Bác sĩ nói: Uống nước chanh khi say xỉn là sai lầm

Nhiều người cho rằng muốn giải rượu nhanh thì uống nước chanh. Tuy nhiên, điều này chưa thật sự đúng.

Say rượu được coi là một dạng ngộ độc rượu. Tùy từng người, mức độ uống, loại rượu mà biểu hiện có thể khác nhau. Có người say thì buồn ngủ, lờ đờ, chậm chạp, có người thì nôn nhiều. Trường hợp nặng có thể bị hạ đường huyết, rơi vào tình trạng hôn mê.

Chia sẻ trên VietNamNet, thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết hầu hết mọi người đều lầm tưởng nước chanh hoặc đồ chua có thể giúp giải rượu nhanh hơn. Tuy nhiên, nước chanh chứa nhiều axit, cộng với lượng rượu đã uống, lại không ăn gì có thể khiến dạ dày bị tổn thương, làm nôn nhiều hơn.

Bac si noi: Uong nuoc chanh khi say xin la sai lam

Nhiều người nghĩ rằng nôn rất tốt cho người say. Tuy nhiên, việc này chỉ đúng khi người đó còn tỉnh táo, nếu không sẽ rất nguy hiểm. Cố ép gây nôn khi không tỉnh táo, người bệnh dễ sặc, thức ăn hoặc đồ uống vào phổi có thể gây viêm phổi, sặc, ngạt đường thở và không qua khỏi.

Bác sĩ khuyến cáo, khi người nhà bị say rượu, người thân cần chú ý theo dõi. Nếu người bệnh vẫn tỉnh và nhận biết được thì nên cho ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lưu ý các thực phẩm có đường, tinh bột như gạo, ngô, khoai, sắn. Ngoài ra, có thể uống nước đường, sữa, nước canh, nước mật ong... hoặc uống oresol để bù nước, điện giải.

Nếu người say nói ú ớ, khong rõ từ, gọi không biết, không thể ngồi được thì cần đặt nằm nghiêng một bên, tốt nhất là nghiêng sang bên phải. Do dạ dày có hình dạng uống con, nằm nghiêng sang phải sẽ giúp dạ dày không bị kích thích nôn ra ngoài. Nếu người say có hiện tượng thở yếu, ngừng thở, tím tái, tay chân lạnh thì cần đưa đi cấp cứu ngay.

3 điều cấm kỵ sau khi uống rượu bia

Uống trà, cà phê, nước có gas

Sau khi uống rượu, cơ thể sẽ bị mất nước. Vì vậy, không nên uống nhiều cà phê để tránh tình trạng thiếu nước trầm trọng.

Không nên uống trà vì có thể làm tim quá hưng phấn, không có lợi cho thận vốn đang phải làm việc hết công suất để đào thải các chất độc hại từ rượu bia.

Người say rượu cũng nên tránh uống nước ngọt có gas vì nó có thể làm tăng tốc độ hấp thụ rượu của cơ thể, gây hại cho gan, gây viêm dạ dày cấp tính.

Uống thuốc

Rượu thường gây ra phản ứng với các loại thuốc, sinh ra những chất không tốt cho cơ thể. Đặc biệt, nếu uống thuốc hạ sốt khi say rượu sẽ sinh ra những chất độc hại gây viêm gan hoặc tổn thương gan vĩnh viễn.

Tắm

Sau khi uống rượu, bạn không nên tắm dù là nước nóng hay nước lạnh. Tắm nước lành không làm tỉnh rượu mà còn khiến gan không kịp bổ sung đường glucose tiêu hao vào máu. Sự kích thích của nước lạnh có thể khiến mạch máu co rút, dễ dẫn đến cảm lạnh, thậm chí vỡ mạch máu.

Nếu tắm bằng nước nóng hoặc tắm hơi, cơ thể sẽ tích tụ một lượng nhiệt lớn không thể thoát ra ngoài, tăng thêm cảm giác say rượu, dễ dẫn tới nôn mửa hoặc ngất xỉu.

Video: Say rượu, nữ tài xế lái ô tô đâm bay cột bơm xăng

Khi đang điều khiển chiếc xe ô tô ra khỏi đường cao tốc, nữ tài xế bất ngờ lao xe sang đường rồi đâm văng cột bơm xăng.

Khi đang điều khiển chiếc xe ô tô ra khỏi đường cao tốc, nữ tài xế bất ngờ lao xe sang đường rồi đâm văng cột bơm xăng.

Hành trình phá án: Chém bạn gái bê bết trong nhà nghỉ

Sau khi cùng bạn gái vào nhà nghỉ, Đồng lấy dao chém nạn nhân bê bết máu. Vụ án ghê rợn này được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Chem ban gai be bet trong nha nghi

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 18h ngày 6/8/2021, Công an tỉnh Ninh Bình nhận được tin báo của Công an huyện Kim Sơn về việc khoảng 16h cùng ngày, tại nhà nghỉ Chiều Tín, phố Năm Dân, thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn xảy ra vụ trọng án tại phòng lễ tân của nhà nghỉ.

Hanh trinh pha an: Chem ban gai be bet trong nha nghi-Hinh-2
 Vào thời điểm này, một người đàn ông đã chạy xuống phòng bếp nhà nghỉ lấy con dao (dạng dao bài), sau đó gây thương tích nặng cho người phụ nữ.  Nạn nhân bị chém nhiều vết, nặng nhất là vết dao ở cổ và tay
được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, TP Hà Nội.