![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
“Đi làm đã mệt mỏi với nội quy, về nhà lại gặp quy ước của vợ, có nhất thiết phải làm khổ nhau vậy không?” - Quang ném túi xách xuống ghế, bực dọc.
Số là, Quang và vợ đã giao kèo, trong một tuần, anh chỉ được đi nhậu vào thứ Tư và thứ Sáu. Nhưng hôm nay, Quang có tiệc chia tay đồng nghiệp, đã xin vợ thay vì thứ Tư, chuyển sang nhậu thứ Ba, nhưng vợ anh cương quyết: “Không được, anh đặt ra quy ước, anh phải tôn trọng quy ước đó. Anh không tôn trọng quyết định của bản thân, còn ai có thể tôn trọng anh?”. Chuyện của vợ chồng Quang không phải là cá biệt. Việc vợ chồng đặt ra quy ước để ràng buộc trách nhiệm với gia đình một cách rõ ràng hơn đang khá phổ biến…
"Mua dây buộc mình?"
Quang và Yến lấy nhau được bảy năm, có một con gái năm tuổi. Yến đã “mời” Quang ngồi vào “bàn đàm phán gia đình” và thẳng thắn: “Em và anh đều làm công chức, công việc tương đương nhau, nhưng sau giờ làm, anh đi nhậu, còn em tối mắt tối mũi với bếp núc, chăm con”. Với cách đặt vấn đề nghiêm túc và hợp lý ấy, Quang đành phải thỏa thuận, một tuần chỉ nhậu vào thứ Tư và thứ Sáu, những ngày còn lại thì về ăn cơm cùng vợ con, chở vợ con đi bơi hoặc đi công viên. Nhưng, muốn nhậu có hứng thì phải có đúng bạn và đúng dịp. Trong nhóm bạn, chỉ mỗi Quang là phải nhậu theo “lịch” cố định, nên anh thường xuyên ấm ức khi "kế hoạch nhậu" của mình không trùng với các chiến hữu.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Từ lúc mới cưới, Tiến và Hằng đã thỏa thuận, phải thực hiện số lần thăm bên ngoại và bên nội như nhau. Thỏa thuận này tưởng chừng hợp lý, bởi vợ chồng Tiến ở Q.Bình Thạnh, cha mẹ Tiến ở Q.Gò Vấp, cha mẹ Hằng ở Q.Phú Nhuận, quãng đường đi thăm tương đương nhau.
Nhưng, sau khi sinh con, Hằng quyến luyến về ngoại nhiều hơn. Có hôm, Tiến thả hai mẹ con bên ngoại, rồi chạy sang bên nội uống rượu, trong khi ở nhà ngoại hôm đó cũng có tiệc. Trong bữa ăn, cha hỏi con gái: “Thằng Tiến buồn gì nhà mình mà không ở lại ăn chung?”. Hằng nửa phân bua với cha, nửa cố nuốt cục nghẹn vào lòng. Chiều, Tiến ghé đón vợ con, Hằng cự. Tiến nói lý do: “Dạo gần đây em hay về bên ngoại. Thôi thì em không thăm bên nội được, anh phải tranh thủ đi một mình. Mình đã giao kèo là thăm hai gia đình với số lần bằng nhau mà?”. Hằng chống chế là do có con nhỏ nên về ngoại chơi, được bà ngoại đỡ đần, chứ sang bên nội, vừa chật chội, vừa phải lo ôm con.
Tiến giận, nói vợ coi thường nhà chồng nóng, chê mẹ chồng vô tâm. Đã vậy, bỏ quy ước luôn cho khỏe. Hằng không chịu, bảo việc đi thăm hai bên nội ngoại mỗi cuối tuần là cần thiết. Hằng nói: “Thỏa thuận là vậy, nhưng anh phải xem xét thực tế mà thông cảm cho em, không thể áp dụng cứng nhắc”. Nhưng, Tiến vẫn khăng khăng, thà không lập quy ước, đã lập mà thực hiện nửa vời, chỉ rước thêm bực.
Tự nguyện là chính
Thực tế, số người đặt ra quy ước thì nhiều, nhưng thực hiện được lại chẳng bao nhiêu. Con người vốn có xu hướng muốn vượt ra ngoài khuôn khổ, trong khi “người giám sát” lại không đủ quyền lực và chế tài, nên lại càng khó. Đơn cử, có đôi vợ chồng giao ước không về nhà quá 11h đêm mỗi ngày. Người chồng vẫn biết là đến giờ phải về, nhưng phần ham vui, phần chủ quan nghĩ, có thất hứa với vợ một bữa cũng không sao, cùng lắm vợ cằn nhằn vài câu rồi đâu lại vào đó. Khi “bên kia” vi phạm, người vợ dù rất tức nhưng không có cách gì để trừng phạt.
