Bộ phận là tiên dược của quả gấc lại hay bị vứt đi

Ngoài phần ruột đỏ, các bộ phận khác của quả gấc cũng có thể sử dụng được và mang đến lợi ích nhất định đối với sức khỏe.

Ở Việt Nam, gấc thường được dùng để đồ xôi, tạo màu cho món ăn. Tuy nhiên, mọi người thường chỉ lấy phần cùi gốc rồi vứt bỏ vỏ, hạt, màng gấc. Theo các chuyên gia, đó là một sự lãng phí. Các bộ phận này của quả gấc đều có những giá trị nhất định.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, từ rễ đến quả, hạt gấc đều có giá trị để làm thuốc. Trong đó, nguồn dưỡng chất và dược liệu quý đều nằm nhiều nhất ở quả gấc khi đã chín. Tuy nhiên, nhiều người chỉ sử dụng phần cùi (ruột) gấc mà bỏ đi phần hạt mà không biệt công dụng tuyệt vời của nó.

Bo phan la tien duoc cua qua gac lai hay bi vut di

Quả gấc có chứa hàm lượng lycopen, beta-carotene, alphatocopherol… rất cao. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng các chất này trong gấc có thể cao gấp 68 lần trong cà chua. Đặc biệt, beta-caroten - tiền chất của vitamin A trong gấc cực tốt. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A tốt cho mắt và cơ thể.

Lớp màng bao quanh hạt gấc cũng chứa rất nhiều vitamin E, chất chống oxy hóa, chất chống lão hóa, ngừa sạm da, khô da, rụng tóc...

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, khi mọi người dùng gấc thường bỏ phần hạt, gây lãng phía. Đây chính là "tiên dược" bên trong quả gấc.

Theo Đông y, nhân hạt gấc có vị béo, hơi ngọt, tính mát, hơi độc, vào kinh can, chữa ung thũng, trùng nhạc, lở ngứa, u nhọt, quai bị, trĩ, sưng vú, tắc tia sữa...

Thông thường, mọi người hay ngâm hạt gấc với rượu nặng đề xoa bóp ngoài ra, dùng khi té ngã, bị thương, sưng...

Bo phan la tien duoc cua qua gac lai hay bi vut di-Hinh-2

Lương y Vũ Quốc Trung chỉ cách ngâm rượu hạt gấc để thoa đau xương khớp: Hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than, nhân bên trong có màu vàng. Cho nhân hạt gấc vào cối giã nhỏ. Bỏ nhân hạt gấc vào lọ thủy tinh, cứ 30-40 hạt thì cho 400-500ml rượu trắng vào ngâm cùng. Đậy kín nắp lọ, ngâm khoảng 120 phút là dùng được. Ngâm càng lâu càng tốt, để dùng dần.

Lưu ý, dù gấc có lợi ích với sức khỏe nhưng vì nó có chứa nhiều beta-caroten nên ăn nhiều cũng sẽ không tốt. Nó có thể gây dư thừa vitamin A, khiến vitamin A tích lũy trong gan và không đào thải được ra ngoài, lâu dài có thể gây ngộ độc.

Tương tự, hạt gấc cũng có tính độc nên nếu sử dụng để ăn hoặc dùng cho đường uống thì cần phải có sự tư vấn, hướng dẫn của người có chuyên môn.

Mặc tạp dề không nội y, bao cô nàng khiến người nhìn đỏ mặt

Mặc tạp dề không nội y là cách phối đồ đang được nhiều cô gái áp dụng. Với diện mạo này, các cô nàng chủ yếu khoe đường cong cơ thể hơn là trổ tài nấu nướng.

Mac tap de khong noi y, bao co nang khien nguoi nhin do mat
Ngoài bikini, trang phục cắt xẻ, mặc tạp dề không nội y đang được nhiều cô gái không ngại thử sức. Sử dụng phụ kiện vốn dành riêng cho việc nấu nướng, mục đích của họ là khoe đường cong cơ thể hơn là cho ra lò những món ăn ngon. (Ảnh minh họa)

Ung thư miệng cực thích 4 kiểu người này, bạn có trong số đó?

Ung thư miệng thích "ghé thăm" 4 kiểu người này, nếu bạn cũng nằm trong số đó thì tốt nhất hãy phòng tránh sớm.

Ung thu mieng cuc thich 4 kieu nguoi nay, ban co trong so do?
Chúng ta thường gặp phải những rắc rối nhỏ về thể chất trong cuộc sống, chẳng hạn như sốt, cảm, đau răng và chóng mặt. Đa số sẽ lựa chọn uống một số loại thuốc hoặc không để tâm quá nhiều. Nhưng chúng ta cũng thường nghe một số người thân quen xung quanh mình, có người bị bệnh tiểu đường, một số người mắc ung thư gan, v.v. và tất cả những người dễ bị ung thư đều có điểm chung! (Ảnh minh họa) 

Bài thuốc bổ máu tuyệt vời từ những loại hạt có màu đỏ

(Kiến Thức) - Có những loại hạt bạn vô tình bỏ đi mà không biết rằng chúng là những vị thuốc cực kỳ tốt cho sức khỏe, điều đặc biệt chúng có màu đỏ giống màu máu và vô cùng bổ huyết.

Bai thuoc bo mau tuyet voi tu nhung loai hat co mau do
1. Hạt lạc đỏ. Theo Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo. Có tác dụng nhuận phế, hòa vị, trừ đàm, chỉ huyết. Chủ yếu dùng để chữa ho khan, ít sữa, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, bệnh dạ dày mạn tính, viêm thận mạn, cước khí.