Ca mổ 12 giờ tách rời cặp song sinh dính liền thành công đi vào lịch sử

(Kiến Thức) - Lúc 18h40 ngày 15/7, cặp song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi đã được đưa ra khỏi phòng mổ sau khi các bác sĩ hoàn tất khâu tạo hình cuối cùng, khâu vết mổ, bó bột cho hai bé.

Thông tin mới nhất về ca mổ tách rời cặp song sinh dính liền, lúc 18h40 ngày 15/7, cặp song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi đã được đưa ra khỏi phòng mổ sau khi các bác sĩ hoàn tất khâu tạo hình cuối cùng, khâu vết mổ, bó bột cho hai bé.
Hai bé Song Nhi đã được chuyển khoa Hồi Sức Ngoại an toàn, tiếp tục được theo dõi sát tình trạng sức khỏe sau mổ, một hành trình cũng đầy khó khăn không kém.
Ca mo 12 gio tach roi cap song sinh dinh lien thanh cong di vao lich su
 

Ca mo 12 gio tach roi cap song sinh dinh lien thanh cong di vao lich su-Hinh-2
Hai bé Song Nhi đã được chuyển khoa Hồi Sức Ngoại an toàn, tiếp tục được theo dõi sát tình trạng sức khỏe sau mổ. 

Ca mo 12 gio tach roi cap song sinh dinh lien thanh cong di vao lich su-Hinh-3
TS.BS Trương Quang Định gặp mặt tiếp xúc, trình bày và giải thích diễn tiến, kết quả sơ bộ cuộc mổ cho cha mẹ Song Nhi. Ảnh: BVCC. 
Lúc 19h00 cùng ngày, Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc, Quyền Bộ Trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thanh Long đã điện thăm hỏi và chúc mừng sự thành công Giám Đốc Trương Quang Định và toàn bộ ekip, gửi những lời chúc tốt đẹp và gửi quà thăm hỏi tình hình sức khỏe hai cháu.
Ca mo 12 gio tach roi cap song sinh dinh lien thanh cong di vao lich su-Hinh-4
Bé Trúc Nhi được đưa ra khỏi phòng mổ. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Trưa 15/7, các bác sĩ bệnh viện Nhi đồng Thành phố tiến hành tách xương, chuẩn bị tách rời 2 bé, chuyển qua 2 phòng mổ khác. Ca mổ đang diễn ra đúng kế hoạch trước phẫu thuật. Thông tin từ bệnh viện cho biết, 10h41 nhóm phẫu thuật viên ngoại niệu tách bàng quang, tử cung, âm đạo, niệu quản tiếp tục ca mổ.

Mời độc giả xem video "Cặp song sinh Trúc Nhi-Diệu Nhi được tách rời hoàn toàn". Nguồn: VTV.

Quá trình thực hiện không gặp khó khăn trong việc tách dính và phân chia các cơ quan. Các mốc giải phẫu được xác định giống như các hình ảnh đã được chẩn đoán trước mổ.
12h40 phút, nhóm phẫu thuật viên chỉnh hình tách xương chậu của 2 bé. Màng xương dính nhau rất cứng khó khăn trong việc cắt rời.
Tuy nhiên, mọi việc diễn tiến tốt, chảy máu ít, truyền 1 đơn vị máu cho mỗi bé. Đến 14h07 phút, 2 bé chính thức được tách rời thành công. Đó là niềm hạnh phúc lớn với các y, bác sĩ tham gia ca mổ nói riêng và ngành y nói chung.
Sau đó, 2 bé tiếp tục phẫu thuật để phục hồi hệ tiết niệu, phục hồi hệ tiêu hoá, phục hồi tầng sinh môn, khung chậu. Sinh hiệu 2 bé hoàn toàn ổn định đến thời điểm này.
Như vậy, cuộc đại phẫu thuật vô cùng phức tạp cho cặp song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi đã kết thúc tốt đẹp trong sự vỡ òa của mọi người.

Bên trong phòng mổ tách cặp song sinh dính liền hiếm gặp của VN

(Kiến Thức) - Ê-kíp 100 y bác sĩ và chuyên gia của các bệnh viện  và trung tâm lớn trên cả nước đang tiến hành ca phẫu thuật tách dính 2 bé gái song sinh với tỷ lệ cực hiếm tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Ben trong phong mo tach cap song sinh dinh lien hiem gap cua VN

Sáng 15/7, ca phẫu thuật tách dính 2 bé gái song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi dính vùng bụng chậu cực kỳ hiếm gặp bắt đầu được tiến hành tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Ảnh: BVCC.

