Bệnh viện Chợ Rẫy: Lượng thuốc, hóa chất chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu

Stent trong phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy dự trù sử dụng trong 6 tháng nhưng nay chỉ đủ dùng trong 2 tháng; bệnh nhân tuyến dưới chuyển lên rất đông.

Trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vào ngày 30/6, TS.BSCKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc BV Chợ Rẫy thẳng thẳn nhìn nhận: “Tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế là có thật”. Hiện lượng thuốc, hóa chất trong Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu khám chữa bệnh.

Không chỉ một số loại thuốc hiếm, biệt dược dùng cho điều trị chuyên sâu, Bệnh viện Chợ Rẫy còn thiếu cả một số loại thuốc phổ biến, giá rẻ do không có nhà cung cấp hoặc do kế hoạch đấu thầu lại căn cứ vào nhu cầu của năm 2021, khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, những loại thuốc này ít được sử dụng.

Benh vien Cho Ray: Luong thuoc, hoa chat chi dap ung khoang 60% nhu cau
Trong buổi làm việc với Bệnh viện Chợ Rẫy về tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thăm hỏi một số bệnh nhân đang điều trị tại đây. Ảnh: Mạnh Hùng

Gặp gỡ Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, một số bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy như bệnh nhân Đồng Phước A (Bình Thuận) điều trị suy thận mạn 2 năm cho biết mấy tháng nay ông phải tự mua dịch lọc do bệnh viện không có.

PGS.TS Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó Giám đốc BV Chợ Rẫy cho biết thêm, trong nhiều nguyên nhân chuyển tuyến có cả nguyên nhân thiếu thuốc, vật tư y tế điều trị ở tuyến dưới.

Trong khi đó, quy trình đấu thầu (lập dự toán, kế hoạch, thẩm định, thực hiện đấu thầu), khó nhất là thẩm định giá, trước kia thuộc Bộ Y tế. Nhưng từ đầu năm 2020, thẩm định giá được giao cho các đơn vị y tế tự chủ động.

Các đơn vị gặp khó khăn trong việc xây dựng giá kế hoạch vì khó xác định giá: các đơn vị chào hàng đưa ra “dải tra cứu giá”; giá trung bình của bảo hiểm y tế; tham khảo giá trên thị trường, tra cứu thông tin kết quả đấu thầu; đưa thuốc, vật tư vào danh mục thanh toán bảo hiểm y tế; trách nhiệm xử lý khi xảy ra chênh lệch giá thuốc, vật tư y tế;…

Vì vậy, theo TS.BS Nguyễn Tri Thức, nhiều đơn vị chưa quen, kèm với tâm lý sợ sai nên việc lập giá kế hoạch, thẩm định giá bị “đẩy qua, đẩy lại”.

Đại diện một số khoa, phòng của Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ thêm “bác sĩ luôn cần thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tốt nhất, nhưng nhiều lúc bảo hiểm xã hội hay cơ quan thanh tra, giám sát chỉ căn cứ vào giá.”

Trước những thông tin đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu “phải kiến nghị những giải pháp dứt khoát để có thuốc cho dân”.

Để giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế trước mắt, TS.BS Nguyễn Tri Thức kiến nghị cho phép kéo dài một khoảng thời gian phù hợp đối với những hợp đồng thuốc, vật tư y tế đã trúng thầu; quy định cụ thể những trường hợp cấp bách được chỉ định thầu.

Trao đổi thêm một số giải pháp cụ thể, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị Bệnh viện Chợ Rẫy có văn bản kiến nghị “càng cụ thể càng tốt” các giải pháp (cả căn cơ, lâu dài và cấp bách, trước mắt); góp ý vào dự thảo nghị quyết của của Chính phủ về tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế đang được xây dựng.

Cùng ngày, tại cuộc làm việc, với lãnh đạo UBND TPHCM, Sở Y tế TP HCM về tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ “Phải nhìn đúng vào sự thật, giải quyết tận gốc vấn đề này. Trên hết là cứu dân!”

Các bệnh viện, địa phương không chỉ nêu thực trạng mà cần kiến nghị giải pháp cụ thể, nhất là những gì cần làm ngay để giải quyết tình trạng thiếu thuốc, dứt khoát phải có thuốc cho bệnh nhân.

