Cả nhà hết sỏi thận nhờ hoa dâm bụt

(Kiến Thức) - Bài thuốc này không chỉ giúp cho chị, bạn bè, hàng xóm, những người thân quen và cho cả con gái cũng được chữa khỏi. Đó là bài thuốc chưng cách thủy hoa dâm bụt với đường phèn. 

10 năm 2 lần nhập viện mổ vì sỏi thận 
Chị Nguyễn Tùng Hương (47 tuổi, 70/3 Nguyễn Trung Trực, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) cho biết, hồi con gái chị đã liên tục bị những cơn đau buốt từ lưng xuyên xuống chân. Mãi đến lập gia đình và theo chồng lên TPHCM, đi khám ở Bệnh viện Bình Dân mới được biết mình bị sỏi thận. Qua các chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm, chụp X-quang, bác sĩ cho biết, sỏi trong thận đã tích tụ khá lâu và hiện đã to khoảng 10mm x 10mm, các bác sĩ khuyên chị nên mổ lấy viên sỏi ra để thận khỏi bị ứ nước dẫn đến suy thận. Thế là chị mổ năm 1992. Sau khi phẫu thuật bác sĩ cho biết, viên sỏi thận của chị thuộc loại sỏi san hô, rất cứng và có chân bám chắc. Hồi đó còn mổ hở nên vết sẹo dài và xấu ở sau lưng, hông chứ không phải như bây giờ mổ nội soi.
10 năm sau (2002), sau khi sinh đứa con thứ hai, chị Hương lại bắt đầu có những cơn đau buốt lưng y như trước. Chị đi khám và siêu âm ở khoa Niệu C, Bệnh viện Bình Dân. Sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng thì cả chị và bác sĩ đều lo lắng vì trong thận phải (quả thận đã mổ) có tới 17 viên sỏi. Mặc dù việc mổ sẽ rất phức tạp nhưng với số lượng sỏi và tình trạng ứ nước của bệnh nhân, các bác sĩ quyết định mổ và đưa chị vào danh sách lên lịch phẫu thuật. 
Chị Nguyễn Tùng Hương đang chọn hoa dâm bụt để chưng cách thủy.
Chị Nguyễn Tùng Hương đang chọn hoa dâm bụt để chưng cách thủy. 
Nhờ bài thuốc dân gian 
Chị Tùng Hương vẫn còn ấn tượng từ lần trước về cái vết sẹo dài ấy nên thật sự cảm thấy sợ hãi khi nghĩ chuyện phải phẫu thuật lần thứ hai. Chị đang lo âu và sợ hãi về mấy cái viên sỏi thận tái lại của mình thì tình cờ mẹ nuôi của chị đi tu ở trên núi xa về và khuyên chị dùng thử bài thuốc của sư trụ trì nơi mẹ nuôi chị đang tu học. Bài thuốc đơn giản là dùng 9 bông hoa dâm bụt chưng cách thủy, ăn hết cả nước lẫn cái liên tục. Chuẩn bị đến ngày mổ thì chị có kinh nguyệt nên bác sĩ cho chị dời ngày mổ qua tháng sau.
Ở nhà, chị tiếp tục món ăn hoa dâm bụt chưng đường phèn và đến gần ngày mổ, bỗng dưng chị bị bí tiểu phải vào bệnh viện cấp cứu. Qua siêu âm, bác sĩ ngạc nhiên vì sỏi thận của chị nhiều đếm không hết, không phải 17 viên như tháng trước mà bây giờ cả vốc, chỉ có điều là kích thước các viên sỏi này nhỏ hơn lần trước và có viên đang bị mắc kẹt ở niệu đạo khiến chị bị bí tiểu.
Sau khi khám lâm sàng và kết quả cận lâm sàng và nghe chị Tùng Hương nói về bài thuốc chị đang dùng thì bác sĩ đoán đây là hiệu quả của bài thuốc hoa dâm bụt đã khiến các viên sỏi vỡ nhỏ. Bác sĩ cho chị Hương toa thuốc lợi tiểu và chống viêm. Sau 1 ngày dùng thuốc, khi đi tiểu chị nghe đau buốt và bỗng hàng loạt viên sỏi rơi ra nghe lạo xạo, màu trắng đục. Hiện tượng này kéo dài thêm một ngày. Ba ngày sau tái khám, bác sĩ khoa Niệu C, Bệnh viện Bình Dân đã chúc mừng chị vì quả thận đã không còn viên sỏi nào nữa. 
Chị Tùng Hương cho biết thêm, hoa dâm bụt đem về rửa sạch lặt bỏ cuống hoa, bỏ 9 cái hoa vào bát ăn cơm đổ nước gần đầy bát và bỏ vào 1 cục đường phèn nhỏ bằng đốt tay và đem chưng cách thủy, nước sôi được 1 phút, bắc ra để nguội ăn và uống hết, mỗi ngày một lần. Trước khi dùng bài thuốc này thì người bệnh nên đi siêu âm xem sỏi thận như thế nào, sau 1 tháng uống bài thuốc này thì đi siêu âm lại để xem kết quả và nhớ là mỗi ngày phải uống đủ 2,5 lít nước thì mới mong ra sỏi.
Lương y Đinh Hương Trà, Hội Đông Y TPHCM cho biết, hoa dâm bụt có vị ngọt, tính bình, không độc, tính thông hoạt, giải khát... chữa khó ngủ, hồi hộp, nước tiểu đỏ, chữa di mộng tinh... Nhưng để chữa sỏi thận thì chưa nghe thấy. Nhưng nếu có nhiều người dùng thấy tốt, chữa được bệnh thì nên tham khảo. 

