Bị phạt nặng, vẫn tràn lan quảng cáo TPCN Zentokid như thuốc bổ

(Kiến Thức) - Là thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng trên nhiều website hiện nay, Zentokid được công khai quảng cáo là “thuốc bổ”, công dụng sản phẩm được thổi phồng, khiến người tiêu dùng như lạc vào ma trận.

Bị phạt nặng vì quảng cáo TPCN Zentokid sai quy định
Tháng 5/2018, Cục An toàn thực phẩm đã ra quyết định xử phạt hành chính Công ty Cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội (địa chỉ tại Cụm Công nghiệp Hà Bình Phương, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) 25 triệu đồng khi quảng cáo sản phẩm Zentokid với nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định (Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 01847/2017/XNQC-ATTP ngày 01/11/2017).
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zentokid được quảng cáo trên website: http://zentokid.vn
Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội bị phạt 25 triệu vì quảng cáo Zentokid không đúng quy định
 Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội bị phạt 25 triệu vì quảng cáo Zentokid không đúng quy định
Theo Cục ATTP, sản phẩm Zentokid được công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội "thần thánh hóa" công dụng trên website: Tạo cảm giác ngon miệng cho bé, đặc biệt là các bé thiếu vitamin và vi chất dinh dưỡng; Hấp thụ nhanh chóng làm bé đói và thèm ăn một cách tự nhiên; Hỗ trợ bé ngủ sâu và tròn giấc.
Ngoài ra, theo lời giới thiệu sản phẩm Zentokid còn có công năng vượt trội như tác dụng đến trước: Sau 7 – 10 ngày bé ăn ngon miệng hơn, thèm ăn, ngủ tốt hơn, hấp thu tốt hơn, ổn định tiêu hóa. Tác dụng đến sau: Sau 4 – 6 tuần bé tăng cân và tạo lập được thói quen ăn uống, tăng sức đề kháng.
Sản phẩm Zentokid chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe
 Sản phẩm Zentokid chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Giá cho mỗi hộp sản phẩm Zentokid là 180.000 VNĐ; Hộp 10 ống vị ngọt nhẹ, hương cam và dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.
Để nghiêm trị hành vi trái phép trên, ngoài xử phạt 25 triệu đồng vi phạm hành vi quảng cáo sản phẩm, Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu Công ty Cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội gỡ bỏ những nội dung quảng cáo trái phép.
Vẫn tràn lan quảng cáo Zentokid như thuốc bổ
Sau quyết định xử phạt của Cục An toàn thực phẩm, mặc dù trên website: http://zentokid.vn không còn quảng cáo sản phẩm Zentokid nhưng ở nhiều trang web khác, Zentokid vẫn được quảng cáo như thuốc, công dụng được thổi phồng hơn so với tác dụng thực tế.
Cụ thể, trên trang http://thuoctreem.blogspot.com/search/label/thuoc-bo-cho-tre, sản phẩm Zentokid vẫn công khai xuất hiện trong các bài viết với tên gọi “thuốc bổ cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng”.
Zentokid được khẳng định là thuốc bổ cho trẻ
 Zentokid được khẳng định là thuốc bổ cho trẻ
Nội dung bài viết có đoạn: “Zentokid thuốc bổ cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng, tạo cảm giác ngon miệng cho con, đặc biệt là những con thiếu vitamin và vi chất dinh dưỡng. Tác dụng chính làm cho bắt buộc khác biệt của Zentokid đấy là nhóm thành phần hỗ trợ tuyến yên (hệ gan, mật); việc nâng cao tiết dịch gan, dịch mật khiến cho việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng dễ dàng, việc hấp thụ nhanh chóng làm cho con đói và thèm ăn 1 bí quyết tự dưng. Hỗ trợ con ngủ sâu và tròn giấc”.
Những công dụng của Zentokid trên website thuoctreem.blogspot.com
 Những công dụng của Zentokid trên website thuoctreem.blogspot.com
Hay trên website https://thuocgiabaonhieu.com, bài viết về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zentokid đặt câu hỏi ngay từ phần tiêu đề: “Thuốc Zentokid là thuốc gì?có tác dụng gì, giá bao nhiêu tiền?”. Nội dung bài viết khẳng định: “Thuốc Zentokid là thuốc bổ có tác dụng: Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ chậm lớn, tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch… Thành phần của thuốc: Artichoke, Lysine, Arginine…”.
Zentokid quảng cáo trên website: thuocgiabaonhieu.com
 Zentokid quảng cáo trên website: thuocgiabaonhieu.com
Việc sản phẩm Zentokid được công khai quảng cáo là “thuốc bổ”, công dụng sản phẩm được thổi phồng trên các trang web, mặc dù không phải là website chính thống của Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội đang khiến người tiêu dùng như lạc vào ma trận và nhầm tưởng sản phẩm này là thuốc chữa bệnh. 
Trong khi đó, theo quy định của pháp luật Việt Nam, TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Điều 3, Thông tư 08/2013/TT – BYT hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế ghi rõ, một trong các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm là “Quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh”.
Câu hỏi đặt ra là sau khi bị Cục An Toàn thực phẩm ra quyết định xử phạt, việc sản phẩm Zentokid vẫn đang được quảng cáo, rao bán tràn lan như thuốc chữa bệnh, ai chịu trách nhiệm?

Mẹo hay giúp trị trẻ biếng ăn hiệu quả tại nhà

(Kiến Thức) - Khi cho trẻ biếng ăn ăn, bạn cần tạo ra nhiều cách đưa thức ăn vào miệng trẻ hay để trẻ tự ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải hết sức kiên nhẫn.

Video: Bỏ túi tuyệt chiêu trị trẻ biếng ăn:

Hoang mang uống thuốc biếng ăn bé bị rậm lông, ngực to

Mới đây, thông tin về trường hợp trẻ uống thuốc biếng ăn bị rậm lông, ngực to, gù mỡ ở lưng... khiến nhiều người hoang mang, lo lắng.

Thông tin về bé uống thuốc biếng ăn gặp phải hội chứng Cushing được lan truyền trên mạng xã hội.
Thông tin về bé uống thuốc biếng ăn gặp phải hội chứng Cushing được lan truyền trên mạng xã hội. 
Hai ngày nay, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về trường hợp một trẻ uống thuốc biếng ăn gặp phải hội chứng Cushing. Cụ thể, thông tin như sau:

TPCN Trường Vương Thượng Bổ quảng cáo như thuốc: Thanh tra Y tế sẽ vào cuộc

(Kiến Thức) - Liên quan đến thông tin TPCN Trường Vương Thượng Bổ được quảng cáo, giới thiệu như thuốc chữa bệnh, đại diện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, nếu Công ty TNHH STS Việt Nam quảng cáo sản phẩm sai công dụng, sẽ chuyển Thanh tra Y tế vào cuộc.

Được cấp phép là thực phẩm chức năng nhưng hiện nay trên thị trường bị loạn trang web quảng cáo sản phẩm, Trường Vương Thượng Bổ đang được rao bán, giới thiệu có tác dụng như thuốc, "điều trị" yếu sinh lý – xuất tinh sớm cho phái mạnh.

Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, sản phẩm Trường Vương Thượng Bổ (thuộc công ty TNHH STS Việt Nam, tại địa chỉ: số 6, ngõ 5, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) xác nhận là thực phẩm bảo vệ sức khỏe (giấy xác nhận công bố ngày 14/11/2017);