Báo động: 70% bữa ăn của người Việt kém chất lượng

Theo số liệu tổng điều tra toàn quốc của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, gần 70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm, trong khi kẽm là vi chất rất quan trọng.

Dùng nhiều kháng sinh cũng thiếu kẽm
Ths.BS Trần Khánh Vân - Phó Trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và cứ 10 bà mẹ có thai đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%. Đây là những con số đáng báo động.
Bao dong: 70% bua an cua nguoi Viet kem chat luong
Thiếu kẽm - một trong những nguyên nhân khiến trẻ em biếng ăn. Ảnh minh họa theo Healthplus.vn 
Lý giải nguyên nhân tình trạng này, Ths.BS Trần Khánh Vân cho rằng, bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam hiện thiếu các thực phẩm giàu kẽm, chất lượng của bữa ăn kém, thiếu thức ăn có nguồn gốc động vật. Riêng đối với trẻ thường hay biếng ăn, khẩu phần ăn của trẻ không phong phú, hơn nữa, do cách chế biến thức ăn không hợp lý làm làm mất hàm lượng kẽm trong thức ăn. Ngoài ra, trẻ cũng hay mắc các bệnh nhiễm trùng (ho, viêm đường hô hấp, tiêu chảy…) phải sử dụng nhiều kháng sinh dẫn tới hàm lượng kẽm trong cơ thể trẻ bị giảm…
Còn theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, với trẻ em, kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa cơ thể, bởi kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym khác nhau. Dù đây là vi chất quan trọng nhưng lại rất dễ bị thiếu hụt bởi các bà mẹ thường ít lưu ý đến vi chất này.
Nguyên nhân của những bệnh lý nguy hiểm
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, phụ huynh nên chú ý đến một số dấu hiệu điển hình của việc thiếu kẽm như: Trẻ hay bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, nôn trớ, rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, hay khóc về đêm, một số rụng tóc, thương tổn vùng da và mắt, chậm phát triển.
"Ngoài ra, kẽm cũng liên quan đến vấn đề rối loạn giấc ngủ của trẻ, ảnh hưởng xấu đến tinh thần làm dễ nổi cáu. Nguyên nhân do kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh”, PGS Lâm nói.
Một số nghiên cứu cho thấy, thiếu kẽm dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm như suy giảm khả năng miễn dịch, viêm da, sạm và bong da mặt ngoài hai cẳng chân (vẩy cá). Nặng hơn, trẻ sẽ suy dinh dưỡng, lùn, chậm dậy thì, thiểu năng sinh dục...
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, để bổ sung kẽm đúng, với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất vẫn là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung thêm kẽm cho sự phát triển của trẻ.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, các mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ qua các thực phẩm giàu kẽm hàng ngày như tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng), cùi dừa già, khoai lang…
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể bổ sung kẽm qua thức ăn và thực phẩm bổ sung được bác sĩ chỉ định. Để trẻ hấp thụ kẽm tốt nhất nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi… Ngoài ra, với trẻ biếng ăn, đặc biệt trẻ bị ốm nên uống bổ sung một số sản phẩm bổ sung vi chất kẽm kết hợp với Lysine, Taurine, Vitamin nhóm B…

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), nhu cầu kẽm cho trẻ tùy thuộc vào mỗi độ tuổi. Trẻ em dưới 3 tháng cần 3mg kẽm mỗi ngày, trẻ từ 5 tháng – 12 tháng tuổi là 5 – 8 mg/ngày, ở trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi cần khoảng 10 – 15 mg/ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu nhất.

Loại thuốc giúp con người có thể sống đến 120 tuổi

Các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Bioregulation & Gerontology St. Petersburg (Nga), đã phát triển thành công các loại thuốc làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể từ bên trong.

Các loại thuốc chống lão hóa này làm việc theo nguyên lý được gọi là “thuyết công nghệ peptide”, tương tác với ADN nhằm đẩy mạnh quá trình sản sinh ra protein giúp duy trì chức năng của các bộ phận trong cơ thể lâu hơn khiến tuổi thọ gia tăng.

Lễ phát động ngày Vi chất dinh dưỡng toàn quốc năm 2017

(Kiến Thức) - Sáng 26/5, tại TP. Bắc Ninh, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ phát động ngày vi chất dinh dưỡng năm 2017.

Với thông điệp “Vi chất dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe, trí tuệ, tầm vóc và chất lượng cuộc sống; sử dụng các thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng hàng ngày”, GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kêu gọi nhân dịp Lễ Phát động ngày vi chất 2017.
Le phat dong ngay Vi chat dinh duong toan quoc nam 2017
GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế  phát biểu tại buổi lễ phát động Vi chất dinh dưỡng toàn quốc năm 2017.

Vi chất dinh dưỡng có vai trò đặc biệt đối với cơ thể, rất nhiều vấn đề sức khỏe đã được biết đến liên quan đến tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng như hiện tượng mù lòa ở trẻ em liên quan đến thiếu vitamin A; thiếu máu do thiếu sắt; đần độn kém phát triển trí tuệ do thiếu Iốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những cộng đồng bị thiếu Iốt thì chỉ số IQ bị giảm 10% so với những cộng đồng không bị thiếu Iốt. Bên cạnh đó, can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là can thiệp trong 1000 ngày đầu đời là một trong những giải pháp quan trọng nhất để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, cải thiện tình trạng bệnh tật và tử vong ở trẻ em.

Tại Việt Nam, công tác phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng luôn được Chính phủ và ngành y tế quan tâm, nhiều chương trình, dự án đã được thực hiện có hiệu quả; công tác phối hợp liên ngành đã được thực hiện tốt từ Trung ương đến địa phương và kết quả là chúng ta đã thanh toán được tình trạng mù lòa ở trẻ em do thiếu vitamin A, tình trạng thiếu vitamin A huyết thanh, thiếu máu, thiếu sắt đã được cải thiện đáng kể so với những năm trước. Kiến thức thực hành dinh dưỡng của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở nước ta còn cao, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi (năm 2015 là 24.6%) và còn có sự chênh lệnh khá lớn giữa các vùng miền, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc (tỷ lệ thấp còi tương ứng là 34,2% và 30,3%). Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ và trẻ em còn ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng như thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 32.8%, trẻ em dưới 5 tuổi là 27,9%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thiếu vitamin A tiền lâm sàng là 13% và 69,4% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm ở mức nặng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.

Le phat dong ngay Vi chat dinh duong toan quoc nam 2017-Hinh-2
 GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho trẻ uống vitamin A ngay tại buổi lễ phát động Ngày vi chất dinh dưỡng năm 2017 tại TP. Bắc Ninh.
Với mục tiêu không ngừng cải thiện tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của người dân đặc biệt là đối tượng phụ nữ và trẻ em, hệ thống các văn bản chỉ đạo và các đề án can thiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện như Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng, Nghị định quy định về tăng cường vi chất vào thực phẩm, Đề án tổng thể nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam; bên cạnh đó, việc cam kết tiếp tục kiện toàn và thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, chương trình phòng chống thiếu máu… đã khẳng định quyết tâm của chúng ta trong việc thực hiện các chỉ tiêu quan trọng về dinh dưỡng như: Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em giảm xuống dưới 21.5% ; trẻ bị thiếu vitamin A tiền lâm sàng xuống dưới 8% ; thiếu máu ở phụ nữ mang thai xuống dưới 23%, thiếu máu ở trẻ em xuống dưới 15% và thể lực và tầm vóc người Việt Nam được cải thiện.