Bình Dương sắp có thêm TP Bến Cát và Tân Uyên

(Vietnamdaily) -Bình Dương đang hoàn thiện hồ sơ đề án thành lập thêm 2 TP là Bến Cát và Tân Uyên trực thuộc tỉnh.

Ngày 1/4, tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế xã hội quý I năm 2022, UBND tỉnh Bình Dương thông tin tỉnh đang xây dựng Đề án thành lập TP Bến Cát và TP Tân Uyên.
Theo UBND tỉnh Bình Dương, trong năm 2020 và năm 2021, tỉnh đã ban hành các văn bản cho chủ trương về việc thành lập TP Bến Cát, TP Tân Uyên và xây dựng đề án đưa nhiều xã lên phường.
Đến nay, đã hoàn chỉnh dự thảo Đề án thành lập phường An Điền, phường An Tây thuộc Thị xã Bến Cát và thành lập TP Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương.
Dự kiến, tháng 4/2022 sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn thị xã.
Tháng 5/2022: Thông qua HĐND cấp xã cho ý kiến và ban hành Nghị quyết; Thông qua HĐND cấp thị xã cho ý kiến và ban hành Nghị quyết.
Tháng 5 - 6 năm 2022: Hoàn chỉnh Đề án gửi Sở Nội vụ, UBND tỉnh, HĐND tỉnh. sau đó trình Trung ương theo quy định.
Binh Duong sap co them TP Ben Cat va Tan Uyen
 Một góc thị xã Bến Cát. Ảnh: Báo Lao Động.

Tuy nhiên, khó khăn, vướng mắc việc thành lập TP Bến Cát là khu vực dự kiến thành lập phường là An Điền và An Tây hiện chưa có trong quy hoạch Nam Bến Cát cũ. Hiện Bến Cát đã thực hiện điều chỉnh quy hoạch và đang chờ UBND tỉnh phê duyệt.
Đối với việc nâng cấp Thị xã Tân Uyên thành TP Tân Uyên, hiện nay, địa phương đã xây dựng Kế hoạch xây dựng Đề án thành lập TP Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương và đã hoàn chỉnh hồ sơ nâng cấp Thị xã Tân Uyên thành TP Tân Uyên trình UBND tỉnh thông qua kỳ họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 3.
Hiện Thị xã Tân Uyên đang hoàn chỉnh hồ sơ trình HĐND tỉnh và trình Trung ương theo quy định.
Nếu được các cấp phê duyệt thông qua việc thành lập 2 TP này thì Bình Dương sẽ có 5 TP trực thuộc tỉnh.

Vì sao cựu Chủ tịch Bình Dương Trần Thanh Liêm bị bắt?

(Vietnamdaily) - Bộ Công an bắt giam ông Trần Thanh Liêm và 5 bị can về tội vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Ngày 30/6, Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV (Tổng Công ty 3/2).

Căn cứ tài liệu điều tra thu thập được, ngày 29/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với 6 bị can về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015. 

Bình Dương lý giải tình trạng mua đất của Becamex nhiều năm vẫn chưa được cấp sổ

(Vietnamdaily) - Cử tri ở Bình Dương phản ánh người dân mua đất tại một số dự án của Tổng công ty Becamex nhiều năm nhưng vẫn chưa được cấp sổ.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương nhận được kiến nghị của cử tri về dự án Khu tái định cư 5A (huyện Bàu Bàng) và dự án Khu dân cư Thuận Giao (TP Thuận An) do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (Tổng công ty Becamex) trước Kỳ họp thứ hai - HĐND tỉnh khóa X.

Cụ thể, cử tri tại thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng phản ánh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân được tái định cư tại khu dân cư 5A rất chậm. Một số hộ dân nhận đất tái định cư từ năm 2014 đến nay nhưng chưa được cấp nên không thực hiện được thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở, làm ảnh hưởng đến đời sống và quyền lợi.

'Cò' đất khuấy động làng quê Hà Tĩnh, vài ngày lại 'bay sạch'

Các dự án mới chỉ trên giấy, các nhóm “cò' đất đã kéo theo từng tốp tập trung về các vùng quê Hà Tĩnh tạo sóng. Tuy nhiên “cò” chỉ vây kín một vài ngày rồi lại kéo đến vùng quê khác.

Câu chuyện sốt đất vùng quê Hà Tĩnh bắt đầu từ việc đấu giá 8 lô đất ở tại khu quy hoạch dân cư vùng Le Le, thôn Yên Lạc, xã Thạch Thắng, huyện Thạch Hà diễn ra vào tháng 9/2021. Người dân không khỏi ngạc nhiên khi 8 lô đất nhưng có 200 bộ hồ sơ tham gia đấu giá. Các lô đất đều đấu vượt trên 54 bước giá, trong đó có lô số 1 được đấu vượt lên 58 bước giá.

