Ca hiếm gặp: Dị ứng thức ăn nặng sau khi chơi đá bóng

Một bé trai 14 tuổi bị phản vệ sau khi ăn tôm, cua hoặc bò và chơi đá bóng trong khoảng 2 - 3 giờ.

Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 1 và Đại học Y Dược TP HCM vừa báo cáo một ca bệnh hiếm gặp. Bệnh nhi  nam 14  tuổi đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1, vì từng có biểu hiện dị ứng thức ăn nặng sau đá bóng: mề đay, ngất và khó thở, trước đó trẻ ăn 1 trong 3 loại thức ăn tôm, cua hoặc bò.

Ca hiem gap: Di ung thuc an nang sau khi choi da bong
 Sau  khi  ăn  tôm  1 - 2  giờ, trẻ  chơi  đá  bóng. 20  phút  sau  chơi, trẻ bắt  đầu  đổ  mồ  hôi,  cảm  giác  nóng  bừng  sau  gáy,  xuất  hiện  mẩn đỏ và mề đay sau cổ. Ảnh minh họa
Tháng 7/2019, sau khi ăn  tôm 1 - 2  giờ, trẻ chơi đá bóng. 20  phút sau chơi, trẻ bắt đầu đổ mồ hôi, cảm giác nóng bừng sau gáy, xuất hiện mẩn đỏ và mề đay sau cổ, rải rác lan dần tay chân, ngứa.

Trẻ ngừng chơi về nhà khoảng 5 phút nằm nghỉ 20  phút. Mề đay xuất hiện toàn thân, khó thở và trẻ bất tỉnh tại nhà.

Trẻ được đưa vào cấp cứu. Sau đó trẻ ổn và được xuất viện sau 2 giờ. 

Từ tháng 9 - tháng 11/2019, trẻ có các đợt tương tự. Triệu chứng ngày càng nặng dần khi trẻ chơi đá bóng sau ăn tôm, cua. Đợt gần nhất tháng 6 /2020  sau khi trẻ ăn bò bít-tết và chơi đá bóng 2 giờ.

Thời gian xảy ra triệu chứng từ lúc ăn khoảng 2-3 giờ, lặp lại nhiều lần, trẻ phải nhập cấp cứu và được chẩn đoán phản vệ nghi do dị ứng thức ăn tại cơ sở y tế địa phương.

Theo các bác sĩ nhi khoa, phản vệ do gắng sức phụ thuộc thức ăn (Food-dependent exercise-induced anaphylaxis - FDEIA) là một phân nhóm của phản vệ do gắng sức (EIA) và xuất hiện khi có vận động sau khi ăn một loại thức ăn đặc hiệu hoặc không đặc hiệu nào đó trong một khoảng thời gian. 

FDEIA rất hiếm gặp, với tần suất mắc bệnh ước tính < 0,0001% - 0,017%, tuổi thường gặp từ thanh thiếu niên đến 35 tuổi.

Phản ứng sẽ không xảy ra nếu thức ăn và vận động độc lập nhau. Triệu chứng gồm nóng, đỏ, mề đay toàn thân, phù mạch, ngứa, khò khè, khó thở và có thể ngất, sốc dạng phản ứng nặng.

FDEIA khó chẩn đoán và cần phải có đủ 2 yếu tố dị nguyên thức ăn gây ra phản ứng và vận động.

Vì vậy, các bác sĩ đã hướng dẫn và thiết lập một kế hoạch điều trị cho bệnh nhân. Bệnh nhân không vận động trước hoặc sau ăn tôm, cua hoặc bò từ 2 - 4 giờ.

Bệnh nhân và người nhà được hướng dẫn để nhận biết các dấu hiệu bất thường để sớm ngừng vận động cũng như nhận biết các dấu hiệu nặng như mề đay, phù mặt và khó thở để đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Đặc biệt, bệnh nhân khi chơi  thể  thao cần có người thân hoặc bạn biết  bệnh ở cạnh bên. 

>>> Mời độc giả xem thêm video Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan Covid-19:

(Nguồn: THĐT)

Thanh niên 26 tuổi nhập viện cấp cứu vì ăn món hải sản này

Một nam thanh niên đột nhiên bị sốc phản vệ và tình trạng vô cùng nguy kịch sau khi ăn món hải sản sán sùng.

Cách đây không lâu, một bệnh nhân nam tên là Hùng (Hà Nội) đã nhập viện trong tình trạng khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi, kèm theo ngứa, nổi mẩn đỏ toàn thân sau khi ăn sá sùng khoảng 30 phút.

