Báo Tây kinh ngạc về cha con người rừng VN

(Kiến Thức) - Các báo nước ngoài rầm rộ đưa tin cha con người rừng Việt Nam chạy vào rừng sâu trốn chiến tranh, rồi sống miết ở “thâm sơn cùng cốc” suốt 40 năm vừa trở về với cộng đồng.

Cha con ông Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang được đưa ra khỏi rừng.
Cha con ông Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang được đưa ra khỏi rừng.
Tờ BBC của Anh dẫn một nguồn tin báo chí Việt Nam đưa tin, ông Hồ Văn Thanh, người dân tộc Cor, 82 tuổi một mình nuôi người con trai Hồ Văn Lang, 41 tuổi ở sâu trong một khu rừng thuộc huyện miền núi Tây Trà, Quảng Ngãi, sống tách biệt với xã hội trong suốt 40 năm.
Tổng hợp các nguồn tin báo chí Việt Nam, báo Anh kể lại câu chuyện cảm động về cha con người rừng Hồ Văn Thanh, từng là bộ đội ở địa phương. Một lần, bom nổ, giết chết vợ và hai con trai lớn. Ông Thanh bị sốc, đã đưa một người con tên là Lang, chạy trốn vào rừng sâu.
Hồ Văn Thanh đang được điều trị.
Hồ Văn Thanh đang được điều trị.
Một người con của ông Thanh tên là, Hồ Văn Tri kể: “Mãi đến năm 12 tuổi tôi mới theo bác ruột vào rừng tìm gặp cha và anh trai sống trong căn chòi lá làm ở trên cây cao". Cũng theo ông Tri, nhiều lần ông và người làng vào rừng khuyên cha trở về nhà nhưng hễ thấy người lạ là họ lẩn trốn rất nhanh. Mãi cho tới hôm 7/8 vừa qua, cha con người rừng Hồ Văn Thanh mới được chính quyền địa phương đưa ra khỏi rừng, trở về sống với cộng đồng.
Người con Hồ Văn Lang.
Người con Hồ Văn Lang.
Còn Đài Tiếng nói Nước Nga đưa tin, cha con người rừng Việt Nam Hồ Văn Thanh sống tách biệt khỏi nền văn minh suốt 40 năm ở nơi “thâm sơn cùng cốc” đã được tìm thấy và đưa về sống hòa nhập với xã hội.
Theo báo Nga, ông Thanh và người con trai Hồ Văn Lang được phát hiện cách điểm dân cư khoảng 40 cây số. Cả hai đều phần nào có khả năng giao tiếp. Người cha sử dụng thành thạo một phương ngữ còn người con trai ông chỉ nói được vài từ đơn giản.
Người dân đưa cha con người rừng về bản.
Người dân đưa cha con người rừng về bản.
Trong khi đó, tờ Mirror của Anh, đưa tin về cha con người rừng Việt Nam cho biết, ông Hồ Văn Thanh và con trai Hồ Văn Lang, người làng Tra Kem, miền Trung Việt Nam tự chế nhiều dụng cụ để săn bắt thú rừng, sống cuộc đời hoang dã. Họ cũng ăn rau và các loại lá. Báo Anh mô tả, cha con ông Thanh sống trên một căn chòi lụp xụp trên cây, ăn hoa cỏ, rau, ngô tự trồng sống qua ngày. Họ mặc khố làm bằng vỏ cây. Người dân địa phương đi vào rừng sâu chặt củi đã phát hiện ra cha con người rừng.
Các công cụ săn bắn, kiếm ăn của cha con người rừng Hồ Văn Thanh.
Các công cụ săn bắn, kiếm ăn của cha con người rừng Hồ Văn Thanh.
Theo Mirror, ông Lang hiện được đưa về nhà người thân còn người cha đang điều trị y tế trong bệnh viện.
Cuối cùng, các báo nước ngoài đều ca ngợi tình phụ tử của cha con người rừng Việt Nam. Tuy nhiên, BBC cũng trích dẫn 2 luồng quan điểm trái chiều của độc giả Việt Nam về việc đưa cha con người rừng trở về, hòa nhập với xã hội. Một luồng ý kiến mừng cho sự trở về của cha con ông Thanh. Trong khi luồng ý kiến trái chiều cho rằng, việc đưa cha con người rừng trở về với xã hội chưa chắc đã tốt cho họ trong trường hợp họ không thể hòa nhập trở lại với cộng đồng.

