Ca bệnh COVID-19 thứ 243, 247, 251 cho thấy “sự lây lan trong cộng đồng“?

(Kiến Thức) - Thời gian qua, Việt Nam ghi nhận một số ca bệnh COVID-19 số 243, 247, 251 chưa xác định được nguồn lây nhiễm, điều này cho thấy có thể đã có sự lây lan trong cộng đồng.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, qua một số ca bệnh COVID-19 số 243, 247, 251 chưa xác định được nguồn lây nhiễm cho thấy có sự lây lan trong cộng đồng. Vừa qua, một số ý kiến “quy ngay” nguồn lây nhiễm một số ca bệnh mới phát hiện liên quan đến các ổ dịch cũ. Chẳng hạn như bệnh nhân số 243 được cho là lây từ ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai. Đó là hướng suy đoán dễ nhất, nhưng phải đặt trường hợp bệnh nhân không lây nhiễm từ đó mà từ cộng đồng.
Và qua thực tế, PGS.TS Trần Đắc Phu khẳng định có khả năng trường hợp bệnh nhân số 243 không lây nhiễm từ Bệnh viện Bạch Mai vì xét nghiệm kháng thể cho thấy người này mới lây nhiễm. Điều tra dịch tễ cũng cho thấy bệnh nhân số 243 di chuyển nhiều nơi, nên phải đặt vấn đề có thể nguồn lây là từ cộng đồng.
Ca benh COVID-19 thu 243, 247, 251 cho thay “su lay lan trong cong dong“?
Người dân có tiếp xúc gần với bệnh nhân 243 mắc Covid-19 lên xe về nơi cách ly. Ảnh: Người lao động. 
Giống như bệnh nhân 243, ca bệnh 251 có nhiều yếu tố dịch tễ phức tạp, là bệnh nhân nặng, chưa rõ nguồn lây, có thời gian nằm viện dài ngày. Bệnh nhân 251 là nam, quốc tịch Việt Nam, 64 tuổi, trú tại Bình Nghĩa, Bình Lục, Hà Nam.
Dự báo tới đây sẽ xuất hiện thêm các ca lây nhiễm cộng đồng, Ban chỉ đạo yêu cầu, tất cả các ca nhiễm này đều phải coi là ổ dịch tiềm năng. Cùng với việc xác định nguồn lây, quan trọng hơn là phải thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng, dập dịch.
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn khẳng định lực lượng công an sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành y tế thực hiện “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Đồng thời, 1-2 ngày qua đã xuất hiện tình trạng người dân ra khỏi nhà nhiều hơn dù đang trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng về cách ly xã hội, phải kiên quyết chấn chỉnh, tránh tâm lý chủ quan, lơi lỏng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị mở rộng đối tượng rà soát tại cộng đồng. Trước hết là người nước ngoài vào Việt Nam đang lưu trú tại nhà nghỉ, khách sạn chứ không chỉ ở các khu dân cư; cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam; những người Việt Nam làm việc trực tiếp với người nước ngoài từ các ổ dịch; những người nước ngoài vào Việt Nam du lịch tự do…

Mời quý vị theo dõi video: "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.

Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai nhanh phần mềm khám chữa bệnh online để hỗ trợ, giảm số lượng người đến khám tại cơ sở y tế. Vấn đề quan trọng hiện nay là phải nhanh chóng khoanh vùng, xử lý dịch, cách ly tất cả những người tiếp xúc gần với người mắc và với những khu vực nào có ca mắc đều được coi là ổ dịch.
Ca benh COVID-19 thu 243, 247, 251 cho thay “su lay lan trong cong dong“?-Hinh-2

Được chỉ định can thiệp ECMO, bác gái bệnh nhân 17 nặng thế nào?

(Kiến Thức) - Chiều 19/3, Bộ Y tế đã thống nhất chỉ định can thiệp ECMO với bệnh nhân Covid-19 thứ 19, là bác gái bệnh nhân 17, do tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh.

Tối 19/3, Bộ Y tế tiếp tục thông tin về tình trạng sức khỏe 2 bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Đó là bệnh nhân L.T.H. (64 tuổi, ca số 19) và du khách người Anh (ca số 26, 69 tuổi).
Bộ Y tế cho hay cả hai bệnh nhân này đã được đặt thở máy (từ ngày 15/3), lọc máu. Hai bệnh nhân vẫn đang được theo dõi sát, các y bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nỗ lực cùng các chuyên gia hàng đầu về hồi sức tích cực, hô hấp, truyền nhiễm… được Bộ Y tế tăng cường điều động từ Bệnh viện Bạch Mai liên tục hội chẩn trực tuyến hàng ngày để hỗ trợ điều trị cho hai bệnh nhân này.

Bệnh nhân COVID-19 nặng nhất ở Việt Nam đã xét nghiệm âm tính 3 lần

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, vừa cho biết 3 bệnh nhân nặng đang điều trị tại đây, tình trạng sức khỏe tiến triển tốt.

Bệnh nhân nữ 64 tuổi (bác của BN17) có kết quả xét nghiệm âm tính 3 lần vào các ngày 26, 27 và 29/3. Đây là bệnh nhân nặng nhất, có bệnh nền là tiền sử rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, hiện nữ bệnh nhân không sốt, đang cai dần ECMO (tim phổi nhân tạo), chuyển sang thở máy.