Bướm khổng lồ đậu trên cửa kính dọa người khiếp vía

(Kiến Thức) - Xuất hiện một cách bất thường trên cửa kính và ở lỳ trên đó suốt 6 tiếng đồng hồ, con bướm khổng lồ ít người có cơ hội được nhìn thấy trực tiếp, có tên Đại Yến Nga khiến người dân sợ hãi. 

Mùa hè là mùa mà rất nhiều loài côn trùng lựa chọn để kết đôi và sinh sản. Những con bướm đêm hay còn gọi là ngài là một trong những loài côn trùng phổ biến trong mùa hè, con người thường xuyên bắt gặp chúng ở khắp nơi.
Tuy nhiên, trước sự xuất hiện của một con bướm khổng lồ hiếm gặp, chắc chắn không ít người sẽ phải ngạc nhiên, hoảng sợ.
 
Gần đây, một cư dân mạng Hồng Kông đăng tải những bức ảnh về trải nghiệm gặp gỡ với một con bướm đêm khổng lồ.

Mời quý vị xem video: Những động vật sơ sinh đáng yêu

Người này viết: "Tôi chưa từng thấy một con bướm nào có kích thước khổng lồ thế này. Tôi đã nghĩ nó như dấu hiệu xuất hiện của Người Dơi".
 
Từ khi được phát hiện, con bướm đêm khổng lồ đã ở bên ngoài cửa kính ngôi nhà suốt 6 tiếng đồng hồ trước khi bay đi.
 
Một nhà côn trùng học ở Hồng Kông đã lên tiếng giải thích, đây là một con bướm đêm có tên là Đại Yến Nga, tên khoa học là Lyssa zampa, một loài bướm đêm thuộc họ Uraniidae. Vào mùa hè, loài bướm đêm khổng lồ này thường xuất hiện ở Hồng Kông và ở các khu vực châu Á khác.
Bướm Đại Yến Nga cá sẽ có kích thước lớn hơn, sải cánh dài từ 10 - 16cm. Chúng bị thu hút bởi ánh sáng mạnh. May mắn thay, loài này không có phấn độc, cũng chưa có ghi nhận về việc bướm Đại Yến Nga làm tổn thương con người. Trường hợp gặp phải loại bướm này trong nhà, chỉ cần dùng hộp giày bắt lại, đưa ra ngoài phóng sinh là được.
 
Dù loài bướm này không độc, nhưng đột nhiên xuất hiện trong nhà, chắc chắn vẫn sẽ sợ hãi. Kích thước khổng lồ khiến chúng trông chẳng khác nào những con dơi.

Kinh ngạc phát hiện mới về phân tử oxy trên sao chổi 67P

(Kiến Thức) - Mới đây, các nhà khoa học phát hiện điều bất ngờ, phân tử oxy xung quanh sao chổi 67P không được tạo ra từ trên bề mặt của nó, mà có thể đến từ trung tâm cơ thể sao chổi.

Phi thuyền Rosetta của Cơ quan Vũ trụ châu Âu khám sát sao chổi 67P / Churyumov-Gerasimenko từ tháng 8/2014 đến tháng 9/2016, thả một đầu dò và và tiến hành khám sát bề mặt của nó,

Thích thú bơi cùng hàng triệu con sứa không nọc độc

Hồ Sứa (Jellyfish Lake) là một hồ nhỏ có chiều dài 460m, chiều rộng 160m, sâu 50m nằm trên đảo Eil Malik, thuộc Cộng hòa Palau trên Thái Bình Dương.

Thich thu boi cung hang trieu con sua khong noc doc
Hồ Sứa được hình thành từ hơn 12 triệu năm trước, là kết quả của sự va chạm hai mảng kiến tạo.