Bán cột nhà, cọc rào… cho thương lái Trung Quốc

(Kiến Thức) - Nhiều gia đình phút chốc bỗng trở thành tỷ phú vì dỡ cột nhà, hàng rào, trụ tiêu… là gỗ trắc bán cho thương lái Trung Quốc với giá từ 600.000 đồng - 1,5 triệu đồng/kg.

UBND huyện Krông Năng (Đắk Lắk) vừa ra thông báo tạm đình chỉ việc mua bán gỗ trắc đã qua sử dụng trên địa bàn nhằm xin ý kiến chỉ đạo từ cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp trên, đồng thời ngăn chặn tình trạng người dân ồ ạt dỡ nhà, tháo hàng rào, cột tiêu… tìm gỗ trắc bán cho các thương lái Trung Quốc.
Theo báo cáo từ Chi cục Thuế huyện Krông Năng, hiện đã có 33 hộ dân ở xã Ea Tam và xã Ea Puk bán hơn 55m3 gỗ trắc đã qua sử dụng, nộp thuế hơn 305 triệu đồng. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều người, trên thực tế 33 gia đình đã tháo dỡ nhà, hàng rào, cột tiêu…bán gỗ trắc cho thương lái Trung Quốc với tổng số tiền ước tính trên 20 tỷ đồng. Gia đình bán nhiều nhất thu về hàng tỷ đồng, ít cũng vài trăm triệu.
Giá gỗ trắc từ 600.000 đồng - 1,5 triệu đồng/kg.
 Giá gỗ trắc từ 600.000 đồng - 1,5 triệu đồng/kg.
Theo nhiều hộ dân tại xã Ea Tam và Ea Puk, huyện Krông Năng, thời gian qua, nhiều thương lái thương lái Trung Quốc đi cùng thương lái người Việt tìm đến địa bàn, lùng sục tới từng nhà, ra tận hàng rào, vào từng rẫy tiêu để để tìm gỗ trắc hỏi mua với giá cao ngất ngưỡng. “Nếu đường kính dưới 20cm họ mua với giá 600 nghìn đồng một ký, trên 20cm mua với giá 1 triệu rưỡi một ký” – một người dân địa phương tiết lộ.
Ông Vi Quốc Chấn, thôn Tam Lập, xã Ea Tam tỏ ra tiếc nối khi bán 21 cột nhà bằng gỗ trắc chỉ với giá hơn 700 triệu đồng cho thương lái. Ông Chấn cho biết, do nhiều năm làm ăn vất vả, phải sống trong căn nhà gỗ giột nát mà không thể có tiền xây nhà, đầu tư sản xuất, khi có thương lái đến hỏi mua và trả giá trên 700 triệu đồng khiến ông… giật mình, vì nghĩ mấy cột nhà bằng gỗ trắc không bao giờ kiếm ra số tiền lớn đến như thế nên ông đồng ý bán ngay. Hiện ông Chấn đang chuẩn bị vật liệu để xây dựng một căn nhà khang trang hơn.
Gỗ trắc bỗng quý như vàng nên trên địa bàn huyện Krông Năng đã xuất hiện tình trạng mất trộm cột tiêu, hàng rào và cả cột nhà. Ông Đinh Thiện Tú, thôn Tam Lập, xã Ea Tam cho biết gia đình vừa bị mất một cột nhà bằng gỗ trắc trị giá khoảng 60 triệu đồng. "Tôi để cột nhà ở hiên nhà, sợ bị trộm hằng đêm tôi đều xích hai con chó giữ ở bên để nó trông coi, ai ngờ chúng tìm cách giết chết 2 con chó rồi trộm luôn khúc gỗ" - ông Tú buồn bã kể lại.
Dù vậy, giấc mơ thành tỷ phú vì bán cột nhà, cọc tiêu, hàng rào … bằng gỗ trắc cho thương lái Trung Quốc của người dân huyện Krông Năng đã bị tan vỡ. Cuối tháng 8 vừa qua, UBND huyện Krông Năng đã ra thông báo tới các địa phương ngừng không cho việc mua bán gỗ trắc đã qua sử dụng trên địa bàn. Chính vì vậy, gia đình anh Triệu Văn Đại, thôn Tam Hiệp, xã Ea Tam đang rao bán 30 cột nhà chỉ với giá 1,4 tỷ đồng. Theo vợ anh Đại, đã có thương lái Trung Quốc tới hỏi mua với giá 1,5 tỷ đồng nhưng do không làm được thủ tục nên họ đành phải bỏ cuộc. Nay nếu có người mua 1,4 tỷ gia đình vẫn bán nhưng phải tự đi lo làm thủ tục.
Những căn nhà có cột bằng gỗ trắc đang được gia chủ giữ như vàng vì sợ trộm.
 Những căn nhà có cột bằng gỗ trắc đang được gia chủ giữ như vàng vì sợ trộm.
Ông Nguyễn Ngọc Thuận, Chủ tịch UBND xã Ea Tam lại tỏ ra không đồng tình với lệnh cấm mua bán gỗ trắc đã qua sử dụng trên địa bàn của UBND huyện Krông Năng. Theo ông Thuận: “Lệnh cấm này của huyện là không phù hợp, vì đây là gỗ trắc đã qua sử dụng lâu năm chứ không phải gỗ mới khai thác từ rừng. Hiện xã có rất nhiều hộ nghèo và họ muốn bán cột nhà, cọc rào, trụ tiêu… bằng gỗ trắc để có tiền làm nhà xây, lấy vốn làm ăn...”.
Ông Nguyễn Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Năng cho biết: Theo Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, việc bán lâm sản đã qua sử dụng chỉ cần xã và kiểm lâm xác nhận là được. Công văn số 35/CV-HKL ra ngày 16-8-2013 của Hạt Kiểm lâm huyện đề nghị xã đưa lên huyện, huyện báo cáo tỉnh cho dân bán gỗ trắc đã qua sử dụng là không phù hợp. Huyện đã yêu cầu xem xét lại văn bản này, nếu sai phải thu hồi.
Vừa qua huyện có văn bản tạm dừng việc mua bán gỗ trắc vì sợ ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương gây thất thu cho ngân sách, tiềm ẩn tiêu cực… và đã có công văn xin ý kiến của UBND tỉnh về việc này. Đồng thời lập đoàn kiểm tra liên ngành thanh tra toàn bộ việc mua bán, vận chuyển gỗ trắc trên địa bàn…

