Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Covaxin

Covaxin là loại vaccine Covid-19 thứ 9 được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện. Đây là vaccine được sản xuất ở Ấn Độ.

Sáng 10/11, theo văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký, vaccine Covaxin được sản xuất bởi Công ty Bharat Biotech International Limited (Ấn Độ).

Vaccine Covaxin được phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Công ty Cổ phần Y tế Đức Minh cung cấp cho Bộ Y tế tính đến ngày 7/10 và cam kết của công ty này về tính chính xác của các tài liệu đã cung cấp.

Mỗi liều vaccine có 0,5 ml chứa 6 mcg kháng nguyên toàn SARS-CoV-2 bất hoạt (chủng NIV-2020-770), bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm. Vaccine được đóng gói hộp 16 lọ, mỗi lọ chứa 1 liều, 5 liều, 10 liều và 20 liều; mỗi liều 0,5 ml.

Bo Y te phe duyet co dieu kien vaccine Covaxin

Vaccine Covaxin được sản xuất bởi Công ty Bharat Biotech International Limited - Ấn Độ. Ảnh: Thehindutimes.

Bộ Y tế cũng quy định các điều kiện đi kèm việc phê duyệt Covaxin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Cụ thể, Cục Quản lý Dược có trách nhiệm cấp phép nhập khẩu vaccine Covaxin theo quy định khi nhận được hồ sơ của cơ sở nhập khẩu. Cơ quan này cần thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý nhập khẩu, quản lý chất lượng vaccine nhập khẩu.

Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo có trách nhiệm lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện đánh giá tính an toàn, hiệu quả của vaccine Covaxin trên cơ sở ý kiến của Hội đồng Tư vấn sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế của Bộ Y tế (Hội đồng Tư vấn) trong quá trình sử dụng.

Cục Y tế Dự phòng thực hiện các trách nhiệm liên quan đến tiêm chủng vaccine Covaxin. Viện Kiểm định Quốc gia Vaccine và Sinh phẩm Y tế có trách nhiệm kiểm định và cấp Giấy chứng nhận xuất xưởng lô vaccine Covaxin trước khi đưa ra sử dụng.

Bộ Y tế cũng đề nghị Công ty Cổ phần Y tế Đức Minh có trách nhiệm phản hồi kịp thời các yêu cầu của bộ để bổ sung thêm dữ liệu hoặc những yêu cầu có liên quan vaccine Covaxin và chủ động cung cấp, cập nhật thông tin mới trong suốt quá trình phát triển sản phẩm.

Công ty này phải phối hợp với cơ sở sản xuất vaccine đảm bảo các điều kiện sản xuất tại cơ sở sản xuất vaccine Covaxin nhập khẩu vào Việt Nam; đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng của lô vaccine Covaxin nhập khẩu vào Việt Nam.

Đồng thời, Công ty Đức Minh phải phối hợp với đơn vị phân phối, sử dụng vaccine Covaxin triển khai hệ thống cảnh giác dược toàn diện đối với loại vaccine này tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Công ty phối hợp với các cơ quan quản lý (Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Viện Kiểm định Quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế, cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) và đơn vị có đủ điều kiện tổ chức thực hiện việc đánh giá tính an toàn, hiệu quả của Covaxin; kiểm định các lô vaccine Covaxin trước khi đưa ra sử dụng; hướng dẫn việc bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine cho các cơ sơ tiêm chủng.

Như vậy, Việt Nam có 9 loại vaccine đã được cấp phép sử dụng gồm: AstraZeneca (do AstraZeneca sản xuất); SputnikV (Viện nghiên cứu Gamaleya); Covid-19 vaccine Janssen (Johnson & Johnson); Spikevax (Covid-19 Vaccine Moderna); Comirnaty (Pfizer-BioNTech); Vero Cell (China National Biotec Group (CNBG)/Sinopharm); Hayat - Vax (CNBG); Abdala (Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit (BBU) AICA - Cuba) và Covaxin (Công ty Bharat Biotech International Limited - Ấn Độ).

Người phụ nữ đã tiêm 4 mũi vắc xin vẫn nhiễm COVID-19

Đây là một trong những ca nhiễm COVID-19 hiếm gặp. Bệnh nhân là một phụ nữ khoảng 40 tuổi, đã được tiêm 4 mũi vắc xin.

Thanh niên dẫn tin từ Taiwan News cho hay, một người phụ nữ khoảng 40 tuổi ở Đài Loan được xác định nhiễm COVID-19 dù đã tiêm 4 mũi vắc xin.

Danh tính của người phụ nữ này được giữ kín. Được biết, cô có xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào ngày 2/1. Trước đó, cô đã được tiêm 4 mũi vắc xin trong khoảng thời gian từ 4 đến tháng 9/2021 gồm 2 mũi AstraZeneca và 2 mũi Pfizer. Truyền thông địa phương không tiết lộ trong hai loại vắc xin, cô được tiêm loại nào trước. Hiện chưa rõ tình hình sức khỏe của người phụ nữ này ra sao.

Tránh làm 3 điều này sau ăn giúp bạn “vĩnh biệt” nhồi máu não

Không ngủ ngay sau ăn, không ngồi lâu sau ăn, ít ăn tráng miệng sẽ giúp bảo vệ mạch máu, khiến bệnh nhồi máu não tránh xa bạn.

Tranh lam 3 dieu nay sau an giup ban “vinh biet” nhoi mau nao
Nhồi máu não là một căn bệnh về mạch máu não rất khủng khiếp, tỷ lệ chữa khỏi bệnh nhồi máu não thấp, tỷ lệ tái phát cao và tử vong cao. Thời gian xảy ra nhồi máu não thường rất đột ngột, nếu không nắm được thời điểm vàng cứu nguy, tính mạng của bệnh nhân sẽ mất đi nhanh chóng. (Ảnh minh họa)

Gã đàn ông dùng “nước ngoan ngoãn” hại đời 100 phụ nữ

Sử dụng thứ nước trộn axit γ-hydroxybutyric - hay còn gọi là "nước ngoan ngoãn", Hồ tấn công tình dục hơn 100 phụ nữ trong suốt 1 năm mà không bị phát hiện.

Theo thông tin đăng tải, người đàn ông họ Hồ, 51 tuổi, ở Giang Tô, Trung Quốc, trông còn khá trẻ nhưng đã lên chức ông ngoại. Bình thường, Hồ vẫn luôn đóng vai đạo mạo, là một người chồng tốt, cha tốt thế nhưng trên thực tế, anh ta lại là cơn ác mộng của vô số phụ nữ bên ngoài.