Những phương pháp chữa sỏi thận ít biến chứng

- Sỏi thận chiếm khoảng 30 - 50% trong các bệnh về tiết niệu. Nguyên nhân chủ yếu là do biến chứng của các bệnh toàn thân như gút, tiểu đường và thói quen sinh hoạt, uống ít nước, ăn nhiều đạm, béo... Khi mắc sỏi nên lựa chọn phương pháp chữa nào để an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân?

Ca phẫu thuật điều trị sỏi thận tại Bệnh viện 103.
Ca phẫu thuật điều trị sỏi thận tại Bệnh viện 103.

Theo hình thể (hình dáng) thì sỏi thận được chia làm 5 loại là sỏi san hô, bán san hô, sỏi giãn đài bể thận, sỏi thận nhiều viên, sỏi đài thận. Còn phân theo bệnh lý thì người ta gọi sỏi biến chứng và sỏi chưa biến chứng. Sỏi biến chứng là những người có thận giãn, mất chức năng, sỏi 2 bên gây suy thận.

Trước khi kết luận bệnh nhân mắc sỏi thận hay không và loại gì thì cần làm một số xét nghiệm gồm: Siêu âm thận, chụp phim (phim chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị, phim chụp thận thuốc tĩnh mạch (tiêm thuốc vào đường tĩnh mạch rồi chụp), chụp cắt lớp vi tính có bơm thuốc cản quang, chụp CT, xét nghiệm máu, nước tiểu...

Trong điều trị sỏi thận thường có 3 phương pháp được dùng: Điều trị nội khoa, điều trị bằng phương pháp ít sang chấn, phẫu thuật. Bệnh nhân được điều trị nội khoa khi sỏi thận chưa gây biến chứng suy thận, sỏi nhỏ nằm ở đài thận. Thường dùng thuốc Nam và một số loại thuốc Tây.

Tránh sỏi thận bằng những lời khuyên đơn giản

Dưới đây là một vài mẹo đơn giản để giữ cho thận của bạn hoạt động tốt nhất và phòng ngừa nguy cơ sỏi thận: