Bé 5 tuổi cấp cứu ngộ độc cây kim tiền: Cảnh báo bố mẹ thận trọng

(Kiến Thức) - Gần đây, người dùng mạng xã hội chia sẻ về trường hợp bé 5 tuổi ngộ độc cây kim tiền trong lúc chơi. Đây không phải lần đầu tiên có trẻ em ngộ độc vì cắn phải lá cây cảnh này.

Mạng xã hội đang xôn xao về trường hợp một em bé 70 tháng tuổi bị ngộ độc cây kim tiền, sau khi được khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện đa khoa huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình điều trị đã bình phục và được xuất viện.
Nội dung câu chuyện được chia sẻ: "Cháu nhỏ đang chơi tự nhiên khóc kêu la đau họng, không nói được chỉ khóc rồi khạc liên tục. Người nhà đang hoảng hốt thì nhìn thấy chiếc lá cây Kim tiền có vết cắn vứt dưới đất. Sau đó đưa đi bệnh viện, người cháu bé lúc này run toàn thân, vùng da mặt bên dưới mắt bị xuất huyết dưới da. May cháu mới cắn chứ nuốt thì rất nguy".
Be 5 tuoi cap cuu ngo doc cay kim tien: Canh bao bo me than trong
Do cắn lá kim tiền trong lúc đùa nghịch, bé 5 tuổi đã phải nhập viện vì ngộ độc. Ảnh: FB. 
Đây không phải lần đầu tiên trẻ em ngộ độc vì cắn phải lá cây kim tiền. Năm ngoái, một bé 15 tháng tuổi cũng đã phải nhập viện vì sưng mồm, rát họng sau khi bỏ lá cây kim tiền bỏ vào miệng.
Cây kim tiền là loại cây cảnh khá phổ biến, được nhiều người dùng làm cây cảnh trong nhà không chỉ bởi cái tên gợi cảm giác sung túc mà còn bởi loại cây này rất khỏe, ưa sống trong nhà và có khả năng làm sạch không khí rất tốt.
Thế nhưng, người dân cần hết sức cảnh giác, nhất là với những gia đình có trẻ nhỏ. Bởi nhựa trong thân và lá cây kim tiền rất nguy hiểm nếu nuốt phải sẽ gây ngộ độc.
Theo PGS.TS. Trần Hồng Côn – Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQGHN), trong cuống và lá cây kim tiền chứa tinh thể canxi oxalat. Chất này có tác dụng thanh lọc, hút độc nhưng lại nguy hiểm với con người.
Be 5 tuoi cap cuu ngo doc cay kim tien: Canh bao bo me than trong-Hinh-2
Thân và lá cây kim tiền có chất canxi oxalat gây ngộ độc. 
Vào năm 2015, các nhà khoa học thuộc ĐH Bergen (Na Uy) đã thí nghiệm độc tính của cây kim tiền (tên khoa học là Z. zamiifolia). Theo đó, các chuyên gia thử nghiệm chất chiết suất từ Z. zamiifolia trên tôm với liều lượng 1mg/ml cho thấy chúng bị chết.
Trong thân lá cây kim tiền có chứa nhiều tinh thể canxi oxalat. Chất này sẽ gây kích thích các phần da mỏng, nhạy cảm như niêm mạc môi, lưỡi, màng nhầy trong họng...Với liều lượng lớn, chất canxi oxalat sẽ gây nên trạng thái nôn nao khó chịu, có thể dẫn tới khó thở và nặng hơn có thể dẫn tới co giật, hôn mê.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, nếu chẳng may trẻ con trong nhà cắn hoặc nuốt phải lá cây có độc, cha mẹ nên cho trẻ súc miệng để loại bỏ độc tố ngay lập tức. Nếu nhựa dính vào da hoặc mắt, bạn cần rửa sạch bằng nước. Sau đó, hãy lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để xử lý và điều trị kịp thời.
Nếu gia đình có trồng cây kim tiền trong nhà nên lưu ý trẻ nhỏ không được chạm vào hay ăn lá cây này. Tốt nhất nên có biện pháp phòng ngừa như để cây ngoài tầm với của trẻ nhỏ hoặc chờ tới khi trẻ nhỏ lớn đủ nhận thức để không ăn những thứ nguy cơ ngộ độc này.

“Chữa” ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat bằng thảo dược coi chừng chết oan

(Kiến Thức) - Gần đây, tại cửa khoa Hồi sức tích cực & Chống độc - BV đa khoa tỉnh Tuyên Quang có hiện tượng cò mồi mời chào gia đình người bệnh mua thuốc thảo dược để “chữa” ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat. 

Ngộ độc do Botulinum: Bộ Y tế khuyến cáo phòng tránh ra sao?

