Bé gái 2 tháng tuổi bị khuyết não chống chọi tử thần từng giây

Cha mẹ của bé gái 2 tháng tuổi bị thiếu một phần não và hộp sọ bẩm sinh tại Campuchia đang cố gắng kêu gọi những tấm lòng hảo tâm quyên góp tiền để thực hiện phẫu thuật.

Cô bé Ah Neath, 2 tháng tuổi, đang phải chống chọi với bệnh tật mỗi ngày để nắm giữ sự sống mong manh. Thời gian và hy vọng sống sót của cô bé đang cạn dần vì hoàn cảnh khó khăn của gia đình.
Ah vừa được sinh ra hồi tháng 2 tại một tỉnh vùng sâu vùng xa Tbong Khmum cách thủ đô Phnom Penh 103 dặm (167km) về phía đông bắc. Chân tay của cô bé đều hoạt động tốt nhưng có một lõm lớn trên đỉnh đầu của em và phần phía sau bị sưng to. Cô bé được hỗ trợ thở bằng bình oxy trong bệnh viện nhưng hiện tại em đã xuất viện và ở với gia đình.
Cô bé Ah Neath, 2 tháng tuổi, sinh ra với phần hộp sọ méo mó, không hoàn chỉnh. Ảnh: Viral Press
Cô bé Ah Neath, 2 tháng tuổi, sinh ra với phần hộp sọ méo mó, không hoàn chỉnh. Ảnh: Viral Press 
Cha mẹ của bé, cô Srey và anh Heang đã tìm mọi cách để vay mượn tiền chi trả viện phí, thậm chí còn bán cả ngôi nhà duy nhất của mình để có thể cứu sống con gái.
Mặc dù các bác sĩ tại Campuchia đều bó tay trước căn bệnh hiểm nghèo nhưng cha mẹ bé vẫn không ngừng hy vọng.
Các chuyên gia y tế ở các nước Đông Nam Á tin rằng, phần xương sọ méo mó và bị mất của cô bé là do thiếu một phần não bẩm sinh.
Tình trạng hiếm thấy này, đôi khi được gọi là “sọ mở”, xảy ra khi bào thai không hình thành hoàn toàn và đầy đủ khi phát triển trong dạ con. Ước tính có khoảng 1/5000 trẻ sơ sinh mỗi năm mắc chứng “sọ mở” này.
Hiện tại nền khoa học và y tế thế giới vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị cho chứng khuyết tật não bẩm sinh. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ cảnh báo trẻ sơ sinh chết ngay sau khi sinh.
Với tất cả mọi nỗ lực trong sự tuyệt vọng để cố gắng cứu sống con gái, Srey chia sẻ về nỗi sợ hãi của mình rằng con gái cô sẽ chết nếu không có trợ giúp y tế ngay lập tức.
Cô nói: “Tôi biết có điều gì đó không ổn với con bé ngay khi nó được sinh ra. Tôi đã khóc rất nhiều ngày và kêu gọi mọi người quyên góp tiền. Vợ chồng tôi rất nghèo, thậm chí chúng tôi đã bán nhà và đất để cứu sống con bé. Con bé khỏe mạnh nhưng lại thiếu một phần hộp sọ”.
“Chúng tôi đang đối mặt với khó khăn và phải đấu tranh để giữ lại sự sống cho con bé. Hy vọng duy nhất của chúng tôi là sự giúp đỡ của các bác sĩ trong và ngoài nước”.

Bớt bẩm sinh khổng lồ trên mặt lại giúp cô gái này tỏa sáng

(Kiến Thức) - Tuy mắc bớt bẩm sinh màu đen khổng lồ trên khuôn mặt nhưng dường như nó không làm Mariana buồn phiền mà còn là ưu điểm giúp cô tỏa sáng.

Bot bam sinh khong lo tren mat lai giup co gai nay toa sang
 Cô gái Mariana Mendes 24 tuổi người Brazil đã phải sống chung với cái bớt bẩm sinh khổng lồ trên khuôn mặt hơn 20 năm nay. Có nhiều người đây giống như "hình xăm trên khuôn mặt", nhiều người thì ái ngại vì cái bớt khiến cô trở nên xấu xí và kỳ dị. Nhưng đối với cô đó chỉ đơn giản là một đặc điểm khác biệt giúp cô luôn nổi bật giữa đám đông.

Cuộc chiến của bé 6 tuần tuổi bị thủng tim bẩm sinh

(Kiến Thức) - Bé Annie Steven bị thủng tim bẩm sinh và chỉ nặng có 1,1kg. Chưa kịp tăng cân để có thể mổ tim thì cô bé đã ra đi vì cơ thể quá yếu.

Cuoc chien cua be 6 tuan tuoi bi thung tim bam sinh

Mới chỉ 6 tuần tuổi nhưng bé Annie Steven bé nhỏ đã phải một mình chiến đấu với tử thần để giành lại cuộc sống vì bị thủng tim bẩm sinh 

Hy hữu: cụ ông 73 tuổi phải nhập viện khoa Nhi điều trị

Cụ ông 73 tuổi với chẩn đoán bị nhiễm trùng gây biến chứng, áp xe vùng "lỗ rò luân nhĩ" tai phải nên đã điều trị tại chuyên khoa Nhi Tổng hợp. 

