Bơm vốn thêm 600 tỷ, Đầu tư Thương mại Bình Tân lại thua lỗ nặng

(Vietnamdaily) - Đầu tư Thương mại Bình Tân đã rót thêm 600 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ lên 1.400 tỷ đồng. Tuy nhiên do kinh doanh thua lỗ nên vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 1.279 tỷ đồng.

CTCP Đầu tư Thương mại Bình Tân công bố tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 khá bi quan khi lỗ tới hơn 31 tỷ đồng, trong khi kỳ trước có lãi 1,3 triệu đồng.
Trước đó, năm 2021, Công ty vẫn có lãi gần 302 triệu đồng, tuy nhiên năm 2023 lỗ nặng gần 90 tỷ đồng. 
Với mức lỗ này, Đầu tư Thương mại Bình Tân gánh lỗ lũy kế gần 121 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 6/2024.
Trong kỳ này, Đầu tư Thương mại Bình Tân đã rót thêm 600 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ lên 1.400 tỷ đồng. Tuy nhiên do kinh doanh thua lỗ nên vốn chủ sở hữu giảm xuống còn 1.279 tỷ đồng.
Tổng nợ phải trả của công ty cũng giảm 157 tỷ đồng xuống còn 2.939 tỷ đồng. Trong đó vay nợ ngân hàng chiếm 985,5 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu 1.300 tỷ đồng, còn lại 653 tỷ đồng là nợ phải trả khác. Tương ứng hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu 2,3 lần. Hệ số thanh toán ngắn hạn ở mức 7 lần. 
Đây là số trái phiếu công ty phát hành hồi tháng 11/2021. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Đầu tư Thương mại Bình Tân đã thanh toán hơn 80 tỷ đồng tiền lãi trái phiếu. 
Bom von them 600 ty, Dau tu Thuong mai Binh Tan lai thua lo nang
 
CTCP Đầu tư Thương mại Bình Tân được thành lập tháng 8/2019, có vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng gồm 3 cổ đông sáng lập, trong đó ông Đàm Thận Mạnh góp 120 tỷ đồng (40%); Đặng Kim Long góp 90 tỷ đồng (30%); Lê Văn Lợi góp 90 tỷ đồng (30%). Ông Đàm Thận Mạnh là Tổng giám đốc/Người đại diện pháp luật. Tuy nhiên hiện người đại diện theo pháp luật là Tổng giám đốc Nguyễn Thị Lê Dinh.
Đáng chú ý, ngoài là người đại diện pháp luật của Bình Tân, ông Đàm Thận Mạnh còn được biết đến là Chủ tịch HĐQT và người đại diện pháp luật của CTCP Kita Holding (do Kita Group nắm 15% vốn điều lệ).
Tháng 11/2021, Công ty Bình Tân tham gia góp vốn vào Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Tân Thành (46,364% tương đương 1.530 tỷ đồng). 
Ngoài tham gia góp vốn vào Công ty Tân Thành, sau khi Bình Tân huy động được 1.300 tỷ đồng từ việc phát hành trái phiếu, công ty này đã ký hợp đồng đặt cọc để nhận chuyển nhượng dự án công trình trung tâm thương mại trên lô đất TM01 thuộc Dự án Khu đô thị Nam Thăng Long. 

KITA Group "chào thị trường" Hà Nội bằng dự án The Melody tại Ciputra

Vừa qua, thông tin KITA group giới thiệu dự án The Melody tại một trong những vị trí đắc địa nhất nhì Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) đã được các đơn vị môi giới bất động sản liên tục lan truyền rộng rãi.

Theo đó, vào ngày 12/7 vừa qua, KITA group cũng đã tổ chức lễ ký kết đơn vị phân phối chính thức dự án The Melody với một đơn vị phân phối có trụ sở tại Hà Nội.

Hiện bên ngoài khu vực ô đất TM01 thuộc KĐT Ciputra đã xuất hiện nhiều tấm pano khổ lớn giới thiệu về dự án Melody và KITA group.

KITA Group
Giới thiệu về vị trí dự án Melody Ciputra trên trang internet. 

Theo giới thiệu của đơn vị phân phối chính thức dự án trên thì “The Melody Ciputra là dự án có quy mô 19ha do tập đoàn Kita Group là chủ đầu tư. The Melody Hà Nội được xây dựng trên lô đấy còn sót lại trong nội khu của khu đô thị Ciputra Hà Nội. Phân khu mới nhất sắp mở bán là khu BT5 gồm 84 căn biệt thự đơn lập, liền kề có diện tích từ 140m2 - 419m2 cùng chuối tiện ích kép kín và cảnh quan thiên nhiên hoành tráng đem lại không gian sống thoải mái, cao sang khẳng định vị thế chủ nhân hứa hẹn đem lại cơm sốt bất động sản tầng thấp tại thị trưởng bất động sản của Hà Thành”.