(Kiến Thức) - Để phòng tránh ngộ độc do Botulinum, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận. Thận trọng với các thực phẩm đóng kín...

Theo Bộ Y tế, ngộ độc thực phẩm do độc tố Botulinum thường do ăn uống các thực phẩm có sẵn độc tố Botulinum do các chủng vi khuẩn clostridium sinh ra. Người bị ngộ độc do Botulinum có thể khởi phát bệnh ở 12 - 36 giờ sau ăn, nhưng dao động trong khoảng 6 - 8 ngày sau ăn.
Các dấu hiệu bệnh: nôn, buồn nôn, liệt đối xứng 2 bên bắt đầu từ vùng đầu - mặt, cổ, lan dần xuống chân, sụp mi, nhìn đôi, nhìn mờ, nói khó, liệt vùng ngực - bụng, liệt 2 chân, phản xạ gân xương thường giảm hoặc mất nhưng người bệnh vẫn tỉnh táo.

Bé trai 11 tuổi thủng dạ dày: Bác sĩ khuyến cáo gì?

(Kiến Thức) - Khoa Ngoại tiêu hoá và Tổng hợp, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí vừa tiếp nhận một trường hợp bé trai 11 tuổi thủng dạ dày vì ăn quá nhiều tương ớt. Bác sĩ khuyến cáo bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở trẻ em.

Đó là trường hợp bé nam Đ. T. D., 11 tuổi, tại Xã Hồng Phong, Thị xã Đông Triều. Ngày 1/11/2020 sau khi ăn tối trẻ xuất hiện đau quặn bụng dữ dội quanh rốn, sau lan ra khắp bụng. Trẻ nôn 3 lần ra dịch tiêu hoá đã được đưa đến cấp cứu tại Trung tâm Y tế Thị xã Đông Triều, và được chuyển Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí tiếp tục điều trị.
Be trai 11 tuoi thung da day: Bac si khuyen cao gi?
Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí điều trị cho bệnh nhi bị thủng dạ dày. Ảnh: Infonet.
Qua thăm khám và kết quả chụp X- quang bụng với hình ảnh thủng tạng rỗng, các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật nội soi cấp cứu cho bệnh nhi. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ thấy mặt trước hành tá tràng có 1 lỗ thủng đường kính khoảng 0,7 cm, xung quanh ổ loét xơ chai.
Theo lời mẹ bệnh nhi cho biết tại nhà, trẻ có chế độ học tập, sinh hoạt điều độ, tuy nhiên trẻ có thói quen ăn nhiều tương ớt, thường xuyên chấm đồ ăn với tương ớt trong các bữa ăn…
Trường hợp ăn cay nóng khiến viêm loét dạ dày đến mức thủng dạ dày tá tràng như trường hợp bệnh nhi ở Quảng Ninh có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp. Đặc biệt, theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng nhiều bà mẹ vẫn cho rằng chỉ có người lớn mới bị đau dạ dày do ăn uống, sinh hoạt bừa bãi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở trẻ em. Trẻ có thể bị ngay từ hồi học mẫu giáo, thậm chí chỉ mấy tháng tuổi, trong đó tuổi hay gặp nhất là 10-14.
Trẻ em khi bị viêm loét dạ dày chủ yếu do thói quen ăn uống
Theo các bác sĩ khoa Ngoại Nhi trẻ em, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, khi bị viêm loét dạ dày, các triệu chứng lâm sàng thường không giống người lớn, thời gian tiến triển bệnh cũng khác nên dễ bị chẩn đoán nhầm. Trẻ có thể đau bụng trước hoặc sau bữa ăn, đau về đêm, đôi khi là đau bất thường không có thời điểm cố định. Bệnh nếu không được điều trị, hoặc điều trị sai sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như dễ gây loét sâu, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí gây thủng dạ dày; đặc biệt là biến chứng gây hẹp môn vị… Về lâu dài, bệnh tiến triển mạn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Mời độc giả theo dõi video "Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan Covid-19". Nguồn: THDT.

Thủng dạ dày ở trẻ em là tương đối ít gặp ở lứa tuổi này, hiện nay tình trạng viêm dạ dày ở trẻ em ngày càng tăng, nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống, vừa xem tivi hay điện thoại vừa ăn, thức khuya chơi game, stress học tập… Các bậc phụ huynh nên chú ý điều chỉnh lối sống lành mạnh cho sự phát triển của trẻ tránh những trường hợp nặng nề xảy ra, các bác sĩ khoa Ngoại Nhi khuyến cáo.
Be trai 11 tuoi thung da day: Bac si khuyen cao gi?-Hinh-2
Thủng dạ dày ở trẻ em là tương đối ít gặp ở lứa tuổi này, hiện nay tình trạng viêm dạ dày ở trẻ em ngày càng tăng, nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống.