Bé 7 tuổi ngất vì loại kẹo trẻ ưa thích: Bác sĩ nhắc nhở

Những tai nạn do ăn uống ở trẻ nhỏ không phải là hiếm. Cha mẹ khi cho con ăn những thực phẩm này cần hết sức lưu ý.

Mới đây, một bé gái 7 tuổi ở Hồng Kông đã phải nhập viện vì ngất xỉu. Lúc đó, bé gái vừa ăn kẹo dẻo và vừa nói chuyện với bạn trong giờ ra chơi.

Vì rất thích ăn kẹo dẻo nên bé gái này thường mang theo tới lớp. Vào giờ giải lao như thường lệ, bé gái bỏ kẹo dẻo ra ăn cùng bạn bè. Nhưng khi đang cười nói vui vẻ thì cô bé đột nhiên nhíu mày khó chịu rồi ngã ra đất, sùi bọt mép và bất tỉnh.

Khi được đưa tới bệnh viện Queen Mary, cô bé ở trong tình trạng hôn mê, khó thở, rối loạn nhịp tim và sùi bọt mép. Nguyên nhân sau đó được cho là bị hóc kẹo dẻo. Rất may, bệnh nhi đã được đưa tới bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Theo các bác sĩ, những thực phẩm này dễ dàng gây hóc cho trẻ và nếu không cứu chữ kịp thời có thể tử vong.

Thạch rau câu

Loại dị vật này gây hóc nặng nề nhất cho trẻ. Chúng là vật thể tròn, nhẵn và trơn nên khi rơi xuống thanh quản sẽ gây nghẹt thở cho trẻ nhanh hơn. Do thạch mềm nên cũng dễ dàng biến đổi hình dạng, bít đường thở, làm tử vong nhanh hơn.

Be 7 tuoi ngat vi loai keo tre ua thich: Bac si nhac nho

Xúc xích

Viện Hàm lâm Nhi khoa Mỹ cho biết những thực phẩm có dạng hình ống như xúc xích dễ dàng làm bé nghẹn khi ăn, nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi. Xúc xích có hình dáng tròn, thịt trơn mềm nên dễ khiến trẻ bị hóc ở cuống họng. Khi cho trẻ ăn xúc xích cha mẹ nên chẻ đôi hoặc cắt thành từng miếng nhỏ.

Kẹo

Kẹo cứng, kẹo dẻo, kẹo cao su đều có nguy cơ cao gây hóc cho trẻ. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, những trường hợp cấp cứu do nghẹn kẹo ở trẻ em chiếm tới 19%. Tốt nhất cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn kẹo khi có mặt người lớn.

Hạt chân trâu

Sử dụng hạt chân trâu không đúng cách có thể gây hóc chết người. Chẳng hạn như dùng ống hút hút hạt chân trâu vào miệng thật mạnh. Với đường kính khá lớn của hạt chân trâu, cổ họng, yết hầu và khí quản của trẻ khó có đủ độ rộng để những hạt này trôi xuống dễ dàng, do vậy trẻ dễ bị hóc và gặp nguy hiểm.

Bánh quy

Mặc dù bánh quy mềm và có thể tan chảy trong miệng trẻ nhưng nó cũng khiến trẻ dễ bị nghẹn và sặc. Bạn nên cho trẻ nếm từng chút một, bẻ thành từng miếng vụn nhỏ. Khi trẻ ăn bánh quy nên khuyến khích trẻ uống thêm nước để dễ hòa tan lượng bột trong cuống họng nhỏ bé của trẻ.

Kinh ngạc thứ tưởng chỉ dành cho nữ...ban đầu thiết kế cho nam

(Kiến Thức) - Băng vệ sinh, giày cao gót hay quần tất,...là những thứ tưởng như chỉ dành riêng cho phụ nữ. Thật bất ngờ, ban đầu chúng được thiết kế để phục vụ nhu cầu sử dụng của nam giới.

Kinh ngac thu tuong chi danh cho nu...ban dau thiet ke cho nam
 Băng vệ sinh: Băng vệ sinh là vật dụng dành cho phụ nữ, mang lại cảm giác thoải mái ngày “đèn đỏ”. Chắc hẳn ít người biết rằng, sản phẩm này được tạo bởi Benjamin Franklin. Mục đích ban đầu của chúng là để cầm máu cho thương binh. Về sau, những y tá sử dụng chúng trong kỳ kinh nguyệt nhờ khả năng thấm hút và tiện dụng. (Ảnh minh họa)

Bé trai 6 tháng tuổi nguy kịch vì hóc xương lươn: Ăn dặm an toàn?

