Bệnh nhân chết oan vì bệnh viện nhầm tên bệnh nhân

(Kiến Thức) - Sai lầm tai hại trong việc điều trị nhầm giữa hai người cùng tên đã dẫn đến một bệnh nhân chết oan vì suy tim.

Ông Anthony Osbourne đến bệnh viện Kingston (Anh) để điều trị bệnh vì thường xuyên có triệu chứng khó thở. Tại đây các bác sỹ chụp cho ông X-quang  để tìm kiếm xem có vấn đề gì về tim không. Sau đo, họ cho hay, những hiện tượng trên chỉ là bệnh tuổi già và tác dụng phụ của thuốc.
Benh nhan chet oan vi benh vien nham ten benh nhan
 Ông Anthony đã chết do sự bất cẩn của đội ngũ chụp X-quang.

Ông Anthony hoàn toàn tin tưởng bác sỹ và lên kế hoạch cho chuyến nghỉ mát vào tháng sau. Trong kỳ nghỉ, khi ông tản bộ ở hòn đảo Crete thì đột nhiên quỵ xuống và được đưa vào bệnh viện. Ông qua đời chỉ vài tuần sau đó.

Sau khi gia đình phát hiện, bác sỹ đã nhầm tên ông với một người nào đó không hề bị suy tim, dẫn đến bệnh nhân chết oan thì họ đã đệ đơn lên tòa án.
Vợ ông Anthony nói rằng, họ cũng chẳng muốn kiện cáo làm gì. Thế nhưng qua các cuộc họp và liên lạc với bệnh viện thì họ nhận thấy dường như hành động pháp lý là cách duy nhất để bệnh viện này nhận ra lỗi lầm đáng tiếc của họ.
Sau hơn 3 năm sau khi ông Anthony qua đời, qua những buổi hầu tòa, bệnh viện mới gửi một bức thư đến gia đình ông Anthony và xin lỗi về việc nhầm lẫn giữa 2 bệnh nhân khiến ông không được điều trị y tế phù hợp. Bệnh viện cũng đền bù cho gia đình ông Anthony một số tiền lớn.

Đại diện của bệnh viện cho biết thêm, các biện pháp mới đã được đưa ra để tránh điều đáng tiếc trên xảy ra một lần nữa. Họ sẽ cải thiện hệ thống làm việc khi chụp X-quang chặt chẽ hơn.  

http://www.dailymail.co.uk/health/article-3336547/Grandfather-died-heart-failure-hospital-staff-confused-X-ray-patient-name.html

"Số phận" Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng đã được quyết định

Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng sẽ trở thành bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế TP Đà Nẵng kể từ ngày 2/9 tới.

Tại cuộc họp Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng diễn ra sáng 1/7, sau khi nghe ý kiến bàn bạc của các sở, ngành, ông Trần Thọ - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - đã có kết luận chính thức về “số phận” của Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng.
Theo đó, ông Thọ đã kết luận đến ngày 2/9, chính thức chuyển giao Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng từ Hội bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng thành bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế TP Đà Nẵng. 
Đồng thời, sáp nhập Khoa ung bướu, Bệnh viện Đà Nẵng vào Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng thành bệnh viện có tên gọi mới là Bệnh viện chuyên khoa Ung bướu của TP Đà Nẵng, đầu tư thành bệnh viện chuyên khoa ung thư lớn, tầm cỡ khu vực.
So phan Benh vien Ung thu Da Nang da duoc quyet dinh
Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng được đầu tư xây dựng gần 1.500 tỷ đồng. 

Đây sẽ là bệnh viện công lập nhưng tiếp tục thực hiện mục tiêu nhân đạo miễn giảm viện phí cho bệnh nhân ung thư nghèo đến chữa trị tại bệnh viện. 

Để thực hiện mục tiêu đó, sẽ thành lập hội đồng quản lý bệnh viện, trong đó có thành viên lâu dài là Hội bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng để tiếp tục nhiệm vụ vận động tài trợ cho bệnh viện, duy trì tốt bếp ăn từ thiện, chỗ ở miễn phí cho người nhà bệnh nhân như mục tiêu ban đầu. 

Ngoài ra, ông Trần Thọ cũng giao các ban ngành tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu mục đích chuyển giao này. “Đây là một cuộc chuyển giao lịch sử”, nguồn tin khẳng định. 

Như báo Tuổi Trẻ đã có bài “Bệnh viện từ thiện gặp khó” phản ánh về việc Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng được coi là mô hình bệnh viện lý tưởng, nhất là với bệnh nhân nghèo nhưng sau hơn hai năm hoạt động, số bệnh nhân vào điều trị tại đây rất ít ỏi. 

Hiện số bệnh nhân của cả bệnh viện chỉ bằng đúng số người đang điều trị tại khoa ung bướu của Bệnh viện Đà Nẵng trong khi Bệnh viện này có tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng (vốn ngân sách hơn 1.200 tỷ đồng, còn lại là nguồn vận động tài trợ).

Tại sao cảm cúm đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai?

(Kiến Thức) - Cảm cúm không phải vấn đề gì ghê gớm với người thường, nhưng lại là điều hãi hùng với phụ nữ mang thai. Tại sao lại như vậy?

Trước khi mang bầu, các bà mẹ thường phải tiêm phòng cúm và sởi rubella. Những người chưa tiêm thì căng thẳng như trên đống lửa. Vậy, sốt virus, sởi, rubella nguy hiểm như thế nào với bà bầu?

Theo BS chuyên khoa I Vũ Văn Quế, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, nếu như cảm lạnh thường nhẹ, không lây, không để lại di chứng thì cảm cúm rất nguy hiểm, lây lan rất nhanh thành dịch và có thể gây dị tật cho thai nhi