Tại Phòng Cấp cứu Bệnh viện Medlatec Hà Nội các bác sĩ đã tiến hành thăm khám ban đầu, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị phản vệ nặng ở mức độ 2 do dị ứng thức ăn. Toàn thân bệnh nhân có da và niêm mạc đỏ hồng, xuất hiện sần và phù rải rác toàn thân, mạch nhanh nhưng thân nhiệt bình thường và còn tỉnh táo.

Những thực phẩm cần tránh khi bị dị ứng theo mùa

Khi bị dị ứng có rất nhiều yếu tố gây ra từ di truyền, lối sống, thậm chí là chế độ ăn uống hay những thực phẩm không phù hợp.

Histamine mặc dù là một chất dẫn truyền thần kinh thiết yếu trong cơ thể con người nhưng nó lại là 'thủ phạm' gây ra phản ứng dị ứng, đặc biệt là khi nó có lượng lớn trong các loại hạt, phô mai, động vật có vỏ, cà chua. Một khi ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa histamine này sẽ khiến cho hệ hô hấp trở nên tồi tệ hơn.
Cà chua, nấm và rau tươi khác
Các loại rau luôn là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng đây cũng là thứ chứa một nguồn histamine tương đối cao. Do đó những người có nguy cơ bị kích ứng hay nhạy cảm với chất này nên tránh một số loại rau như: rau bina, cà tím, bí ngô, bơ, cần tây... là tốt nhất.
Nhung thuc pham can tranh khi bi di ung theo mua
 Cà chua, nấm và rau tươi khác chứa rất nhiều chất histamine
Hạnh nhân, Đậu phộng và các loại hạt khác

Thông thường những người bị dị ứng với phấn hoa cũng có nguy cơ bị dị ứng với các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó, đậu phộng và quả hồ trăn. Nếu trường hợp thấy không an toàn hãy cảnh giác mỗi khi dùng những loại hạt này. Đặc biệt là bột mì và sữa dù là sản phẩm tự chế biến thì cũng nên tránh vì chúng nó thể phá hủy cơ thể nếu tiếp xúc. 

Rượu
Theo một số nghiên cứu cho thấy, thức uống phổ biến nhất có thể gây dị ứng chính là rượu vang đỏ và trắng. Rất ít người biết rằng bản thân rượu vang được làm từ nho lên men chứa nhiều sulfites nếu sử dụng nhiều có thể khiến người dùng bị lên cơn hen nghiêm trọng. 

Ngoài ra rượu được lên men từ một phần thức ăn cũ sẽ càng nhiều hàm lượng histamine. Điều này có thể càng khiến cho cơn dị ứng theo mùa càng trở nên trầm trọng hơn.

Động vật có vỏ
Động vật có vỏ cũng là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng  
Dị ứng với động vật có vỏ là hiện tượng thường thấy và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, ngay cả đối với những người không có bất cứ phản ứng nào trước đó khi ăn món thực phẩm này. 

Một khi đã bị phản ứng với động vật có vỏ thì cũng sẽ bị phản ứng với những loại khác. Do đó, khi sử dụng những thực phẩm này phải luôn thận trọng và coi chừng bởi vì phản ứng của động vật có vỏ có thể đặc biệt nguy hiểm.

Chuối
Đối với những người dễ bị dị ứng với các loại thực phẩm thì khi ăn chuối, nhất là chuối chưa chín rất có thể sẽ gặp rắc rối. Những người bị dị ứng với phấn hoa cũng sẽ có nguy cơ bị phản ứng sau khi ăn chuối như bị sưng môi vì thế tốt nhất nên tránh xa. Tuy nhiên nếu ăn một chiếc bánh kem chuối có thể sẽ không bị ảnh hưởng đến những người bị dị ứng.

Phô mai xanh
Trong phô mai xanh chứa một hàm lượng cao chất histamine do đây là một loại thực phẩm lên men. Vì thế nếu người dễ bị dị ứng tiêu thụ phô mai xanh sẽ có nguy cơ bị tức ngực, hắt hơi, nguy hiểm hơn là sốc phản vệ. Do đó, nếu ai đó bị nhạy cảm, trước khi dùng hãy cố gắng kiểm tra hàm lượng thực phẩm này để tránh. 

Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một thức uống tạo cảm giác nhẹ nhàng, nhất là vào mùa cúm tuy nhiên loại nước uống này cũng có thể gây phiền toái cho những người dễ bị dị ứng theo mùa. Nguy hiểm hơn nó có thể gây dị ứng cho trẻ em và trẻ sơ sinh nếu thường xuyên sử dụng, thậm chí có thể dễ mắc bệnh.