Bộ Y tế vào cuộc vụ ngộ độc cá nóc tại Cà Mau

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Cà Mau về việc xử lý vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân.

Sau khi nhậu cá nóc nấu canh chua, 4 người ở Cà Mau được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Bộ Y tế yêu cầu ngành y tế địa phương khẩn trương điều trị cho các bệnh nhân và tăng cường tuyên truyền để phòng tránh các trường hợp tương tự.

Trước đó, ngày 4/3, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin về trường hợp ngộ độc thực phẩm do ăn cá nóc xảy ra tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, trong đó có 4 trường hợp phải nhập viện điều trị. 

Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế tỉnh Cà Mau chỉ đạo bệnh viện có bệnh nhân đang điều trị, tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng, trong trường hợp cần thiết có thể xin hỗ trợ hội chẩn chuyên môn với bệnh viện tuyến trên.

Bo Y te vao cuoc vu ngo doc ca noc tai Ca Mau
Ảnh minh hoạ/ Nguồn KTĐT 

Phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đơn vị chức năng trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn thực phẩm và các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên cho cộng đồng.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), độc tố có trong cá nóc có tên là Tetrodotoxin, tập trung nhiều ở gan, thận, tuỵ, cơ quan sinh sản (buồng trứng, túi tinh), mắt, mang, da, máu của cá nóc. Độc tính của độc tố tăng mạnh vào mùa sinh sản của cá (từ tháng 2 đến tháng 7).

Độc tố cá nóc không có trong thịt cá nóc, tuy nhiên khi đánh bắt, chế biến hoặc cá để ươn, bị dập nát, độc tố ngấm vào thịt cá sẽ gây độc khi ăn.

Độc tố cá nóc rất độc, chỉ cần 4mg thịt cá có độc tố đã giết chết 1 con thỏ 1kg. Với người chỉ cần ăn 10g thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc. Chỉ từ 1-2mg độc tố có thể gây chết người.

Độc tố cá nóc có tính bền vững cao. Nếu đun sôi ở 100°C trong 6 giờ độc tố mới giảm một nửa, đun sôi ở 200°C trong 10 phút độc tố mới bị phá huỷ hoàn toàn. Như vậy, nếu chỉ đun nấu thông thường, ngộ độc cá nóc vẫn có thể xảy ra, do độc tố chưa bị phá huỷ hết. Khi phơi khô, chế biến thông thường độc tố chưa bị phá huỷ nên vẫn gây ngộ độc.

Người ăn phải cá nóc có độc tố Tetrodotoxin, sau 5 phút đến 3-4 giờ mới xuất hiện cảm giác ngứa ở miệng, môi, lưỡi tê, khó chịu. Tiếp theo thấy mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, cảm giác như nghẹt thắt lồng ngực, vã mồ hôi, tiết nước dãi, sùi bọt mép, nói khó, nuốt khó, mặt ửng đỏ, đau bụng, buồn nôn, nôn, run giật, cứng hàm, cứng lưỡi, chi dưới yếu, đồng tử co, liệt vận động nhãn cầu.

Trường hợp nặng xuất hiện liệt toàn thân, người mềm ra, chân tay mất khả năng vận động, da tím tái, nhiệt độ và huyết áp giảm, khó thở, cuối cùng liệt cơ hô hấp, truỵ tim mạch và tử vong. Tỷ lệ tử vong rất cao (60%) nếu cấp cứu chậm.

Nghệ An: Diễn tập xử trí ngộ độc thực phẩm tại bữa cỗ đông người

Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại bữa cỗ đông người nhằm nâng cao kỹ năng xử trí, điều tra khi có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Thực hiện theo Kế hoạch số 408/KH-ATTP ngày 22/10/2024 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An, mới đây, tại Trạm Y tế xã Diễn Kỷ (huyện Diễn Châu), Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Diễn Châu tổ chức diễn tập xử trí, điều tra vụ ngộ độc thực phẩm.

Lạc bước giữa vườn hoa lê đẹp như cổ tích ở Na Hang

Tháng 3 về hoa lê bung nở trắng muốt tại nhiều bản làng ở Hồng Thái (Na Hang, Tuyên Quang), tạo nên khung cảnh nên thơ, mơ mộng, thu hút du khách thập phương.

Lac buoc giua vuon hoa le dep nhu co tich o Na Hang
 Nằm ở độ cao khoảng 1.200m so với mực nước biển,  xã Hồng Thái (Na Hang, Tuyên Quang)  được ví như Sa Pa thứ 2 của miền Bắc. Đặc biệt, sở hữu một vườn lê rộng khoảng trên 90 ha với 164 hộ trồng lê. Ảnh Trung Hiếu
Lac buoc giua vuon hoa le dep nhu co tich o Na Hang-Hinh-2
Tháng 3 về, vườn lê cổ thụ mọc trên sườn dốc thoải nở hoa trắng muốt, đẹp mộng mơ khiến hàng ngàn người ghé thăm nơi đây đều động lòng.  Ảnh Trung Hiếu

8/3 đưa mẹ chồng 10 triệu, yêu cầu của bà khiến tôi sốc

Tôi dừng lại giữa con phố vắng, nước mắt lăn dài. Tôi không muốn quay về căn nhà đó nữa.

Cuộc sống hôn nhân của tôi chưa bao giờ dễ dàng. 2 năm kể từ ngày bước chân vào nhà chồng, tôi đã hiểu rằng mình phải học cách thích nghi với một môi trường mới, nhưng không ngờ sự soi mói, chì chiết của mẹ chồng lại là điều khiến tôi ngột ngạt nhất.

Bà chưa bao giờ hài lòng về tôi, từ cách tôi nấu ăn, dọn dẹp đến cách tôi đối xử với người trong nhà. Mỗi ngày trôi qua, tôi đều phải cẩn thận từng lời nói, từng hành động để tránh bị bà bắt lỗi. Nhưng dường như dù có cố gắng đến đâu, tôi vẫn không thể làm vừa lòng bà.