Báo Trung Quốc “tố” động cơ Nga khiến J-10B gặp nạn

(Kiến Thức) - Tờ Duowei News đã đổ lỗi cho động cơ phản lực của Nga đã khiến chiếc máy bay tiêm kích đa năng J-10B của Không quân Trung Quốc gặp nạn hôm 15/11. 

"Vụ tai nạn của máy bay chiến đấu J-10B được trang bị động cơ phản lực do Nga chế tạo AL-31FN ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên hôm 15/11 cho thấy Trung Quốc cần thiết đẩy mạnh việc phát triển động cơ nội địa", tờ Duowei News viết.
Trung Quốc hiện không thể tự thiết kế và sản xuất động cơ hoàn hảo cho các máy bay chiến đấu tiên tiến của nước này. Trong những năm qua, để giải quyết nhược điểm này, Công ty động cơ máy bay Thẩm Dương đã nỗ lực phát triển động cơ phản lực Thái Hành WS-10 và đã trang bị cho một số máy bay J-10B. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn động cơ Saturn Lyulka AL-31FN từ Nga để cung cấp cho các máy bay chiến đấu J-10 trước khi Thái Hành WS-10 đạt được sự tin cậy cao nhất.
Bao Trung Quoc “to” dong co Nga khien J-10B gap nan
 Phần động cơ chiếc J-10B gặp nạn hôm 15/11.
Theo truyền thông nước ngoài, trong năm 2010 Trung Quốc đã thay thế các động cơ AL-31FN bằng động cơ Thái Hành WS-10, tuy nhiên ngay sau khi xuất hiện thông tin này thì Trung Quốc lại mua thêm 123 động cơ AL-31FN.
Giống như bất kỳ quốc gia nước ngoài khác, Duowei tuyên bố Nga không phải là một đối tác đáng tin cậy với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc trở nên quá phụ thuộc vào động cơ mua từ Nga, nó sẽ không bao giờ đạt được một dây chuyền công nghiệp hàng không đầy đủ.
Bài báo cũng nói rằng, vụ tai nạn chiếc J-10B hôm 15/11 là do động cơ AL-31FN đột nhiên tắt trên không trung. "Điều này cho thấy rằng động cơ của Nga không đáng tin cậy như nhiều người vẫn tin", Duowei viết.
Dẫu vậy tờ Duowei có lẽ quên mất rằng, hầu hết các chiến đấu cơ Trung Quốc đều đang sử động cơ hàng không Nga và tỉ lệ gặp nạn là rất thấp. Việc tai nạn do lỗi kĩ thuật động cơ trong hàng không là khá phổ biến, và điều này không thể tránh khỏi. Không thể vì một vụ tai nạn mà có thể quy kết cho cả dòng động cơ của Nga là không đáng tin cậy.
Ngoài ra, vẫn chưa rõ việc chiếc J-10B gặp nạn kia dùng động cơ AL-31FN hay là động cơ Thái Hành WS-10. Vì vốn dĩ WS-10 là bản sao chép động cơ AL-31F với hình dáng tương tự nên khó nhận biết thông qua hình dáng.

Không quân Trung Quốc "kinh hãi" động cơ nội địa WS-10A

(Kiến Thức) - Số lượng động cơ WS-10A trang bị cho tiêm kích J-15, J-16, J-11B đưa về nhà máy bảo trì vượt cả số lượng động cơ sản xuất mới.

Tuần báo Russian Military Messenger của Nga dẫn nguồn tin từ đại diện quan chức Trung Quốc gần đây cho biết, việc sản xuất máy bay chiến đấu J-15 và J-16 của Trung Quốc gặp một số khó khăn, chủ yếu liên quan đến vấn đề chất lượng động cơ hàng không WS-10A sản xuất trong nước của nước này.
Theo một số nguồn tin, Hải quân Trung Quốc đã huỷ bỏ việc triển khai máy bay chiến đấu J-15 lắp ráp động cơ này, cho đến khi tính năng chất lượng của động cơ hàng không sản xuất trong nước này được đảm bảo. Hải quân Trung Quốc cũng yêu cầu lắp ráp động cơ AL-31F của Nga để thay thế động cơ WS-10A trong nước.

Trung Quốc sẽ sớm tự chủ sản xuất động cơ máy bay chiến đấu?

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia hàng không nhận định, Trung Quốc đang dần hoàn thiện ngành công nghiệp chế tạo động cơ phản lực của nước này.

Tờ Wantchinatimes dẫn lời chuyên gia hàng không Bradley Perrett cho hay, ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc đang dần làm chủ các công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất động cơ phản lực nội địa trang bị cho các máy bay chiến đấu của nước này.
Trong bài viết mới nhất của mình, Bradley Perrett đã nhận định rằng, Trung Quốc đang sở hữu một số lượng lớn kim loại hiếm rheni được sử dụng trong công nghệ chế tạo các động cơ tuốc bin phản lực. Nếu Trung Quốc sở hữu và sử dụng kim loại trên để sản xuất mới hay nâng cấp sửa chữa các động cơ phản lực, thì nước này cần ít nhất 5 tấn rheni trong một năm.