Bác sĩ cảnh báo hàng loạt bệnh hay gặp chỉ vì thiếu chất này

(Kiến Thức) - Bạn có thể bị rụng tóc, loét da, dị ứng, nám mụn hay da lão hóa sớm cũng có thể do thiếu kẽm.

Trao đổi cùng Kiến Thức, bác sĩ Lương Trường Sơn, Phụ trách phòng khám Da liễu Đồng Diều cho hay, kẽm là một vi chất dinh dưỡng đóng vai trò không thể thiếu trong hoạt động bình thường của cơ thể con người. Kẽm đã được chứng minh là có vai trò điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa và chống viêm.

Trong cơ thể người, kẽm được duy trì ổn định ở trọng lượng 2-3g. Da là mô có nhiều kẽm thứ ba trong cơ thể với các tỉ lệ sau: cơ xương 60%, xương 30%, gan 5% và da 5%.

Bac si canh bao hang loat benh hay gap chi vi thieu chat nay
 

Một số bệnh do thiếu kẽm:

Nếu thiếu kẽm, da có thể xuất hiện một số bệnh hoặc bệnh nặng thêm như viêm da hoại tử (đặc biệt ở người già, bệnh nằm lâu), Pellagra, rụng tóc thưa, rụng tóc mảng, viêm da đầu chi ruột, vết thương và loét da lâu lành, viêm da dị ứng, lichen planus, và bệnh Behcet, bệnh bọng nước di truyền, và tăng sắc tố (nám da)…

Tác dụng của kẽm đối với da:

Chống viêm, làm vết thương nhanh lành, hỗ trợ quá trình tái tạo collagen, sửa chữa đột biến ADN. Trong quá trình điều trị mụn trứng cá, khi bổ sung kẽm, bạn sẽ thấy các vết mụn ít để lại sẹo thâm hơn…

Điều hòa miễn dịch có lợi cho da yếu, da bệnh. Nếu được nạp vào cơ thể qua đường ăn uống, kẽm sẽ kết hợp với các loại vitamin và khoáng chất khác để làm giảm mụn. Ngoài ra, kẽm oxide rất lành tính, có khả năng làm dịu da hơn;

Ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm của da. Bản thân kẽm cũng là một thành phần quen thuộc trong các sản phẩm mỹ phẩm thoa ngoài da. Các loại kem chống nắng vật lý thường chứa kẽm oxide với tác dụng tạo lớp màng chống tia UV và làm sáng da hơn…

Nhu cầu kẽm hàng ngày:

Trung bình, mỗi người nên hấp thụ khoảng 8-9mg kẽm mỗi ngày, với phụ nữ mang thai thì nên hấp thụ 11mg mỗi ngày. Đây là một liều lượng tương đối thấp, bạn hoàn toàn có thể hấp thụ qua các loại thực phẩm thông thường chứ không nhất thiết phải dùng kẽm bổ sung.

Trẻ dưới 5 tháng: 2,8mg/ngày,

Trẻ 6-11 tháng-2 tuổi: 4,1mg/ngày

Trẻ 3-5 tuổi: 4,8mg/ngày,

Trẻ 6-9 tuổi: 5,6mg/ngày,

10-19 tuổi: khoảng 7,2 đối với nữ, và 8,6mg/ngày đối với nam.

Mời quý độc giả theo dõi video: 3 bước chăm sóc da đẹp buổi sáng


Rợn người cảnh bác sĩ gắp con vắt sống trong mũi họng bệnh nhân

(Kiến Thức) - Hiện tượng con vắt sống trong mũi, mắt hay họng bệnh nhân thường gặp nhiều ở những người dân sống vùng sâu, vùng xa có thói quen đi tắm sông, suối. Sau đây là những trường hợp phải nhập viện để gắp ra.

Ron nguoi canh bac si gap con vat song trong mui hong benh nhan

Mới đây, bác sĩ tại phòng khám Tai Mũi Họng thuộc Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã gắp thành công một con vắt dài 6cm từ mũi một người đàn ông.