Sự thật vụ giáo dân gây rối ở Nghệ An

8h30 ngày 3/9, khoảng 1.000 giáo dân đã kéo lên trụ sở xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An mang theo băng rôn, khẩu hiệu với nội dung phản đối chính quyền bắt giữ người trái pháp luật.

Đồng thời, họ dùng số đông để gây sức ép với chính quyền và bao vây, hành hung, khống chế 6 cán bộ chính quyền huyện Nghi Lộc và xã Nghi Phương tại phòng làm việc. Vụ việc này là đỉnh điểm nối tiếp những hành động gây rối, vi phạm pháp luật của một số giáo dân ở giáo xứ Mỹ Yên trước đó 1 ngày.
Khung cảnh hỗn loạn ở xã Nghi Phương (Ảnh: VTVNews)
 Khung cảnh hỗn loạn ở xã Nghi Phương (Ảnh: VTVNews)

 

Gã giám đốc “dê xồm” cưỡng hiếp 4 ứng viên

Sau khi hãm hiếp Hằng mà không thấy cô phản ứng gì, Duẩn quen mui thực hiện “chiêu” tuyển dụng nhân viên văn phòng và kế toán để giở trò đồi bại với các nữ ứng viên.

Sau khi tốt nghiệp Trường đại học kinh tế quốc dân, chuyên ngành kế toán, Hằng loay hoay mãi vẫn chưa xin được việc làm. Tuy nhiên, cô vẫn quyết tâm bám trụ ở Hà Nội. Ngoài việc phụ bán hàng trong một cửa hàng buôn bán quần áo ở Cầu Giấy kiếm tiền sinh sống, chờ thời cơ để trở lại với công việc được đào tạo, cô luôn chú ý đến các “kênh” thông tin tuyển dụng.
Rồi một hôm, Hằng mừng rỡ khi đọc được dòng tin đăng trên báo “Mua & Bán”, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển An Thịnh (Công ty An Thịnh), có trụ sở chính ở 107 Nguyễn Chí Thanh và chi nhánh ở 74 đường Bưởi, quận Ba Đình, cần tuyển nhân viên kế toán, đi làm ngay với mức lương thử việc là 1,2 triệu đồng. Theo số điện thoại 0914437… đăng trong mẩu tin, Hằng nhấc máy gọi ngay. Nghe máy bên kia là giọng một người đàn ông.