Bị tấn công mạng qua trình duyệt web, Việt Nam đứng vị trí nào?

Các cuộc tấn công mạng qua trình duyệt là phương pháp chính để lây lan phần mềm độc hại.

Kaspersky Lab vừa công bố báo cáo về các hình thức tấn công mạng và số liệu liên quan. Theo đó, các số liệu thống kê trong báo cáo này là dựa trên dữ liệu vô danh thu được từ các sản phẩm Kaspersky Lab được cài đặt trên máy tính của người dùng và đã được sự đồng ý của người sử dụng.
Bi tan cong mang qua trinh duyet web, Viet Nam dung vi tri nao?
Thế giới mạng là mảnh đất màu mỡ dành cho các hacker. (Ảnh minh họa: Internet) 
Mối đe dọa web
Các cuộc tấn công qua trình duyệt là phương pháp chính để lây lan phần mềm độc hại. Theo thống kê của Kaspersky Lab, top 5 quốc gia bị tấn công theo dạng này tính từ tháng 4 - 6/2017 là: Belarus (16.65%), Algeria (15.98%), Albania (14.24%), India (13.57%) và Ukraine (13.03%). Việt Nam đứng ví trị thứ 25 trong danh sách này.
Các phương pháp sau đây được sử dụng phổ biến nhất bởi bọn tội phạm mạng:
Khai thác lỗ hổng trong các trình duyệt và plugin:
Tấn công theo kiểu này xảy ra khi người dùng truy cập vào một trang web bị lây nhiễm. Đây là phương pháp số một được sử dụng bởi bọn tội phạm mạng, một cách thức được sử dụng trong phần lớn các cuộc tấn công. Do vậy, việc chống lại các cuộc tấn công như vậy đòi hỏi những giải pháp diệt virus Internet Security phải có khả năng phát hiện các mối đe dọa ngay lập tức khi chúng vừa được tải xuống từ Internet, và người dùng phải cài đặt kịp thời tất cả các bản cập nhật mới nhất cho trình duyệt cũng như các plugin. Chẳng hạn ở Kaspersky Lab có công nghệ Automatic Exploit Prevention được thiết kế để chống lại các mối đe dọa trên môi trường web, khai thác lỗ hổng trong phần mềm.
Kỹ thuật Social Engineering:
Những cuộc tấn công này đòi hỏi sự tham gia của người dùng bằng việc tải về các tập tin độc hại vào máy tính. Điều này xảy ra khi tội phạm mạng làm cho nạn nhân tin rằng họ đang tải xuống một chương trình hợp pháp. Bảo vệ chống lại các cuộc tấn công như vậy đòi hỏi một giải pháp chống virus có khả năng phát hiện các mối đe dọa khi chúng được tải xuống từ Internet.
Chỉ tính riêng các sản phẩm của Kaspersky Lab, họ đã phát hiện ra 222.340 trường hợp bị tấn công dạng này. Trung bình, có 13,07% người dùng bị tấn công bởi các mối đe dọa từ web trong giai đoạn nói trên.
Các mối đe dọa cục bộ
Theo hãng bảo mật của Nga, để chống lại các cuộc tấn công bởi phần mềm độc hại lây lan qua USB, đĩa CD, DVD và các thiết bị "ngoại vi" khác, đòi hỏi giải pháp chống virus phải không chỉ có khả năng xử lý các đối tượng bị nhiễm mà còn phải tích hợp tường lửa, chức năng chống rootkit và kiểm soát các thiết bị di động.
Trong giai đoạn từ tháng 4 - 6/2017, các sản phẩm của Kaspersky Lab đã phát hiện ra 575,.746 trường hợp xảy ra tại Việt Nam. Trung bình, 19,75% người dùng ở Việt Nam đã bị tấn công bởi các mối đe dọa cục bộ trong giai đoạn này, và Việt Nam đứng vị trí 20 trên thế giới.
Top 5 quốc gia bị ảnh hưởng: Uzbekistan (26.66%), Turkmenistan (24.55%), Ethiopia (22.14%), Afghanistan (20.70%) và Syrian Arab Rep (20.13%).

Phiên bản Facebook Lite có chứa phần mềm độc hại?

Để trải nghiệm phiên bản Facebook Life dành cho điện thoại Android cần tải tập tin APK của ứng dụng là cách để phần mềm độc hại xâm nhập thiết bị.

Facebook Lite là phiên bản Facebook rút gọn dành cho các thiết bị Android có cấu hình thấp, dung lượng lưu trữ hạn chế và sử dụng mạng di động tốc độ thấp. Phiên bản này cho phép bạn sử dụng dịch vụ mạng xã hội ngốn ít dữ liệu hơn, ít năng lượng pin hơn và ít tài nguyên hệ thống hơn.

Tất tần tật về mã độc WannaCry

Cuộc tấn công phần mềm độc hại chưa từng có trong lịch sử này - WannaCry đã bắt đầu truy quét hệ thống mạng trên toàn cầu vào cuối tuần trước.

Các chuyên gia bảo mật ước tính gần 57.000 máy tính tại hơn 150 quốc gia đã bị nhiễm phần mềm độc hại WannaCry tính đến cuối ngày 12/5 vừa qua.

Robot làm việc 365 ngày/năm khiến nhân viên có thể... mất việc

Robot Aida là một nhân viên hoàn hảo: Luôn lịch thiệp với khách hàng và có thể làm việc không nghỉ ngơi, 24/7, 365 ngày/năm.

Giờ đây, khách đến ngân hàng SEB ở Thụy Điển có thể đưa ra những câu hỏi về tài chính cho robot Aida, một nhân viên ảo của bộ phận dịch vụ khách hàng.