Cả 8 lô đất được đấu giá thành công, thu về 18,716 tỉ đồng, vượt giá khởi điểm hơn 13,639 tỉ đồng. Chính quyền xã Thạch Thắng đánh giá đây là “hiện tượng chưa từng có tại địa phương”.

Gần đây dư luận tiếp tục ngạc nhiên khi nhiều vùng quê ở huyện Thạch Hà, huyện Cẩm Xuyên… lại tiếp tục dấy lên hiện tượng sốt đất, dòng người tứ phía đổ về quần thảo, lùng sục mua đất. Nhưng chỉ sau vài ngày, "cò" đất lại "biến mất", khiến làng quê Hà Tĩnh bị khuấy động.

“Ngửi mùi” dự án

Xã Thạch Văn, Thạch Trị (huyện Thạch Hà) là hai địa phương nằm trong quy hoạch Dự án Khu du lịch biển cao cấp Wyndham Costa Hà Tĩnh do Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch Onsen Fuji làm chủ đầu tư. Khi dự án chỉ mới được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư, giới đầu tư khắp nơi đổ về, khiến đất hai xã này tăng lên chóng mặt.

'Co' dat khuay dong lang que Ha Tinh, vai ngay lai 'bay sach'
Một gốc cây dán kín biển rao bán đất tại xã Thạch Văn (huyện Thạch Hà)

Những lô đất vùng bãi ngang ven biển trước đây có giá từ vài trăm triệu nay được rao giá cao lên tới vài tỷ đồng.

Đáng nói, đất không chỉ sốt lên tại địa phương có dự án, những xã lân cận cũng bị cuốn theo làn sóng sốt đất do dân "cò" đất đẩy nhau tạo sóng.

'Co' dat khuay dong lang que Ha Tinh, vai ngay lai 'bay sach'-Hinh-2
Xe ô tô đậu kín đường xuống Thạch Văn để mua bán đất khi "ngửi mùi" sắp có dự án

Xã Thạch Thắng (huyện Thạch Hà) là địa phương nằm sát hai xã Thạch Văn, Thạch Trị. Kể từ khi có dự án trên giấy Khu du lịch biển cao cấp Wyndham Costa, đất nông thôn tại xã này cũng ăn theo "sốt xình xịch”.

Ông Trần Bá Từ, Chủ tịch UBND xã Thạch Thắng cho hay, gần đây "cò" đất thổi giá, lấy cớ xung quanh sắp có dự án khu du lịch biển ở xã Thạch Văn, Thạch Trị.

“Thạch Thắng gần Thạch Văn, Thạch Trị, "cò" đất lợi dụng sắp có dự án về tại hai xã này nên thổi giá đất. Dọc đường chính hiện tại mỗi m2 đất có giá từ 12-13 triệu đồng. Còn cách đây khoảng 3 năm về trước, mỗi m2 chỉ khoảng 2-3 triệu. Sau mỗi năm, đất cứ tăng giá, gấp từ 10-12 lần”, ông Từ nói.

Theo ông Từ, trước đây có những mảnh đất khoảng 120 triệu, đấu giá từ năm này qua năm khác nhưng chẳng ai mua, nhưng giờ bán ra khoảng 1,3 tỷ. “Cò đất lùng về tận thôn, đất trong vườn của dân cũng hỏi mua. Chính quyền đã có nhiều văn bản, phát loa truyền thanh để cảnh báo người dân tránh sập bẫy cơn sốt đất ảo”, ông Từ nói.

'Co' dat khuay dong lang que Ha Tinh, vai ngay lai 'bay sach'-Hinh-3
Cơn sốt đất xảy ra tại xã Việt Tiến (huyện Thạch Hà) vào đầu tháng 3

Việt Tiến là xã nằm khá xa so với trung tâm hành chính huyện Thạch Hà, thế nhưng lượng người, xe cộ từng đổ về đây rất đông để mua bán đất sau khi “rục rịch” dự án VSIP về địa phương.

Khu vực này trước đây mỗi lô đất có giá từ 600 đến 700 triệu/lô, thì nay được “thổi” lên với giá mỗi lô lối 1 là hơn 2,6 tỷ đồng, lối 2 có giá 2 tỷ đồng/lô.

Những nơi “cò” ghé qua, vài ngày sau lại “bay sạch”

Cách đây không lâu, tại xã Yên Hòa (huyện Cẩm Xuyên), xã Việt Tiến (huyện Thạch Hà) từng đoàn xe cộ tấp nập, nối đuôi nhau về từng ngõ ngách mua bán đất trước thông tin quanh khu vực này sắp khảo sát và quy hoạch dự án Tổ hợp khu đô thị nghỉ dưỡng, sân golf và Dự án VSIP. 