Ron nguoi canh bac si gap con vat song trong mui hong benh nhan-Hinh-2
Theo lời kể của người đàn ông này, trong khoảng thời gian 2-3 tuần trước đó, ông đã lên rừng bắt ếch, bắt cua, sau một tuần về thì thấy xuất hiện những biểu hiện trên. Sợ hãi kèm lo lắng quá nhiều đến mức sụt cân nặng, cuối cùng ông mới đến bệnh viện để thăm khám và phát hiện con vắt sống trong mũi.
Ron nguoi canh bac si gap con vat song trong mui hong benh nhan-Hinh-3
Tháng 11/2019, các bác sĩ Khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp (Hà Nội) vừa thực hiện gắp thành công con vắt trong mắt của một nữ bệnh nhân. Đó là trường hợp của bà Cao Thị H. (50 tuổi, quê ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Ngày 13/11, bệnh nhân đến khám với lý do bị con vắt chui vào mắt.
Ron nguoi canh bac si gap con vat song trong mui hong benh nhan-Hinh-4
Theo lời kể của bệnh nhân, nửa tháng trước ngày nhập viện, khi đi làm đồng về, bà lấy tay vốc nước suối rửa mặt sau đó về nhà nhìn thấy rõ có con vắt trong mắt. Bác sĩ cảnh báo, thói quen rửa mặt dưới suối của người dân dễ khiến đỉa, vắt chui vào cơ thể mà không hề hay biết.
Ron nguoi canh bac si gap con vat song trong mui hong benh nhan-Hinh-5
Trước đó, hồi tháng 10 năm ngoái, bệnh nhân Nguyễn Hoàng H. (38 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc khi bị hắt hơi, ngạt mũi, nước mũi có máu và ho nhẹ. Kết quả nội soi tai cuốn mũi bị sung huyết, khe giữa mũi phải có dị vật sống đang “ngoe nguẩy” bên trong cuốn mũi.
Ron nguoi canh bac si gap con vat song trong mui hong benh nhan-Hinh-6
Bệnh nhân cho biết, cách đó hơn 10 ngày có đi phượt. Dù đã trang bị đầy đủ: Che mặt che tai mũi và miệng nhưng đã ghé vào khe suối hứng nước, sơ ý bỏ đồ bảo hộ và bị vắt chui vào mà không biết.
Ron nguoi canh bac si gap con vat song trong mui hong benh nhan-Hinh-7
Tháng 2/2019, Phòng khám Đa khoa Đoàn Kết (huyện miền núi Quỳ Hợp, Nghệ An) cho biết, các y tá, BS đã nội soi gắp ra một con vắt dài 5cm trong mũi bệnh nhân Trương Thị T. (57 tuổi, trú xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp). Nguyên nhân có thể do bệnh nhân đi rừng, vục nước suối rửa mặt, con vắt nhỏ có trong nước suối nhảy vào mũi, hút máu và lớn lên trong mũi.
Ron nguoi canh bac si gap con vat song trong mui hong benh nhan-Hinh-8
Ngày 30/5/2018, Trung tâm y tế huyện Quế Phong (Nghệ An), cho biết các bác sĩ đã gắp thành công hai con vắt dài 7cm và 3cm sống trong mũi hai bệnh nhi Vi Quốc Tiến (8 tuổi, ở xã Cắm Muộm) và Ngân Thị Bính (73 tuổi, trú xã Nậm Giải).
Ron nguoi canh bac si gap con vat song trong mui hong benh nhan-Hinh-9
Theo bác sĩ, cháu Tiến kể lại trước đó tầm 1 tháng em có đi tắm ở suối và bị con vắt chui vào mũi mà không biết. Còn bà Bính cũng bị con vắt chui vào mũi nhưng không hề hay biết khi uống nước khe suối.
Ron nguoi canh bac si gap con vat song trong mui hong benh nhan-Hinh-10
Ngày 28/2/2017, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Bắc Kạn đã gắp thành công một con vắt dài 5cm chui vào họng một phụ nữ 53 tuổi.
Ron nguoi canh bac si gap con vat song trong mui hong benh nhan-Hinh-11
Tháng 8/2016, các bác sĩ BV Đa khoa Lào Cai đã gắp ra 1 con vắt khoảng 5-6 cm sống nhiều ngày trong cổ họng bệnh nhi 6 tuổi mà nguyên nhân có thể do trước đó bé trai này uống nước suối rừng. Ảnh: Internet. 

Video "Dầu thực vật có thực sự tốt cho sức khỏe?". Nguồn: VTC.

Phát hiện COVID-19 lây theo đường mới

Ngoài lây qua đường hô hấp, các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện virus SARS-CoV-2 còn lây lan theo đường mới, giống dịch SARS.

Nhóm nghiên cứu ĐH Y Quảng Châu, Trung Quốc vừa công bố phát hiện mới về đường lây của virus SARS-CoV-2, đăng tải trên tạp chí Emerging Infectious Diseases.

Theo đó, ngoài lây theo đường hô hấp thông qua các giọt bắn như đã biết, loại virus này còn lây theo đường phân - miệng hoặc phân – phát tán vào không khí.