BS CK II Thái Hữu Dũng, Phó Trưởng khoa Nhi Tổng hợp - Bệnh viện (BV) Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh cho biết, đây cũng là trường hợp đầu tiên mà các bác sĩ tại đây tiếp nhận, chữa trị. Điều đáng nói, nguyên nhân gây cho tai phải bệnh nhân bị sưng tấy, áp xe nặng, nhiễm trùng nguy hiểm chính từ việc chủ quan của bệnh nhân.
Hy huu: cu ong 73 tuoi phai nhap vien khoa Nhi dieu tri
Ca phẫu thuật lấy lỗ rò luân nhĩ tai phải bị nhiễm trùng cho bệnh nhân. 
Trước đó, ông A. được chuyển từ BV Đa khoa Cần Giuộc Long An tới BV Tai mũi họng TP Hồ Chí Minh với tình trạng phía trước và phía sau tai, vành tai phải bị sưng nề nhiều, chảy mủ, mùi rất hôi. Ông A. cho biết, cách đây khoảng 1 năm, khi đang ngồi chơi trong nhà, do phía bên vành tai phải của ông vốn có một lỗ rò bẩm sinh, và ông hay có thói quen dùng cây tăm nhang ngoáy vào lỗ rò này "cho đã" ngứa.
Tuy nhiên có một lần khi đang ngoáy, ông bất ngờ bị cậu cháu trai chạy lao vào người, quờ tay vào đúng vành tai phải có dị tật của ông và đẩy cây tăm vào sâu trong lỗ rò đồng thời bị gẫy, một phần cây tăm nằm sâu bên trong lỗ rò. Ông cũng không để ý, và cũng lãng"quên" luôn cây tăm nhang nằm trong tai cả 1 năm nay.
Hy huu: cu ong 73 tuoi phai nhap vien khoa Nhi dieu tri-Hinh-2
Các vị trí thường gặp trên vùng tai của bệnh nhân có dị tật bẩm sinh "lỗ rò luân nhĩ". 
Khoảng 1 tháng gần đây, tại vết rò này thường chảy mùi hôi rất khó chịu, đồng thời sưng tấy lớn tạo nên một khối trông dị dạng. Ông A tới BV Đa khoa Cần Giuộc. Tuy nhiên, dù ông khẳng định rằng, phía vành tai phải có một cái tăm bị gẫy bên trong nhưng các bác sĩ khám mãi mà không thấy. Do vậy, BV địa phương đã gửi ông lên BV Tai mũi họng TP Hồ Chí Minh.
Tại đây, các bác sĩ phát hiện, tại "lỗ rò" bẩm sinh tai phải do bị cây tăm nhang chọc vào gây bít tắc, biến chứng lâu ngày sinh nhiễm trùng, áp xe, cần được phẫu thuật ngay. Trong quá trình phẫu thuật "lấy đường rò luân nhĩ" cho bệnh nhân, bác sĩ đã gắp được đoạn tăm nhang dài 2 cm nằm trong vùng mô xơ đã nhiễm trùng, mưng mủ. Đường rò này đi xuyên từ phía trước ra phía sau vành tai, gây chảy mủ và dịch ra phía sau tai.
Hy huu: cu ong 73 tuoi phai nhap vien khoa Nhi dieu tri-Hinh-3
 
Theo các bác sĩ, vị trí lỗ rò bẩm sinh thường hay gặp nhất là bờ phía trước của gờ luân, phía trên vành tai, dọc mặt sau của hố xoăn tai, dái tai, và phía sau vành tai.
Lỗ rò này đi sâu vào trong để bám vào mảng sụn. Đường rò là một ống da rất nhỏ có miệng ở trước trên cửa tai và chui ngầm vào bên trong rễ vành tai, nó có thể nông, sâu, dài, ngắn khác nhau (độ dài có thể từ vài mm tới 3cm); cấu tạo đơn giản hoặc phức tạp ( một nhánh hay nhiều nhánh) chạy nông hoặc chạy sâu với miệng ống ở phía trước rễ luân nhĩ.
Hy huu: cu ong 73 tuoi phai nhap vien khoa Nhi dieu tri-Hinh-4
Ông Trần Văn A. được khám lại vào sáng 19/6. 
Điều đáng nói, đường rò bên trong thường là một ống biểu mô có khả năng chế tiết, lòng ống có tổ chức nang lông, có tuyến mồ hôi, tuyến bã và lớp biểu bì dễ bong tróc. Chính vì vậy, rất dễ bị nhiễm trùng. Các ghi nhận cho thấy, 1/3 bệnh nhân có tật bẩm sinh này sẽ không có triệu chứng và không cần điều trị (nếu nó không bị nhiễm trùng hay biến chứng). Tuy nhiên khi "rò luân nhĩ" đã nhiễm trùng thì bắt buộc phải phẫu thuật.
Trong trạng thái bình thường, miệng ống có thể tiết ít dịch hôi, nhưng khi bị nhiễm trùng thì tiết ra dịch màu vàng rất hôi hoặc phình ra tạo thành một nang, nang vỡ sẽ tạo thành một vết nhăn nhúm, nếu nang lan ra vành tai thường làm vành tai bị xoắn lại như hình nấm mèo, tai mất hình dạng bình thường, rất mất thẩm mỹ; nếu nang này bị bội nhiễm thì khiến cho vành tai bị sưng tấy, kích thước ngày càng tăng và tạo ra áp xe "rò luân nhĩ".