Những sự kiện không thể bỏ qua trong tháng 8

(Kiến Thức) - Cuộc diễu hành Amsterdam; lễ hội âm nhạc kaZantip hay lễ hội đường phố Carnival hoành tráng là những sự kiện hấp dẫn, không thể bỏ qua trong tháng 8.

1. Cuộc diễu hành đồng tính Amsterdam - Thành phố Amsterdam là điểm diễn ra một trong những cuộc diễu hành đồng tính lớn nhất châu Âu.
 1. Cuộc diễu hành đồng tính Amsterdam - Thành phố Amsterdam là điểm diễn ra một trong những cuộc diễu hành đồng tính lớn nhất châu Âu.

Cận cảnh cha con “người rừng” được đưa về nhà

Sáng ngày 7/8, 2 cha con ông Hồ Văn Thanh (SN 1931) và người con là Hồ Văn Lang khoảng 41 tuổi đã trở về trung tâm huyện Tây Trà, Quảng Ngãi.

Ông Lang , ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh được cán bộ cho mặc áo và dẫn về.
Ông Lang , ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh được cán bộ cho mặc áo và dẫn về.
Do sức khỏe yếu nên ông Thanh được về bằng cáng.
 Do sức khỏe yếu nên ông Thanh được về bằng cáng.

Ngắm những nhà thờ bằng gỗ độc đáo ở Nga

(Kiến Thức) - Trong suốt hơn một nghìn năm trước thế kỷ 18, mọi thứ ở Nga bao gồm từ nhà ở, nhà máy, cho tới cung điện và hàng trăm nhà thờ chỉ được làm từ nguyên liệu duy nhất: gỗ.