Về lô đất triển khai dự án Melody, được biết, theo Quyết định 2870/QĐ-UBND ngày 26/12/2008, về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn III, tỷ lệ 1/500 của UBND TP Hà Nội, lô đất TM01 có diện tích 19.704m2, chức năng là trung tâm thương mại, diện tích xây dựng là 7.330m2, mật độ xây dựng 37,2%, tầng cao trung bình là 15,7 tầng, tầng cao đối đa là 31 tầng.

KITA Group
Hiện bên ngoài khu vực ô đất TM01 thuộc KĐT Ciputra đã xuất hiện nhiều tấm pano khổ lớn giới thiệu về dự án Melody và KITA group. 

Tháng 12/2015, UBND TP Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phân khu H2-1, lô đất TM01 ký hiệu B3-N08 có chức năng là đất nhóm nhà ở mới, với mật độ xây dựng 30-55%, tầng cao tối đa là 40 tầng.

Đến năm 2019, lô đất TM01 được đề xuất xin điều chỉnh quy hoạch theo hướng tăng mật độ lên 40%, tầng cao tối đa lên 40, với 3.395 căn. Trong một báo cáo vào cuối tháng 8/2019 của Sở Quy hoạch Kiến trúc TP Hà Nội cho biết, việc điều chỉnh quy hoạch này đã được UBND TP Hà Nội đồng ý về mặt nguyên tắc và được sự đồng thuận của cư dân phường Phú Thượng, UBND quận Tây Hồ.

Đứng sau dự án Melody trên lô đất TM01 tại Khu đô thị Ciputra nói trên là Công ty Cổ phần Tập đoàn Kita Group (Kita Group). KITA group là doanh nghiệp được thành lập từ tháng 12/2018, khởi điểm từ lĩnh vực buôn bán đồ uống trước khi có sự dấn thân mạnh mẽ vào lĩnh vực bất động sản.

Hiện Kita group được đánh giá là một “thế lực” mới về bất động sản khi có sự hiện diện tại nhiều dự án lớn như Stella Mega City Cần Thơ, Stella 927, Golden Hills, Stella Quốc Oai, Stella Hải Dương, Stella Ocean Park.

Về tham vọng của doanh nghiệp khi tham gia thị trường Hà Nội, chia sẻ với Markettimes, đại diện truyền thông của KITA Group cho biết với tâm huyết của nhà phát triển dự án với triết lý đặt hạnh phúc của khách hàng lên hàng đầu, KITA Group luôn chú trọng vào từng đường nét kiến trúc, tập trung vào chất lượng công trình cũng như quy hoạch tiện ích nhằm mang lại những bất động sản tốt nhất và giá trị gia tăng bền vững cho từng khách hàng. Mục tiêu mà KITA group hướng đến là xây dựng The Melody Village không những mang lại không gian sống thăng hoa cảm xúc mà còn cân bằng các giá trị tận hưởng cuộc sống.

Tuy chỉ mới được KITA Group giới thiệu dự án ra thị trường nhưng hiện nay các thông tin rao bán của nhiều đơn vị môi giới cho thấy các sản phẩm bất động sản biệt thự, liền kề tại dự án Melody với mức giá từ 300 triệu đồng/m2.

Cách nhóm Kita Group tái cơ cấu nợ cho ngân hàng Sacombank

Một báo cáo phân tích từ CTCP Chứng khoán Vietcap cho biết Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - HoSE: STB) đã giải quyết thành công các khoản nợ liên quan đến KCN Phong Phú

Cach nhom Kita Group tai co cau no cho ngan hang Sacombank

Phối cảnh dự án Stella Mega City. Ảnh: Stella Mega City.

Sacombank được cho là đã nhận được 20% tổng số tiền thanh toán và phần còn lại sẽ được nhận trong 2 năm tới. Thỏa thuận này là do sự hỗ trợ của nhà băng cho bên mua để giải quyết tình trạng pháp lý của khu công nghiệp Phong Phú. Sacombank không tiết lộ giá bán, song phía Vietcap dự kiến mức giá 7,9 nghìn tỷ đồng - mức khởi điểm được đưa ra của khoản nợ liên quan đến Phong Phú.

'Phù Đổng' bất động sản công nghiệp KCN Việt Nam thua lỗ (bài 1)

(Vietnamdaily) - Chỉ mới được thành lập vào tháng 1/2021, với gần 4 năm tuổi, nhưng CTCP Quản lý và Dịch vụ KCN thuộc Tập đoàn KCN Việt Nam đã sở hữu khoảng 250 ha đất công nghiệp.

Ngành bất động sản khu công nghiệp được đánh giá là tích cực trong thời gian tới do đà tăng trưởng từ vốn FDI, nhu cầu thuê duy trì ở mức cao trong khi giá cho thuê vẫn đang tiếp tục tăng.

Trong bối cảnh đó, ngoài những cái tên quen thuộc trên thị trường bất động sản khu công nghiệp đã và đang mở rộng quỹ đất đón đầu cơ hội như Kinh Bắc (KBC), Becamex (BCM), Idico (IDC)… thì thị trường gần đây còn đón nhận thêm một doanh nghiệp mới toanh Tập đoàn KCN Việt Nam gia nhập vào tháng 1/2021.