MC Quỳnh Hương được nhiều người thán phục vì nhiều năm qua, chị đã giữ được quy ước “dù bận thế nào, hai vợ chồng cũng về nhà để cùng ăn cơm trưa”. Chồng Quỳnh Hương là người thành đạt, rất bận rộn, chị cũng không dễ sắp xếp thời gian vào buổi trưa. Thế nhưng, họ vẫn làm được điều họ muốn. Chị nói, điều quan trọng là hai vợ chồng phải làm sao để cảm thấy được ăn trưa cùng nhau là niềm vui, chứ không phải chuyện miễn cưỡng. Thực hiện được một thời gian, đâm “ghiền”, trưa phải ăn ở ngoài là khó chịu.
Biên tập viên Đông Quân (gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình với chương trình Chào buổi sáng trên HTV) thì có “cái hẹn trường kỳ” với vợ là ăn sáng, uống cà phê và chỉ nói chuyện về gia đình vào mỗi thứ Ba, thứ Năm hàng tuần ở một quán quen sau lưng Nhà văn hóa Thanh Niên (TP.HCM). Anh chia sẻ, ban đầu, đưa ra quy ước thì thấy nhẹ nhàng, nhưng khi thực hiện mới thấy khó. Mỗi ngày, ai cũng có áp lực và kế hoạch công việc khác nhau. Nhưng cả hai xác định, vợ chồng có quá ít thời gian dành cho nhau, nên hai bữa cà phê sáng trong tuần là khoảng thời gian cơ bản nhất để gắn bó, xây dựng gia đình.
Như vậy, có thể thấy, hai người lập ra quy ước đồng thời cũng là người tự giám sát việc thực hiện quy ước ấy, nếu cứ lấy lý lẽ ra để “nói chuyện” với nhau là khó khả thi. Những trường hợp như MC Quỳnh Hương, biên tập viên Đông Quân, họ đều thực hiện thành công bởi họ đặt ra quy ước phù hợp với điều kiện thực tế và người trong cuộc thực hiện trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện. Nếu lập ra giao ước để rồi khi bất đồng lại dùng chính giao ước đó để bắt lỗi nhau, vô tình sẽ biến thành chuyện miễn cưỡng, gò ép.
Thạc sĩ Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính cơ sở TP.HCM, chuyên viên tư vấn tâm lý) kể: “Tôi và chồng cùng thỏa thuận, dù thế nào, cả hai phải ở nhà với con vào ngày Chủ nhật. Chồng tôi vốn ít la cà bên ngoài, nên thực hiện điều này dễ dàng. Trong khi đó, tôi thường xuyên đi dạy, tham gia nói chuyện chuyên đề nên Chủ nhật lại là ngày “đắt sô” nhất. Ban đầu, tôi ở nhà nhưng cứ bứt rứt, bồn chồn. Chồng tôi chỉ nhẹ nhàng: “Em hãy nói cho anh biết, mục tiêu sống cao nhất của em là gì? Có phải vì gia đình không? Nếu không, em có thể phá bỏ quy ước, vắng nhà ngày Chủ nhật”. Tôi tâm phục khẩu phục. Bây giờ, sau hai năm, tôi đã thấy quen, không còn muốn rời gia đình vào ngày Chủ nhật nữa. Quy ước chỉ là hình thức để tạo cơ sở cho hai vợ chồng thực hiện nghĩa vụ yêu thương. Thứ cao hơn là lòng chân thành, thật tâm muốn hy sinh vì nhau. Chỉ khi có được thứ cao hơn ấy, quy ước mới tồn tại bền vững”.
Thạc sĩ Thúy chia sẻ thêm: “Quy ước hôn nhân là hình thức nhắc nhở vợ và chồng thực hiện nghĩa vụ với nhau theo cách mà họ đã thống nhất chọn lựa. Trước tiên, những điều kiện cả hai chọn phải phù hợp với khả năng và đặc thù công việc của mỗi người. Khi đặt ra những điều kiện ấy, cả hai cần lưu ý đến yếu tố “có thể cùng nhau thực hiện một cách thoải mái và tự nguyện”. Nếu quy ước chưa phù hợp với điều kiện mới, có thể cùng nhau điều chỉnh lại cho phù hợp hơn. Một khi quy ước khiến cả hai ngột ngạt mà chẳng mang lại lợi ích chung, thậm chí khiến cả hai có cảm giác như “mua dây buộc mình”, thì nên từ bỏ, không nên cố chấp mà theo đến cùng”.
Vợ chồng thi thoảng cắn đắng nhau về chuyện tiền nong là thường, nhưng vợ chồng tôi không đến mức thiếu thốn gì mà vẫn bị chữ “tiền” làm hôn nhân rạn vỡ.
Sai lầm ban đầu là tôi đưa thẻ ATM cho vợ tự rút. Tiến thêm một bước, vợ giữ thẻ. Rồi vợ đổi mật khẩu. Tin nhắn của ngân hàng cũng đến… điện thoại vợ. Ngày lãnh lương, nhìn anh em đồng nghiệp tíu tít phấn khởi, tôi chỉ thấy lạc lõng đến buồn cười.
