Bàng hoàng trước lý do bia mộ Võ Tắc Thiên không có chữ

Việc Võ Tắc Thiên không cho khắc chữ lên bia mộ của mình vẫn luôn là vấn đề được hậu thế tranh cãi cho tới nay.

Điều bí ẩn về ngôi mộ

Bang hoang truoc ly do bia mo Vo Tac Thien khong co chu

Nguồn ảnh: Internet. 

Lăng mộ chôn chung của Đường Cao Tông Lý Trị và Võ Tắc Thiên rộng 80 ha được đặt trên núi Lương Sơn ở phía tây bắc thành phố Tây An.

Phía trước lăng mộ có hai tấm bia đá cao trung bình khoảng 6,3m, tấm bia chếch về hướng tây là "thuật thánh bi" ca tụng Đường Cao Tông văn trị võ công, văn bia là do đích thân Võ Tắc Thiên soạn ra và do Đường Trung Tông viết.

Tấm bia này do 7 phần ghép lại mà thành, vì thế nó còn được gọi thành "Thất tiết bi", tấm bia rộng 1,86 m, nặng 81,6 tấn. Còn tấm bia chếch về hướng đông là tấm "Vô tự bi" của Võ Tắc Thiên, tấm bia là một khối đá điêu khắc lớn, rộng 2,1 m, nặng 98,8 tấn.

Tháng 11 năm 705, Võ Tắc Thiên qua đời. Bà được chôn cất tại Càn Lăng, cùng chỗ với Đường Cao Tông. Bia mộ của bà cao 7,53m, rộng 2,1m, dày 1,49m nhưng trên bia mộ không hề khắc tên hay bất cứ chữ nào.

Tại sao Võ Tắc Thiên không cho khắc chữ lên bia mộ của mình

Bang hoang truoc ly do bia mo Vo Tac Thien khong co chu-Hinh-2

Nguồn ảnh: Internet.

Bản thân Võ Tắc Thiên là người công cao đức trọng, công lao của bà không thể nào ghi hết trên một tấm bia.

Bà cho rằng, mặc dù bà làm thân nữ nhi, nhưng Cao Tông là kẻ tầm thường, còn bà tài năng tuyệt đối hơn hẳn Cao Tông, hơn nữa trong thời gian bà chấp chính, xã hội an bình, nhân dân an cư lạc nghiệp, đây có thể coi là một chính tích to lớn của bà.

Bên cạnh đó, có người cho rằng Võ Tắc Thiên tự biết mình là kẻ cướp ngôi, thay đổi bộ máy quyền lực, giết người vô tội, hoang dâm vô đạo, tội ác tày trời nên thà để bia mộ trống còn hơn là ghi lên để người sau cười nhạo.

Vào năm 1960, tác phẩm kịch lịch sử “Võ Tắc Thiên” của Quách Mạt Nhược nói về công trạng của nữ Hoàng đế duy nhất này đã gây nên làn sóng tranh cãi lớn trong giới sử học.

Một số học giả cho rằng “từ Đường Trung Tông, Lục Chí, Lý Giáng đến Tống Hồng Mại, Thanh Triệu Dực đều rất tôn trọng Võ Tắc Thiên và đánh giá cao về bà”.

“Đường Thái Tông là người gây dựng nên nhà Đường còn Võ Tắc Thiên là người củng cố và phát triển trên cơ sở đó, không có Võ Tắc Thiên trong 50 năm thì sẽ không có được “Khai Nguyên thịnh thế” của Đường Huyền Tông, Võ Tắc Thiên có vai trò lớn trong lịch sử đời Đường nhưng bà cũng phạm phải sai lầm nghiêm trọng đặc biệt là trong những năm cai trị cuối cùng khiến triều đình mục nát”. Có lẽ vì công và tội ngang nhau nên có nhà sử học nhận định rằng “Võ Tắc Thiên là người thông minh, không viết gì lên bia mộ, để người sau tự phán xét, đó chính là cách tốt nhất”.

Cái chết bất thường của nữ hoàng duy nhất TQ Võ Tắc Thiên

Võ Tắc Thiên những năm tháng cuối đời lại đột ngột thay đổi đến kỳ lạ, cùng với sự lộng hành của gian thần dẫn đến những nghi vấn rằng bà đã bị hại chết.

Võ Tắc Thiên (624 – 705) là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Bà lập ra nhà Võ Chu và chính thức trị vì trong 15 năm. Bà qua đời ở tuổi 82, không lâu sau khi nhường ngôi cho con trai.

Vì đâu Võ Tắc Thiên tru di cả họ vị trung thần một lòng phò tá bà?

Cách đây 1300 năm trước, Diêm Thức Vi, một đại trung thần có công phò tá Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng hậu và trở thành nữ hoàng đế đầu tiên của triều đại phong kiến Trung Hoa, đã chịu cảnh tru di cả dòng họ một cách thảm khốc.

Bí mật động trời này mới được phát hiện sau khi người ta khai quật được mộ của gia đình ông ở thành phố Tây An, Trung Quốc.