(Kiến Thức) - Bệnh viện Nhi Đồng TPHCM vừa cứu sống một bé trai 6 tháng tuổi nguy kịch vì hóc xương lươn khi ăn cháo. Bác sĩ lưu ý, khi cho trẻ ăn dặm, phụ huynh phải kiểm tra bằng mắt, tay hoặc qua rây lọc thật kỹ.

Bé trai 6 tháng tuổi nguy kịch vì hóc xương lươn ngụ ở Bà Rịa Vũng Tàu. Bé được đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng TPHCM trong tình trạng khó thở tím tái, nhiễm trùng, sốt kéo dài do bị hóc xương cháo lươn. Đây là một tình huống hóc dị vật khiến trẻ nguy kịch đến tính mạng.
Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ ghi nhận bệnh nhi đã 4 ngày sốt ho, khò khè ọc sữa, tiêu lỏng điều trị phòng khám tư không bớt. Thấy trẻ thở mệt, người nhà đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.

Biến chủng AY.4.2 nguy cơ “né” vắc xin COVID-19: Những con số báo động

(Kiến Thức) - Biến chủng AY.4.2, được cho là có khả năng lây lan nhanh hơn biến thể Delta và nguy cơ "né" vắc xin COVID-19, đã lan ra ít nhất 28 quốc gia trên thế giới.

Bien chung AY.4.2 nguy co “ne” vac xin COVID-19: Nhung con so bao dong
Đến nay, theo dữ liệu của trang Outbreak.Info, gần 17.000 ca mắc biến chủng AY.4.2 đã được phát hiện tại ít nhất 28 quốc gia trên khắp thế giới. Ảnh: Reuters.  

Bien chung AY.4.2 nguy co “ne” vac xin COVID-19: Nhung con so bao dong-Hinh-2
 Trong đó, phần lớn số ca nhiễm biến thể AY.4.2 được ghi nhận ở Anh. Đây là quốc gia phát hiện biến thể này đầu tiên trong năm nay. Ảnh: Hành khách đeo khẩu trang trên xe buýt ở London, Anh. Ảnh: AP. 

Bien chung AY.4.2 nguy co “ne” vac xin COVID-19: Nhung con so bao dong-Hinh-3
 Một số nhà nghiên cứu cho rằng AY.4.2 có thể lây lan cao hơn so với biến thể Delta. Theo Giáo sư Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền tại Đại học London (Anh), AY.4.2 có thể có mức độ lây nhiễm cao hơn từ 10 - 15% so với biến thể Delta ban đầu. Ảnh minh họa: RTE. 

Bien chung AY.4.2 nguy co “ne” vac xin COVID-19: Nhung con so bao dong-Hinh-4
Tình hình đáng lo ngại tại Anh khi nước này đang chứng kiến sự gia tăng kéo dài về số ca mắc COVID-19. Ít nhất 16 khu vực tại Anh có tỷ lệ lây nhiễm biến chủng mới >25%. Ảnh: AP.  

Bien chung AY.4.2 nguy co “ne” vac xin COVID-19: Nhung con so bao dong-Hinh-5
 Số liệu giải trình tự gen cho thấy chủng, AY.4.2 gây ra 6% số ca bệnh mới tại Anh trong tuần đầu tiên của tháng 10/2021. Ảnh: Reuters. 

Bien chung AY.4.2 nguy co “ne” vac xin COVID-19: Nhung con so bao dong-Hinh-6
 Ngày 20/10, tờ Telegraph dẫn thông tin từ cuộc họp báo của Cơ quan An ninh Y tế Anh nhấn mạnh, biến thể phụ của Delta đang "trên quỹ đạo ngày càng tăng" trên toàn quốc. Ảnh: Telegraph. 
Bien chung AY.4.2 nguy co “ne” vac xin COVID-19: Nhung con so bao dong-Hinh-7
 Ngoài Anh, hàng chục quốc gia khác trên thế giới cũng đã báo cáo những ca nhiễm biến chủng AY.4.2 đầu tiên. Trong đó, Nga ngày 21/10 thông báo một số ca nhiễm biến thể mới này. Ảnh: RIA.

Bien chung AY.4.2 nguy co “ne” vac xin COVID-19: Nhung con so bao dong-Hinh-8
 Hãng thông tấn Nga RIA dẫn lời nhà nghiên cứu cấp cao của Cơ quan giám sát tiêu dùng quốc gia, Kamil Khafizov, cho biết có khả năng biến thể AY.4.2 này sẽ lây lan rộng, có thể khiến số ca mắc mới COVID-19 ở Nga tăng hơn nữa. Ảnh: MNA.