Chuyện mua bán đất tại xã Yên Hòa râm ran về tận các quán cafe trên địa bàn thành phố. “Cò” bàn tán cơn sốt đất, nói quá lên để hấp dẫn người mua đón đầu.

Anh N. (tự xưng là dân đầu tư bất động sản) chèo kéo người mua: “Nếu chốt cọc 200 triệu cho một lô đất 1,9 tỷ đồng ở xã Yên Hòa. Sau vài ngày lô đất này sẽ lên tới 2,3 tỷ. Nếu không mua ngay là không còn cơ hội, giá đất sẽ tăng chóng mặt vì dự án sắp về”.

'Co' dat khuay dong lang que Ha Tinh, vai ngay lai 'bay sach'-Hinh-4
“Cò” đất khuấy động tại xã Yên Hòa (Cẩm Xuyên) nhưng sau vài ngày là "bay sạch"

Anh N.T.H (trú TP Hà Tĩnh) cho biết: “Khi nghe các cò đất nói tôi chốt cọc, mua xong ít hôm, thậm chí trong ngày thì lập tức sẽ có người trả giá cao hơn. Cò đất còn mở điện thoại, bật loa ngoài cho tôi nghe một cuộc gọi của ai đó nói về việc trả giá đất, về việc đất mới cọc đã tăng vọt lên vài trăm để dụ tôi chốt cọc sớm. Nghe vậy tôi khá hoang mang, nhưng sau khi suy xét lại thì tôi nghĩ đó là trò của các cò đất nên không xuống tiền cọc".

'Co' dat khuay dong lang que Ha Tinh, vai ngay lai 'bay sach'-Hinh-5
Khu đất tại xã Việt Tiến đất từng "nhảy" lên theo giờ do đội nhóm "cò" khuấy động
'Co' dat khuay dong lang que Ha Tinh, vai ngay lai 'bay sach'-Hinh-6
Nhưng chỉ sau vài ngày, "cò" lại biến mất, vùng quê sạch bóng người mua bán

Tuy nhiên, những nơi “cò” kéo đến quần thảo, khuấy động cơn sốt đất, chỉ sau vài ngày lại sạch bóng, không còn bóng dáng người mua bán.

'Co' dat khuay dong lang que Ha Tinh, vai ngay lai 'bay sach'-Hinh-7
Vài ngày trước nhóm người đứng ngồi trên bờ đường gần đoạn tiếp giáp xã Tân Lâm Hương và xã Thạch Xuân để mua bán đất
'Co' dat khuay dong lang que Ha Tinh, vai ngay lai 'bay sach'-Hinh-8
Từng đoàn xe nối dài đường lên xã Thạch Xuân

Tại xã Thạch Xuân (Thạch Hà), mấy ngày trước, hội nhóm “cò” đất cũng kéo về kín đường, đoạn tiếp giáp với xã Tân Lâm Hương. Nhóm người đứng, ngồi thành tốp giữa nắng để chèo kéo người mua đất. Nhưng chỉ sau một ngày, PV quay trở lại khu vực này thì “cò” đã “bay sạch”, không còn bóng dáng.

'Co' dat khuay dong lang que Ha Tinh, vai ngay lai 'bay sach'-Hinh-9
Nhưng chỉ sau một ngày, khu vực trên lại sạch bóng người mua bán

Ông Trần Đình Cúc, Chủ tịch UBND xã Yên Hòa (Cẩm Xuyên) cho hay: “Hiện đất ở xã này không còn ai mua bán gì nữa. Bữa này cò đất lại kéo nhau xuống đi theo dự án ở Thạch Văn, Thạch Trị (huyện Thạch Hà). Cò đất đi như mây về gió, khuấy động một tuần rồi lại đi vùng khác”.

Lãnh đạo UBND xã Thạch Xuân, ông Nguyễn Huy Hà cho hay, hiện tại xã Thạch Xuân chưa có dự án gì nhưng có hiện tượng sốt đất “bát nháo”.

“Sốt đất bát nháo, giờ có bộ phận cò khuấy động. Cò đất bay hết vạt này đến vạt khác, làm bát nháo. Thạch Xuân đất sốt, cao nhất khoảng 10 triệu/m2, so với giá trị thực rất cao. Nhưng cò chỉ tập trung tại một vùng vài ngày, rồi lại “bay” đi chỗ khác, khó hiểu. Chúng tôi cảnh báo người dân cẩn thận dính bẫy”, anh Hà nói.