Các nhà thờ bằng gỗ ở Nga có nhiều loại từ quy mô nhỏ có kiến trúc mái vòm đơn giản cho tới những khu phức hợp tôn giáo to lớn, lộng lẫy như một pháo đài.
 Các nhà thờ bằng gỗ ở Nga có nhiều loại từ quy mô nhỏ có kiến trúc mái vòm đơn giản cho tới những khu phức hợp tôn giáo to lớn, lộng lẫy như một pháo đài.
1. Các nhà thờ gỗ ở đảo Kizhi. Kizhi là một hòn đảo trên hồ Onezh tại Karelia với những nhà thờ, nhà và các công trình khác bằng gỗ, được xây dựng tại chỗ hoặc chuyển từ nơi khác đến.
 1. Các nhà thờ gỗ ở đảo Kizhi. Kizhi là một hòn đảo trên hồ Onezh tại Karelia với những nhà thờ, nhà và các công trình khác bằng gỗ, được xây dựng tại chỗ hoặc chuyển từ nơi khác đến.
Viên ngọc quý của đảo Kizhi là Nhà thờ Biến hình gồm 22 mái vòm, ước đoán được xây dựng trong khoảng thời gian những năm từ 1714-1722.
Viên ngọc quý của đảo Kizhi là Nhà thờ Biến hình gồm 22 mái vòm, ước đoán được xây dựng trong khoảng thời gian những năm từ 1714-1722.
Đây là công trình bằng gỗ kiệt xuất nhất và đáng chú ý nhất của Nga.
 Đây là công trình bằng gỗ kiệt xuất nhất và đáng chú ý nhất của Nga.
Chiều cao của Nhà thờ Biến hình là 37 m. Đây là công trình bằng gỗ cao nhất thế giới. Nhà thờ được xây dựng theo các truyền thống của nghề mộc Nga - không có đinh.
Chiều cao của Nhà thờ Biến hình là 37 m. Đây là công trình bằng gỗ cao nhất thế giới. Nhà thờ được xây dựng theo các truyền thống của nghề mộc Nga - không có đinh. 
Ngày nay Kizhi là một bảo tàng ngoài trời với hơn 80 công trình bằng gỗ và là một trong những điểm đến phổ biến nhất của du khách tại Nga.
 Ngày nay Kizhi là một bảo tàng ngoài trời với hơn 80 công trình bằng gỗ và là một trong những điểm đến phổ biến nhất của du khách tại Nga.
2. Nhà thờ gỗ tại Suzdal.
 2. Nhà thờ gỗ tại Suzdal.
Suzdal - một thị trấn và trung tâm hành chính của huyện Suzdalsky, vùng Vladimir Oblast của Nga.
 Suzdal - một thị trấn và trung tâm hành chính của huyện Suzdalsky, vùng Vladimir Oblast của Nga.
Đây là nơi có ít nhất 4 nhà thờ bằng gỗ tuyệt đẹp được xây dựng từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18.
  Đây là nơi có ít nhất 4 nhà thờ bằng gỗ tuyệt đẹp được xây dựng từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18.
3. Nhà thờ các Thánh ở Surgut. Nhà thờ gỗ ở Surgut được xây dựng lại vào năm 2002 tuân thủ theo tất cả các quy tắc kiến trúc chính thống.
 3. Nhà thờ các Thánh ở Surgut. Nhà thờ gỗ ở Surgut được xây dựng lại vào năm 2002 tuân thủ theo tất cả các quy tắc kiến trúc chính thống.
4. Nhà thờ Đức Mẹ Peredki ở Vitoslavlitsy - Nhà thờ được xây dựng vào năm 1531 và được đưa đến bảo tàng ngoài trời ở Vitroslavlitsy từ làng Peredki, Borovichsky Rayon.
 4. Nhà thờ Đức Mẹ Peredki ở Vitoslavlitsy - Nhà thờ được xây dựng vào năm 1531 và được đưa đến bảo tàng ngoài trời ở Vitroslavlitsy từ làng Peredki, Borovichsky Rayon.
5. Nhà thờ Elisha đổ nát nằm ở miền Bắc Nga.
 5. Nhà thờ Elisha đổ nát nằm ở miền Bắc Nga.

6. Nhà thờ Phục Sinh, Suzdal. Nhà thờ Phục sinh của làng Potakino được xây dựng lại ở Suzdal. Trước đó, nhà thờ này được xây dựng năm 1776.
 6. Nhà thờ Phục Sinh, Suzdal. Nhà thờ Phục sinh của làng Potakino được xây dựng lại ở Suzdal. Trước đó, nhà thờ này được xây dựng năm 1776.
7. Nhà thờ Thánh George ở Malye Korely. Nhà thờ Thánh George từ làng Vershiny, quận Verkhnyaya Toyma, được xây dựng năm 1672, ở Bảo tàng các công trình bằng gỗ Malye Korely.

7. Nhà thờ Thánh George ở Malye Korely. Nhà thờ Thánh George từ làng Vershiny, quận Verkhnyaya Toyma, được xây dựng năm 1672, ở Bảo tàng các công trình bằng gỗ Malye Korely.

8. Nhà thờ Đức Mẹ ở Sanarka Thượng.
 8. Nhà thờ Đức Mẹ ở Sanarka Thượng.
9. Nhà thờ Thánh Nikola ở Veliky Novgorod.
 9. Nhà thờ Thánh Nikola ở Veliky Novgorod.
9. Nhà thờ Thánh Nikola ở Veliky Novgorod.
  9. Nhà thờ Thánh Nikola ở Veliky Novgorod.
10. Nhà thờ Biến hình ở Perm Krai.
11. Nhà thờ Phục Sinh của Giáo Hội Patakino ở Chukcherma
 11. Nhà thờ Phục Sinh của Giáo Hội Patakino
ở Chukcherma
12. Nhà thờ gỗ ở Chukcherma
12. Nhà thờ gỗ ở Chukcherma