VoC) mà vẫn đang được xếp loại nhằm trong nhóm "Biến thể cần quan tâm" (VoI). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những biến thể cần quan tâm là biến thể COVID-19 với những thay đổi di truyền được dự đoán gây ảnh hưởng đến các đặc điểm của virus như khả năng lây truyền, mức độ nghiêm trọng của bệnh, khả năng thoát miễn dịch, chẩn đoán hoặc điều trị. Đây cũng là những biến thể gây ra sự lây truyền cộng đồng đáng kể hoặc tạo nhiều cụm COVID-19 ở nhiều quốc gia với tỷ lệ lưu hành ngày càng tăng, hoặc có các tác động dịch tễ học rõ ràng khác cho thấy một nguy cơ mới đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu.
So với biến thể Delta và Mu thì biến thể Delta có sức uy hiếp không?
Theo WHO, biến thể Eta khác với tất cả các biến thể khác vì nó mang cả đột biến E484K và F888L. Thế nhưng, việc nằm trong danh sách nhóm biến thể Vol đã cho thấy, hiện tại, chủng virus này không được quan tâm nhiều như các biến thể Delta, Mu, Alpha, Beta, Gamma - 5 loại biến thể có khả năng lây truyền và tỷ lệ nghiêm trọng cao.
Bien the Eta nguy hiem the nao so voi Delta va Mu?-Hinh-2
 

COVID-19: Biến thể Mu khiến WHO đau đầu “trên cơ” Delta?

(Kiến Thức) - Biến thể Mu hay biến thể B.1.621, lần đầu tiên được xác định ở Colombia, đã được xem là một biến thể cần đặc biệt quan tâm vì có khả năng "trốn" vắc xin, hệ miễn dịch.

Biến thể Mu, còn được gọi là B.1.621, đã được Tổ chức Y tế thế giới WHO thêm vào danh sách theo dõi đặc biệt vào ngày 30/8 sau khi nó được phát hiện ở 43 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đáng nói, biến thể này có thể né được vắc xin COVID-19 và trốn tránh cực tốt hệ miễn dịch của con người.

Biến thể Mu COVID-19 tấn công, liệu trình điều trị khác Delta?

Theo ghi nhận, biến thể Mu đã lây lan tới 46 quốc gia với các triệu chứng rõ ràng như sốt cao, cảm thấy thân nhiệt nóng ở vùng ngực và lưng, ho liên tục trong hơn 1 giờ, hoặc 3 đợt ho kéo dài trở lên trong 24 giờ…

Sốt cao, ho liên tục… liệu trình điều trị biến thể Mu thế nào?
Tạp chí khoa học Science Focus đã đăng tải nghiên cứu của Dịch vụ y tế công của Anh về những triệu chứng của người bệnh khi nhiễm biến thể Mu cho thấy, có thể sốt cao, cảm thấy thân nhiệt nóng rõ ràng ở vùng ngực và lưng mà không cần đo nhiệt độ.
Triệu chứng khác là ho liên tục trong hơn 1 giờ, hoặc 3 đợt ho kéo dài trở lên trong 24 giờ. Ho là dấu hiệu người bệnh đã chuyển sang giai đoạn nhiễm virus nặng hơn. Người nhiễm biến thể Mu cũng bị mất hoặc thay đổi khứu giác, vị giác.
Biến thể Mu tiềm ẩn khả năng thoát miễn dịch song chuyên gia vẫn ghi nhận khả năng bảo vệ, chống lại biến thể Mu của vắc xin là rất mạnh mẽ. Hiện tại, người nhiễm biến thể Mu có phác đồ điều trị tương tự như các biến thể khác, tập trung chính là điều trị suy hô hấp.
Bien the Mu COVID-19 tan cong, lieu trinh dieu tri khac Delta?
 WHO xếp loại Mu là loại "biến thể được quan tâm". Ảnh: The-scientist

2 nhóm đối tượng tuyệt đối không nên tiêm vắc xin Sinopharm

Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng, vắc xin Covid-19 bất hoạt của Sinopharm có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 là 79%. Tuy nhiên, có 2 nhóm không nên tiêm loại này.
Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng, vắc xin Covid-19 bất hoạt của Sinopharm có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 là 79%. Tuy nhiên, có 2 nhóm không n&Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng, vắc xin Covid-19 bất hoạt của Sinopharm có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 là 79%. Tuy nhiên, có 2 nhóm không nên tiêm loại này.ecirc;n tiêm loại này.

Hiện nay, do tình hình dịch bệnh vẫn đang phức tạp. Chủ trương của Nhà nước là thực hiện phủ vắc xin càng nhanh càng tốt, tiến tới miễn dịch cộng đồng.

Tuy nhiên, đối với loại vắc xin Sinopharm cần cận trọng với những đối tượng nhất định.