Các hàng quán cập nhật địa chỉ mới, “hội mù đường” kêu trời

Sau sáp nhập, nhiều quán ăn, cửa hàng ở TP HCM đã cập nhật địa chỉ mới trên biển hiệu, khiến nhiều người bày tỏ cảm thấy vô cùng mới lạ.

TPHCM chính thức vận hành mô hình chính quyền hai cấp với 168 phường, xã, đặc khu mới được thành lập sau khi sáp nhập. Ngay sau thời điểm này, mạng xã hội rôm rả chia sẻ hình ảnh hàng loạt quán ăn, quán cà phê, nhà hàng... trên địa bàn các phường mới cập nhật địa chỉ kinh doanh mới, thu hút nhiều sự quan tâm.

Nhiều hàng quán đã nhanh chóng đổi "địa chỉ mới"

Từ tháng 7 này, người dân ở TP.HCM đang dần chứng kiến một sự thay đổi không nhỏ trong đời sống hàng ngày: nhiều hàng quán, từ những cửa tiệm lâu đời cho đến các địa điểm mới mở, đã bắt đầu cập nhật tên địa chỉ mới trên biển hiệu của mình sau khi sáp nhập, sắp xếp lại các đơn vị hành chính.

Dạo quanh các tuyến phố trung tâm hay những khu vực sầm uất, không khó để bắt gặp những tấm biển hiệu mới tinh tươm với các tên đường, tên phường, tên quận được viết lại theo quy định mới. Nhiều hàng quán đã nhanh chóng thay đổi với tên đường, tên phường mới, trong khi những địa điểm kinh doanh mới khai trương từ đầu tháng 7 cũng mặc định sử dụng tên địa chỉ sau sáp nhập.

Đi dọc các tuyến đường như Cách mạng Tháng Tám, Hoàng Sa, Nguyễn Trãi… nhiều quán ăn đã bắt đầu treo biển cập nhật địa chỉ mới hoặc dán thông báo cập nhật tên phường mới. Chị Trần Thị Kim Oanh - chủ quán bún bò trên đường Phan Xích Long chia sẻ: “Quán tôi thông báo đổi địa chỉ trên các nền tảng mạng xã hội và đang đặt làm biển hiệu mới. Việc cập nhật này giúp khách và người giao hàng dễ dàng mua hàng ở quán hơn khi sử dụng các ứng dụng”.

thumb.png
Những địa điểm kinh doanh mới khai trương từ đầu tháng 7 mặc định sử dụng tên địa chỉ sau sáp nhập.

Trên mạng xã hội, nhiều người đăng tải những hình ảnh về các biển hiệu được ghi theo "địa chỉ mới" với sự ngỡ ngàng: "Ôi phải bắt đầu làm quen với tên phường mới thôi, lớ ngớ đến tìm đến quán quen mà tìm không ra nha" - một tài khoản hài hước chia sẻ.

"Hội mù đường" than trời

Sự thay đổi này khiến không ít người dân, đặc biệt là những ai không rành địa lý hoặc ít quen thuộc với khu vực mới, gặp phải tình trạng "lạc lối". Nhiều người gọi vui bản thân là "hội mù đường" khi phải mất nhiều thời gian hơn để tìm đến những địa điểm quen thuộc.

"Trước đây chỉ cần nhớ tên phường cũ là biết đường rồi, giờ đổi tên mới hoàn toàn, phải học thuộc lòng lại từ đầu, chỉ đường cũng phải quanh co một lúc mới ra" một người dân ở chia sẻ kèm theo icon mặt cười trên mạng xã hội.

"Tôi sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, gần như thuộc hết tên đường ở các quận, giờ đổi một phát qua phường, hồi đó giờ chỉ để ý tên đường và quận, giờ người ta cho địa chỉ t ngu ngang luôn mấy bà ơi" - một tài khoản khác cũng bày tỏ

capture.jpg
rt.jpg

Mặc dù kêu than, tuy nhiên hầu hết đều tỏ ra thích thú với tên các phường mới, nhất là những cái tên mang tính biểu tượng như “phường Sài Gòn” hay “phường Chợ Lớn”. Việc các quán ăn, cửa hàng nhanh chóng cập nhật địa chỉ mới cũng được đánh giá là thiết thực, giúp việc tìm kiếm, mua hàng thuận tiện hơn.

Nhiều người dùng đổ xô vào VNeID xem địa chỉ mới

Người dân "rủ nhau" vào ứng dụng định danh điện tử VNeID để theo dõi quê quán mới cập nhật.

Từ ngày 1/7/2025, bản đồ hành chính Việt Nam sẽ chính thức có những thay đổi lớn với việc sáp nhập nhiều tỉnh thành, mở ra một kỷ nguyên phát triển mới. Ngay lập tức, một trong những điều được đông đảo người dân quan tâm và háo hức chờ đợi chính là việc cập nhật thông tin địa chỉ cư trú của mình. Và không nằm ngoài dự đoán, ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID đã trở thành điểm đến "nóng" nhất những ngày này, khi hàng triệu người dùng liên tục truy cập để xem địa chỉ mới của mình sau sáp nhập.

Theo đó, khi vào ứng dụng VNeID, phần thẻ Căn cước công dân của người dùng vẫn được giữ nguyên như cũ. Tuy nhiên, ở các mục như nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi ở hiện tại, đã được thay đổi theo địa chỉ mới, gồm xã/phường và tỉnh/thành.

Tên 29 tỉnh được lưu giữ bằng tên phường thế nào?

Nhiều phường của 23 tỉnh, thành mới mang tên các tỉnh cũ. Bên cạnh đó cũng có nhiều tên tỉnh cũ không được lưu giữ thành tên phường như: Quảng Nam, Đắk Nông...

Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, cả nước có 34 tỉnh, thành; giảm 29 tỉnh so với trước.

Ngay sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ban hành 34 Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Đặc biệt, 23 tỉnh, thành mới được hình thành sau sáp nhập có một số phường mang tên của phần lớn tên tỉnh cũ trước sáp nhập.

Tranh cãi về trào lưu ghép ảnh AI bị CSGT xử phạt

Gần đây, một trào lưu mới đã gây xôn xao dư luận và dấy lên nhiều tranh cãi: sử dụng AI để tạo ra những bức ảnh bị Cảnh sát giao thông (CSGT) xử phạt.

Trong những ngày gần đây, một trào lưu mới trên mạng xã hội đã gây xôn xao dư luận và dấy lên nhiều tranh cãi: sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra những bức ảnh, video giả mạo cảnh người dùng "bị Cảnh sát giao thông (CSGT) xử phạt" vì vi phạm luật giao thông. Dù được nhiều người hưởng ứng với mục đích giải trí, "đu trend" hay "thử công nghệ", trào lưu này đang tiềm ẩn những nguy cơ pháp lý và đạo đức thông tin nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến việc "sống ảo" nhưng lại nhận về "phạt thật".

Tham gia trào lưu để chứng minh độ "ngầu"?