Ben trong phong mo tach cap song sinh dinh lien hiem gap cua VN-Hinh-2
Tham gia tiến hành ca phẫu thuật tách dính là ê-kíp 100 nhân viên bao gồm hơn 60 y bác sĩ điều dưỡng và nhân viên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cùng gần 30 chuyên gia từ các bệnh viện và trung tâm lớn trên cả nước như Bệnh viện Nhi đồng 1, 2; Bệnh viện Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Xuyên Á và Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: VTV Digital.
Ben trong phong mo tach cap song sinh dinh lien hiem gap cua VN-Hinh-3
Bố mẹ của Trúc Nhi - Diệu Nhi quyến luyến đi theo hai con cho tới cửa phòng phẫu thuật. Ảnh: VTV Digital.
Ben trong phong mo tach cap song sinh dinh lien hiem gap cua VN-Hinh-4
Các bác sĩ đẩy giường của 2 bé vào phòng phẫu thuật. Ảnh: VTV Digital.
Ben trong phong mo tach cap song sinh dinh lien hiem gap cua VN-Hinh-5
Bố mẹ hai bé song sinh xúc động khi hai con được đẩy vào phẫu thuật. Ảnh: PLO.
Ben trong phong mo tach cap song sinh dinh lien hiem gap cua VN-Hinh-6
Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp song sinh dính nhau vùng bụng chậu với 4 chân tách rời theo kiểu ischiopagus tetrapus (quadripus) cực kì hiếm gặp. Ảnh: PLO.
Ben trong phong mo tach cap song sinh dinh lien hiem gap cua VN-Hinh-7
Theo ước tính trên thế giới, tỷ lệ song sinh dính nhau là 1:200.000 trẻ sinh sống. Trong số đó, chỉ có 6% là dính nhau kiểu ischiopagus tetrapus. Ảnh: PLO.
Ben trong phong mo tach cap song sinh dinh lien hiem gap cua VN-Hinh-8
Ca phẫu thuật dự kiến kéo dài 12 giờ, kết thúc lúc 18h cùng ngày. Hai bé gái này đã được chăm sóc, điều trị liên tục từ tháng 7/2019. Ảnh: PLO.
Ben trong phong mo tach cap song sinh dinh lien hiem gap cua VN-Hinh-9
Mục tiêu của ê-kip thực hiện là mang lại cuộc sống bình thường cho cả hai bé. Ảnh: PLO.
Ben trong phong mo tach cap song sinh dinh lien hiem gap cua VN-Hinh-10
Sinh ra với một hình hài đặc biệt, nương tựa nhau bằng những cơ quan, nội tạng duy nhất cho cả hai cá thể, Trúc Nhi và Diệu Nhi đã gắn bó với BV Nhi đồng Thành Phố từ lúc còn trong bụng mẹ.
Ben trong phong mo tach cap song sinh dinh lien hiem gap cua VN-Hinh-11
Bố mẹ của cặp song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi chơi cùng các con trước ca phẫu thuật. 

Mời độc giả xem Video "Cha mẹ cặp song sinh dính liền xúc động trước khi hai con vào phòng mổ". Nguồn: Zing

Nghẹt thở theo dõi ca phẫu thuật tách rời cặp song sinh dính liền phần gan

(Kiến Thức) - Theo thông tin mới cập nhật từ Bệnh viện Nhi Đồng 1, ca mổ tách rời hai bé gái song sinh dính liền phần gan vừa hoàn tất. Sức khỏe 2 bé đều ổn và đang được chăm sóc hậu phẫu. 

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng để tránh biến chứng nặng

(Kiến Thức) - Khi có các dấu hiệu của bệnh chân tay miệng, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và tư vấn cụ thể cách chăm sóc trẻ nhằm tránh biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh tay chân miệng trẻ em thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và lây lan nhanh. Bệnh thường tự khỏi và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu chăm sóc trẻ bị tay chân miệng không đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé.
Cach cham soc tre bi benh chan tay mieng de tranh bien chung nang
Nếu chăm sóc trẻ bị tay chân miệng không đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé. 

TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: Bệnh tay chân miệng cần được phát hiện và điều trị sớm, tránh các biến chứng có thể xảy ra. Tuy bệnh này có diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết sớm trẻ mắc bệnh qua các dấu hiệu điển hình để kịp thời điều trị.

Theo đó các biểu hiện dễ nhận biết của bệnh tay chân miệng gồm:

- Sốt: Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Đặc biệt, biểu hiện sốt cao khó có thể hạ sốt là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

– Tổn thương ở da: Trẻ có biểu hiện rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như: Họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng nhằm tránh những diễn biến nặng, nguy hiểm.

Cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng

Mời độc giả theo dõi video "Nhiều hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư". Nguồn: VTC14.

BS. Nguyễn Văn Lâm cũng khuyến cáo, trong trường hợp gia đình có trẻ mắc tay chân miệng, cần đảm bảo:

- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt... của trẻ.

- Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước mát. Không cho trẻ ngậm vú nhựa, ăn thức ăn thô cứng, đặc biệt là các loại thức ăn, đồ uống có vị chua, cay.

- Chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt và giảm đau paracetamol. Các loại thuốc còn lại nếu dùng phải do bác sĩ kê đơn. Bổ sung đủ nước cho bé nếu bé sốt cao bị mất nước.

- Vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng bằng dung dịch sát khuẩn.

- Ở các vết thương hở ngoài da do phỏng nước để lại nên dùng các loại dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.

- Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ chưa nhiễm bệnh, người lớn khi chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng cũng nên đeo khẩu trang và rửa tay sạch bằng xà phòng để sát khuẩn, tránh lây lan sang những trẻ khác.

- Quần áo, tã lót hay vật dụng của trẻ bị bệnh cần được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2%. Hoặc có thể luộc qua nước sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.

- Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng cho bé hàng ngày bằng nước sạch để tránh bị nhiễm khuẩn.

- Theo dõi sát sao tình trạng bệnh của bé để khi có dấu hiệu bất thường có thể ứng biến kịp thời.

- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đưa trẻ đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh để tránh lây lan bệnh ra cộng đồng.

Phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ

Cach cham soc tre bi benh chan tay mieng de tranh bien chung nang-Hinh-2
Thường xuyên rửa tay chân cho trẻ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để phòng bệnh chân tay miệng.