Bộ Y tế cần có văn bản tháo gỡ ngay một số vấn đề khó khăn, vướng mắc trong đấu thầu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế như điều chỉnh kế hoạch mua sắm theo nhu cầu sử dụng trước khi có dịch bệnh Covid-19, xây dựng giá kế hoạch, làm rõ khái niệm giá thị trường, tra cứu thông tin đấu thầu…

>>> Mời độc giả xem thêm video Khuyến cáo khi sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir:

(Nguồn: THĐT)

28 địa phương, 21 bệnh viện trung ương kêu thiếu thuốc, vật tư y tế

28 sở y tế báo cáo lên Bộ việc thiếu thuốc, vật tư tiêu hao, hoá chất. Ở Trung ương, có tới 8 bệnh viện kêu thiếu trang thiết bị y tế.

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ Y tế Nguyễn Hoàng Long ngày 29/6 cho biết đơn vị này đã có thống kê vấn đề thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế của 34/63 Sở Y tế, 21/39 bệnh viện tuyến Trung ương và 2 bệnh viện trực thuộc trường Đại học.

Kết quả cho thấy, 28/34 Sở Y tế và 12/21 bệnh viện tuyến Trung ương báo cáo hiện có tình trạng thiếu thuốc tại địa phương và đơn vị.

Những loại thuốc đang thiếu chủ yếu là thuốc kháng sinh dự trữ dùng để điều trị bệnh nhân nặng, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, một số thuốc tim mạch, điều trị tăng huyết áp, điều trị sốt xuất huyết, thuốc nhãn khoa, vị thuốc cổ truyền…

Ngoài ra, 26/34 Sở Y tế và 15/21 bệnh viện tuyến Trung ương báo cáo hiện có tình trạng thiếu vật tư tiêu hao, hóa chất. Mặt hàng vật tư tiêu hao, hóa chất báo cáo thiếu chủ yếu là hóa chất dùng xét nghiệm.

Có 14/34 Sở Y tế và 8/21 bệnh viện tuyến Trung ương báo cáo có tình trạng thiếu trang thiết bị y tế như các trang thiết bị y tế chuyên sâu, như: Thiết bị phòng mổ; thiết bị chuyên ngành thần kinh, tim mạch, nội soi tai mũi họng, mắt, tiêu hóa, hô hấp, hồi sức tích cực; thiết bị chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm chuyên sâu.

Thông tin được đưa ra tại cuộc họp trực tuyến của Bộ Y tế với các bệnh viện trực thuộc Bộ và Sở Y tế các địa phương về thực trạng thiếu thuốc, vật tư y tế ngày 29/6.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho rằng tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế một phần do nguyên nhân khách quan như: chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gẫy, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng; một số nước áp dụng các biện pháp chống lạm phát… Những điều này ảnh hưởng đến việc cung ứng và giá thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.

Song, tân Thứ trưởng Bộ Y tế cũng thẳng thắn nhìn nhận nguyên nhân chủ quan là chính. Trong đó, bà Hương chỉ ra những vấn đề như: Tổ chức đấu thầu tập trung chậm được triển khai; chưa tích cực đàm phán giá thuốc sát với tình hình thực tế thị trường; chậm gia hạn đăng ký thuốc.

Công tác kiểm tra, thúc đẩy việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế chưa tích cực, quyết liệt; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương thiếu chặt chẽ cũng là nguyên nhân được chỉ ra.

Bên cạnh đó, một số cán bộ, ngành, địa phương thiếu mạnh mẽ, sợ trách nhiệm, không dám làm…

Vì sao bệnh viện thiếu thuốc, bệnh nhân ghép thận phải tự mua?

Theo Bộ Y tế, việc Bệnh viện Chợ Rẫy thiếu thuốc chống thải ghép khiến bệnh nhân ghép thận phải mua thuốc bên ngoài là sự việc không mong muốn.

Bộ Y tế cho biết, từ ngày 24/11/2021, Trung tâm Mua sắm Tập trung thuốc Quốc gia đã ban hành công văn số 580/TTMS-NVD đề nghị các cơ sở y tế có trách nhiệm chủ động mua sắm theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ Y tế để đảm bảo cung ứng thuốc cho nhu cầu điều trị.

Vi sao benh vien thieu thuoc, benh nhan ghep than phai tu mua?
Bệnh nhân sau ghép thận đang chờ khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy.  

TP HCM: Giám đốc các bệnh viện đều nói thiếu thuốc

Sở Y tế TP HCM xác nhận chính thức về việc thiếu thuốc tại các bệnh viện trong thời gian qua.

Ngày 20/6, lãnh đạo Sở Y tế TP HCM đã chủ trì buổi làm việc trực tiếp với giám đốc và trưởng khoa dược của tất cả bệnh viện và trung tâm y tế trực thuộc.

Sở Y tế TP HCM một lần nữa khẳng định, về cơ bản các bệnh viện và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân. Hầu hết các bệnh viện đã và đang tổ chức đấu thầu thuốc theo quy định.