Bí ẩn những chùm "pháo bông" trên mặt trời

NASA vừa công bố hình ảnh chụp bề mặt của mặt trời xuất hiện những chùm tia rực rỡ trông như pháo bông và có kích thước gấp vài lần trái đất.

"Khoảnh khắc hiếm hoi" này được đài thiên văn Solar Dynamics chụp vào ngày 23/5 và công bố ít ngày sau đó. Theo tính toán, mỗi chùm "pháo bông" trên Mặt trời có kích thước gấp vài lần trái đất, thực ra là các dòng từ trường được chiếu sáng rực rỡ bởi các hạt điện tích.
Những chùm "pháo bông" bí ẩn xuất hiện trên bề mặt của mặt trời - ảnh: NASA
 Những chùm "pháo bông" bí ẩn xuất hiện trên bề mặt của mặt trời - ảnh: NASA
Trong ảnh, NASA có "tô màu" đôi chút để mọi người có thể quan sát rõ hơn khoảnh khắc đẹp mắt.
Thực tế, NASA không chỉ quan sát và ghi nhận hình ảnh này để ngắm nhìn. Các chùm "pháo bông" đánh dấu khu vực đang có hoạt động từ tính mạnh mẽ. Mức hoạt động từ tính của mặt trời ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu của trái đất.
Trong các giai đoạn hoạt động từ tính của mặt trời suy yếu, trái đất phải trải qua các thời kỳ lạnh lẽo, ví dụ như kỷ băng hà. Các nghiên cứu cho thấy mặt trời sắp sửa đi vào giai đoạn thấp điểm của hoạt động từ tính một lần nữa vào khoảng năm 2019-2020. Tuy nhiên, các nhà khoa học không bình luận hoặc cảnh báo nào về một "kỷ băng hà hiện đại" bởi nó chỉ đơn giản hoạt động kém hơn một chút.
Một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Max Planck vì sự phát triển khoa học, một hiệp hội phi lợi nhuận của Đức, cho thấy tuy hoạt động từ tính của mặt trời ảnh hưởng đến nhiệt độ trái đất, chúng ta vẫn không thể đổ lỗi cho mặt trời về sự ấm lên toàn cầu.
Mặt trời không tăng độ sáng và hoạt động từ tính trong rất nhiều thập kỷ qua, thậm chí trong 30-40 năm nay còn có sự giảm nhẹ. Có rất nhiều lý do khác dẫn đến biến đổi khí hậu và con người là thủ phạm chính khiến trái đất nóng lên.

10 điểm thú vị về Mặt trời bạn có thể chưa biết

Mặt trời là ngôi sao ở trung tâm của Hệ mặt trời nó quyết định thời tiết, khí hậu trên trái đất. Dưới đây là những đặc điểm của Mặt trời bạn có thể chưa biết.

1. Mặt trời chiếm 99,86% khối lượng trong Hệ mặt trời. Khối lượng của Mặt trời lớn hơn so với Trái đất khoảng 330.000 lần. Hầu như ba phần tư là Hydrogen, còn lại là Helium. Các kim loại khác chỉ chiếm 0.1% khối lượng khí của Mặt trời.

Lốc xoáy quay cuồng trên Mặt trời khiến khoa học ngạc nhiên

(Kiến Thức) - Nhóm các nhà khoa học châu Âu cho hay, có một cơn lốc xoáy mới vừa xuất hiện trên Mặt trời. Những cơn lốc xoáy trên Mặt trời gồm khí từ hóa và năng lượng, dường như bắt nguồn từ nguồn nào đó cố định.

Tiến sĩ Nicolas Labrosse cùng các nhà nghiên cứu tại Đại học Glasgow, Paris Observatory, Đại học Toulouse, và Séc Academy of Sciences sử dụng Kỹ thuật thăm dò hiệu ứng Doppler kích thước thứ ba để đo tốc độ plasma di chuyển cũng như hướng, nhiệt độ và mật độ của một cơn lốc xoáy đặc thù trên Mặt trời này.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys.