Bài thuốc cực tốt trị bệnh nấm chân từ lá trầu

(Kiến Thức) - Bệnh nấm chân khiến bạn ngứa ngáy, đôi khi đau rát khó chịu. Bài thuốc chữa nấm chân từ lá trầu dưới đây sẽ giải tỏa cho bạn.

Dưới đây là chi tiết 2 bài thuốc trị bệnh nấm chân từ lá trầu không, đơn giản dễ kiếm dành cho bạn.
Trị nấm chân với lá trầu phèn chua. Bài thuốc này cần: 10 lá trầu không, 500ml nước và 1 cục phèn chua.
Bai thuoc cuc tot tri benh nam chan tu la trau
 Bài thuốc trị bệnh nấm chân từ lá trầu
Cách chế bài thuốc: Lấy 10 lá trầu không cho vào nồi đun sôi với khoảng 500ml nước trong khoảng 5- 10 phút. Tiếp đó, bạn cho thêm ít phèn chua vào nồi, dùng đũa gỗ ngoáy đều để hòa tan phèn với nước trầu vừa đun sôi.
Để nước nguội còn khoảng 40-45 độ thì dùng nước đó để ngâm chân, tới khi nước nguội hẳn. Bên cạnh ngâm chân, bạn hãy kết hợp dùng lá trầu tươi vò nát để đắp vào vùng kẽ chân sẽ mang lại kết quả nhanh hơn.
Trị nấm chân, tổ đỉa bằng lá trầu rau răm
Nguyên liệu bài thuốc này cần 1 nắm lá trầu không tươi, 1 nắm rau răm.
Bai thuoc cuc tot tri benh nam chan tu la trau-Hinh-2
 Lá trầu rau răm cũng trị nấm chân hiệu quả.
Cách chế bài thuốc như sau: Bạn lấy rau răm và lá trầu không rửa sạch rồi vò nát cho vào chậu. Bắc một chiếc nồi lên bếp đun sôi khoảng 1 lít nước.
Khi nước sôi sùng sục bạn hãy đổ ngay vào chậu lá đã chuẩn bị sẵn. Đợi nước nguội vừa đủ thì ngâm chân vào chậu nước, dùng lá trầu và rau răm chà sát lên vùng da bị nấm ngứa tổ đỉa.
Lưu ý, nếu bị tổ đỉa, trước khi ngâm bạn nên chọc cho các nốt mụn tổ đỉa vỡ ra để chất kháng sinh trong lá trầu ngấm vào diệt bệnh. Sau khi ngâm chân xong nhớ lau khô rồi bôi thuốc mỡ kháng sinh để tránh tình trạng da bị nhiễm trùng.
Mời các bạn xem video clip: Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ lá trầu không.

TP HCM khuyến cáo người dân phòng bệnh bạch hầu

Lo lắng trước nguy cơ bệnh bạch hầu có thể xuất hiện tại TP HCM, Trung tâm Y tế dự phòng đưa ra khuyến cáo người dân cần chủ động phòng chống ngay từ bây giờ.

Dịch bệnh bạch hầu tại Bình Phước từ cuối tháng 6 đến nay đã khiến 60 người mắc bệnh, trong đó đã có 3 trường hợp tử vong. Lo lắng trước nguy cơ bệnh bạch hầu có thể xuất hiện tại TP HCM, Trung tâm Y tế dự phòng đưa ra khuyến cáo người dân cần chủ động phòng chống ngay từ bây giờ.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, mức độ lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Trẻ em và người lớn đều có thể mắc bệnh.
TP HCM khuyen cao nguoi dan phong benh bach hau
 Trẻ em được tiêm chủng tại Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM
Trẻ em dưới 15 tuổi chưa được chích ngừa sẽ bị mắc bệnh trước tiên. Bệnh còn có thể xảy ra ở người lớn nếu họ không được miễn dịch.
Bệnh có biểu hiện ban đầu với các dấu hiệu sốt nhẹ, đau họng, ho, nói khàn tiếng, chán ăn. Triệu chứng điển hình của bệnh là giả mạc hai bên thành họng có màu trắng ngà, dai, dính khi bóc dễ bị chảy máu; vì thế bệnh được gọi là “bạch hầu”.
Bệnh có thể có những biến chứng nặng như gây tắc nghẽn đường hô hấp, viêm cơ tim, thoái hóa thận, hoại tử ống thận,… có thể dẫn đến tử vong.
Trước đây, bệnh bạch hầu là một trong những bệnh truyền nhiễm rất thường gặp ở trẻ em. Từ khi vắc xin phòng bệnh bạch hầu được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng, số trường hợp mắc bệnh bạch hầu giảm rất đáng kể, chỉ còn rải rác vài ca bệnh ở những vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, từ đầu năm 2015 đến nay hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm chưa ghi nhận trường hợp nào bị bệnh bạch hầu trên địa bàn thành phố, thế nhưng không vì thế mà chủ quan. Hiện trên địa bàn huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước đã có 60 người mắc bệnh bạch hầu tính từ cuối tháng 6 đến ngày 18/7, trong đó có 3 ca tử vong khiến tỉnh Bình Phước đã khẩn cấp công bố dịch cấp huyện.
Chính vì thế, để chủ động phòng bệnh bạch hầu có thể xuất hiện tại TP.HCM, bác sĩ Trần Thị Ái Huyên, Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM đưa ra lời khuyên để người dân biết chủ động phòng chống như sau:
Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Đối với trẻ em cần được tiêm vắc xin phối hợp có thành phần bạch Hầu đầy đủ, theo đúng lịch: Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ từ 2 tháng tuổi; Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng; Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng; Mũi thứ 4: Khi trẻ từ 18 tháng tuổi.
Những vắc xin này có thể được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng mở rộng hoặc tiêm chủng dịch vụ. Phụ huynh nên đưa con đi tiêm chủng đúng độ tuổi quy định, không nên trì hoãn, ảnh hưởng đến khả năng phòng bệnh của trẻ.
Để hạn chế sự lây lan khi có trường hợp người mắc bệnh bạch hầu, mỗi người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày.
Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng, tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Khử khuẩn phòng ở và đồ dùng cá nhân của người bệnh bằng dung dịch khử khuẩn theo hướng dẫn của nhân viên y tế

Nguyên nhân mổ nhầm chân ở Bệnh viện Việt Đức là gì?

(Kiến Thức) - Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa gửi công văn khẩn yêu cầu Giám đốc Bệnh viện Việt Đức làm rõ nguyên nhân mổ nhầm chân người bệnh.

Theo đó, công văn nêu rõ, ngày 19/7/2016 báo chí có đăng bài “Bệnh viện Việt Đức mổ chân trái lộn sang chân phải”. Nội dung bài báo phản ánh tại Khoa Chấn thương chỉnh hình 3 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiến hành ca phẫu thuật điều trị chứng liệt cơ ở chân trái cho anh Trần Văn Thảo, 37 tuổi (Ứng Hòa, Hà Nội) bác sỹ phẫu thuật lại tiến hành mổ chân phải của người bệnh.
Liên quan đến vụ việc mổ nhầm chân ở Bệnh viện Việt Đức, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: Khẩn trương xác minh nguyên nhân xảy ra sự cố trên; đồng thời nghiêm khắc xử lý các tập thể, cá nhân theo đúng quy định hiện hành.