Chẳng người đàn ông nào vui nổi khi vợ diễn tuồng tiền ban gạo phát. "Anh ra ngoài có cần chi dùng gì nhiều đâu, mỗi ngày 100.000đ là quá dư rồi". Tính toán đã đời, vợ kết luận! Gần 40 tuổi, tôi lại sống trong tình trạng còn tệ hơn hồi học phổ thông được mẹ nuôi, bởi sáng sáng vợ phát lương, không bao giờ đưa dư một xu. Muốn lãnh “sỉ” theo tuần hay theo tháng để tiện sắp xếp chi tiêu, vợ cũng gạt phăng, không đồng ý.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Nhớ đầu năm rồi, tôi đi làm về, cố tình thử khoe với vợ cái bao lì xì 300.000đ được sếp tặng. Vợ không tịch thu như thói thường vẫn vậy, mà còn hào hứng bảo, đúng rồi, đó là lộc mà, phải để xài lấy hên chứ! Tôi chưa kịp ngạc nhiên, cứ ngỡ vợ đã bắt đầu thay đổi, ai dè… Ba ngày liền vợ lờ đi không phát lương!
Lập quỹ đen ư? Việc đó tất nhiên là không tránh khỏi. Càng không thấy gì áy náy hay có lỗi, bởi đâu phải tự dưng tôi muốn sống cảnh đối phó nhau như thế. Mỗi khi cần “giải trình” để có chút tiền đi giao tế, trả ơn trả lễ, trả nợ miệng này nọ, tôi không khỏi bực mình, rồi chán ngán thất vọng về cuộc hôn nhân của mình. Ngay cả việc muốn biếu mẹ ruột chút đỉnh thuốc thang, uống sữa, tôi cũng phải nhịn chi dùng cả nửa tháng mới có. Bao lần dở khóc dở mếu vì “hết đạn” ngay lúc cần kíp. Thế nhưng, dù biết cách ứng xử của mình với đồng tiền là không phù hợp, hoặc ít ra cũng làm cho chồng không cảm thấy thoải mái, hài lòng, vợ tôi nhất định không thay đổi. Chính thái độ cố chấp, bất cần của vợ khiến tôi chẳng còn tha thiết vun vén cho gia đình. Ai cấm tôi nghĩ, vợ chỉ muốn cầm tiền mà chẳng hề nghĩ tới cảm giác của người làm ra đồng tiền đã không có cơ hội được sử dụng thành quả, công sức do mình vất vả làm ra? Tôi lấy đâu ra động lực để mà tiếp tục cày bừa?
Mỗi cây mỗi hoa, từng gia đình có cách thống nhất xài tiền riêng, nhưng nếu thấy không hợp lý thì phải điều chỉnh. Cứ khăng khăng theo ý mình, bất kể người kia bất mãn thế nào, thì dù nghĩ mình nắm được đồng tiền là quản lý được tất cả, nhưng người vợ không hiểu, có những thứ còn quan trọng hơn tiền nong sẽ dần vuột khỏi tầm kiểm soát…
Mấy chị bạn làm chung cứ nay khoe cái này, mai khoe cái kia. Họ có chồng làm kỹ sư, bác sĩ, giám đốc nên quà tặng toàn những thứ đắt tiền. Ấy vậy mà, có người còn mè nheo chê lên chê xuống, so bì với người nọ, người kia… Những lần thấy các chị như vậy, em lại bỏ ra hành lang đứng một mình. Nước mắt tự dưng cứ chảy. Em nhớ anh.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Anh yêu, bao giờ thì anh về phép? Ngày tình yêu, người ta tặng nhau hoa hồng, sô-cô-la và những lời chúc ngọt ngào. Người ta đưa nhau đi chơi đây đó và chắc chắn họ sẽ ôm nhau thật chặt và hôn nhau. Còn em, mấy hôm nay, mỗi khi nghĩ về anh, em chỉ mong nhận được một lá thư hay một cuộc gọi. Hạnh phúc với em chỉ chừng ấy thôi mà sao vẫn khó nhọc vô cùng.
Dẫu biết rằng yêu anh là chấp nhận hy sinh, là nhớ thương đong đầy năm tháng nhưng vẫn có những lúc em chạnh lòng. Giá như bạn bè chung quanh giấu bớt đi hạnh phúc, giá như ngoài kia đường phố đừng rợp hoa hồng và dập dìu đôi lứa bên nhau… thì có lẽ em đã không khóc nhiều vì nhớ anh như thế.
Người yêu của lính thì không được yếu lòng. Dẫu đã tự nhắc mình nhiều lần như thế mà sao nước mắt vẫn cứ trôi theo niềm mong đợi. Ngày tình yêu, chỉ ước mong có được một món quà thật giản dị là được ở bên anh. Thế mà, ước muốn ấy đã nhiều năm rồi vẫn chỉ là mơ ước. Anh đừng cười khi biết rằng em đang khóc vì nhớ anh…