Bóc trần luận điệu mới nhất Trung Quốc “nhận vơ” Hoàng Sa của mình

(Kiến Thức) - Trong suốt 2.000 năm qua, toàn bộ các cuốn chính sử của Trung Quốc không có cuốn nào đề cập đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của nước này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương ngày 26/5 cho rằng: "Quần đảo “Tây Sa” tức Hoàng Sa của Việt Nam, từ lâu là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc ngay từ thời nhà Hán, thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên "là một điều hết sức vô lý và mơ hồ". Các nhà lịch sử và nghiên cứu Việt Nam và thế giới đều khẳng định, trong suốt 2.000 năm qua toàn bộ các cuốn chính sử của Trung Quốc không có cuốn nào đề cập đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.
Theo nhà sử học Vũ Minh Giang, cuốn sách sớm nhất được các học giả Trung Quốc dẫn ra làm căn cứ về cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là Dị vật chí của Dương Phù thời Đông Hán, cách ngày nay khoảng 2.000 năm. Họ cũng tự cho rằng, các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh và nhất là từ triều Thanh đến nay, Trung Quốc liên tục thực thi chủ quyền trên hai quần đảo này.
Trung Quốc đang mơ hồ trong cái gọi là chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
 Trung Quốc đang mơ hồ trong cái gọi là chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Phương pháp diễn giải của các tác giả cuốn sách này là không nói rõ bối cảnh lịch sử, trích dẫn cắt xén tư liệu để người đọc khó hình dung được bối cảnh lịch sử, ngữ cảnh nguyên tác, rồi giải thích ý nghĩa những đoạn trích ấy theo ý mình.
Tài liệu này được dẫn lại ở rất nhiều nơi, đăng trên cả trang thông tin của Bộ Ngoại giao Trung Quốc với lập luận hai quần đảo này do người dân Trung Quốc phát hiện và đặt tên sớm nhất (từ thời Đông Hán cách nay khoảng 2.000 năm).
Các nhà lịch sử Việt Nam cho rằng, luận lý của một số học giả Trung Quốc về chủ quyền của họ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời nhà Hán cách đây khoảng 2.000 năm và được Trung Quốc thực thi chủ quyền suốt từ đó đến nay được rất ít người quan tâm vì tính chất phi lý, phản khoa học và trên thực tế, Trung Quốc ít khi nói tới nhiều. Bởi trong tất cả các bộ chính sử của Trung Quốc đều không đề cập đến Hoàng Sa là của Trung Quốc.
Thiếu tướng, Giáo sư Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an nói: “Về mặt lịch sử, toàn bộ 24 bộ chính sử, mỗi bộ hàng trăm cuốn. Suốt 2.000 – 3.000 năm không có bộ sử nào nói rằng Trường Sa, Hoàng Sa là của các nhà nước phong kiến Trung Quốc. 6 bộ liên quan đến Việt Nam trên bộ và 7 bộ có liên quan đến biển Đông không có bộ sử nào nói rằng, các triều đại phong kiến Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh làm chủ Hoàng Sa, Trường Sa cả”.
Các bản đồ cổ của Việt Nam và tài liệu của phương Tây đều xác nhận về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Còn trong tất cả các bản đồ cổ do chính người Trung Quốc vẽ đều xác định cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Ngoài Hải Nam, không có bất cứ đảo nào khác ở biển Đông.
"Hơn nữa, cấu trúc địa lý của 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước đây vốn là các rạn san hô được nuôi dưỡng bởi tài nguyên của 2 hệ thống sông Hồng và sông Mekong mà nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu. Từ sau thế kỷ 15, 16 mới hình thành và đến thế kỷ 17 Việt Nam đã có tài liệu đầy đủ để nói các triều đại phong kiến Việt Nam không chỉ phát hiện đặt tên mà còn là thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", thiếu tướng Lê Văn Cương nói.

Hai sĩ quan Việt Nam tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ

Hai sĩ quan liên lạc của Việt Nam sẽ bắt đầu tham gia Phái bộ hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc tại Nam Sudan từ tháng 6/2014.

Chiều ngày 26/5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp bà Ameerah Haq, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Cục trưởng Cục hỗ trợ hoạt động gìn giữ hòa bình tại thực địa, nhân dịp bà thăm Việt Nam và tham dự Lễ thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam.

Bỏ chồng con để cùng chết với người tình đồng tính

(Kiến Thức) - Dù đã có chồng, con nhưng H. vẫn quan hệ cùng giới với cô gái trẻ và cuối cùng cả 2 đã tìm đến cái chết. CQĐT chưa xác định được nguyên nhân.

Sáng nay, sau khi thực hiện thủ tục pháp y, CQĐT công an TP HCM bàn giao thi thể Phạm Thị Bích H. (32 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP HCM) và Đỗ Thanh Th. (24 tuổi) cho người thân lo hậu sự.

3 ô tô bốc cháy dữ dội ở sân bay Nội Bài

(Kiến Thức) - Đỗ trong khu vực để xe của sân bay Nội Bài (Hà Nội), 1 ôtô 4 chỗ hiệu Huyndai Verna bất ngờ bốc cháy dữ dội, lan sang Huyndai Elantra và Corrola Altis bên cạnh.

Khoảng 13h chiều 27/5, một ôtô 4 chỗ hiệu Huyndai Verna màu bạc đậu trong bãi xe sân bay Nội Bài (Hà Nội) bỗng nhiên bùng cháy ngay sau khi chủ xe khởi động máy. Ngọn lửa nhanh chóng lan rộng khắp xe và cháy sang 2 chiếc ô tô đỗ bên cạnh.

Mỗi người Việt đang “oằn lưng” gánh 900 USD nợ công

(Kiến Thức) - Hơn 90 triệu người Việt Nam đang gánh hơn 1,6 triệu tỷ đồng nợ công. Trung bình, mỗi người nợ gần 900 USD (khoảng 18 triệu đồng).

Báo cáo kiểm toán năm 2013 của Kiểm toán nhà nước cho thấy, các chỉ tiêu giám sát nợ công và nợ nước ngoài quốc gia, tổng dư nợ đến 31/12/2012 là hơn 1,6 triệu tỷ đồng, bằng 55,7% GDP.

Bản chất trở mặt trâng tráo... từ tình "hữu nghị" kiểu Trung Quốc!

(Kiến Thức) - Trận “mưa đá” của hữu nghị Xô – Trung trên dàn nhạc “Cachiusa” là bài học đích đáng nhớ đời, nhưng tiếc thay không làm thay đổi bản chất trở mặt trâng tráo của Trung Quốc.

Để hiểu Trung Quốc trong các quan hệ “đồng chí tốt, láng giềng tốt…” và một kiểu hữu nghị viển vông, TS Trần Đình Bá - Hội Khoa học kinh tế VN, có bài viết phân tích để bạn đọc hiểu rõ hơn, cảnh giác và có những đối sách trong bảo vệ chủ quyền quốc gia thiêng liêng.