"Ba trắng một vàng" âm thầm gây hại thận

Sữa, muối, đường và nước cam là các thực phẩm mà những người có nguy cơ mắc bệnh thận nên hạn chế.

Thận là một trong những bộ phận quan trọng nhất của con người. Thận có tác dụng lọc máu, loại bỏ độc tố và chất thải, sản xuất hormone, cân bằng khoáng chất và duy trì cân bằng chất dịch trong cơ thể.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh suy thận

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thận và bất kể nguyên nhân là gì, khi thận bị tổn thương hoặc hoạt động không suôn sẻ, cơ thể có nguy cơ tích tụ dịch bẩn và chất độc.

Khi đó, người bệnh thận có thể cảm thấy các triệu chứng như sưng tấy, khó thở, mệt mỏi, buồn nôn, suy nhược, đánh trống ngực, rối loạn giấc ngủ, chán ăn, đi tiểu quá nhiều hoặc quá ít, thiếu máu, ngứa da.

Để thận khỏe, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Theo News Day Express, một số thực phẩm có màu trắng và vàng có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng và dẫn đến hình thành sỏi. Điều này đồng nghĩa nếu muốn bảo vệ thận, bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đó.

"Ba trắng một vàng" âm thầm gây hại thận ảnh 1

Sữa không phải là thực phẩm tốt cho mọi người. Ảnh: Insider.

Sữa

Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin, chất dinh dưỡng, protein và là nguồn cung cấp phốt pho, kali tự nhiên. Một cốc (240 ml) sữa nguyên chất cung cấp 205 mg phốt pho và 322 mg kali.

Tuy nhiên, hấp thụ quá nhiều sữa, kết hợp với các thực phẩm giàu phốt pho khác, có thể gây bất lợi cho xương của những người mắc bệnh thận.

Điều này nghe có vẻ lạ vì sữa và các sản phẩm từ sữa thường được khuyên dùng để xương và cơ chắc khỏe. Tuy nhiên, khi thận bị tổn thương, hấp thụ quá nhiều phốt pho sẽ gây tích tụ phốt pho trong máu, kéo canxi ra khỏi xương. Khi đó, xương mỏng, yếu dần theo thời gian và làm tăng nguy cơ gãy xương.

Muối

Những người có nguy cơ mắc bệnh thận hoặc suy thận không nên ăn quá mức khuyến nghị 6g muối mỗi ngày.

Chế độ ăn nhiều muối sẽ làm thay đổi sự cân bằng natri - kali trong cơ thể, khiến thận bị suy giảm chức năng, huyết áp tăng cao.

Ngoài ra, ăn nhiều muối đã được chứng minh làm tăng lượng protein trong nước tiểu. Đây là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến suy giảm chức năng thận. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy lượng muối ăn vào cao có thể làm gia tăng tình trạng bệnh ở những người đã bị các vấn đề về thận.

"Ba trắng một vàng" âm thầm gây hại thận ảnh 2

Ăn quá nhiều đường gây ra nhiều loại bệnh. Ảnh: Britannica.

Đường

Tăng lượng đường hấp thụ có thể gây nguy hiểm cho thận. Khi lượng đường trong máu vượt quá 180 mg/dl, thận bắt đầu bài tiết đường qua nước tiểu. Lượng đường trong máu càng cao, áp lực lên thận càng lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến thận của bệnh nhân tiểu đường suy yếu nhanh chóng.

Người bệnh thận và tiểu đường nên hạn chế uống nước ép trái cây và các loại nước có đường khác, chẳng hạn như soda. Những đồ uống này có xu hướng chứa nhiều đường bổ sung, làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Các loại thực phẩm khác có nhiều đường bổ sung bao gồm bánh nướng, kẹo, bánh quy và bánh rán.

Lượng đường trong máu cao kéo dài còn có nguy cơ làm tổn thương dây thần kinh, tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Cam và nước cam

Theo Healthline, mặc dù cam và nước cam cung cấp hàm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể nhưng cũng chứa nhiều kali. Một quả cam lớn (184 g) cung cấp 333mg kali. Có 458 mg kali/240 ml nước cam.

Nếu cơ thể có quá nhiều kali sẽ không tốt cho thận. Bởi vậy, những người có bất ổn ở thận cần hạn chế các thực phẩm chứa lượng kali cao.

Nho, táo và các loại nước ép tương ứng là các thay thế tốt vì hàm lượng kali thấp hơn.

Bất ngờ loại rau chứa purin, ăn nhiều như "rắc muối vào thận"

Nhiều người nhầm tưởng các thực phẩm như thịt, hải sản, nội tạng... mới chứa nhiều purin. Thực tế, có loại rau chứa purin, ăn nhiều như "rắc muối vào thận".

Bat ngo loai rau chua purin, an nhieu nhu
 Huyết áp cao thường được xem là bệnh người già. Vậy nhưng, bệnh nhân huyết áp cao ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân tình trạng chủ yếu do chế độ ăn uống không lành mạnh. Nếu không điều chỉnh, nạp quá nhiều axit uric có thể gây bệnh gút, hại thận, thậm chí suy thận. (Ảnh minh họa)

Thay đổi “sớm” 4 thói quen để tránh xa nhiễm độc niệu

Một quả thận khỏe mạnh là dấu hiệu sức khỏe của một người đàn ông. Mặc dù quảng cáo đôi khi có phần phiến diện nhưng việc bảo vệ thận của bạn là vô cùng quan trọng.

Dù là nam hay nữ, thận đều có nhiệm vụ bài tiết nước tiểu và duy trì cân bằng axit-bazơ trong cơ thể con người. Lối sống không lành mạnh sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và tăng khả năng mắc bệnh thận.

Hai nơi trên cơ thể “rủ xuống”, coi chừng dương khí cạn

Bằng cách quan sát, lắng nghe cơ thể, chúng ta có thể nhận thấy dấu hiệu dương khí suy giảm. Theo đó, cơ thể có hai vị trí này “rủ xuống” chứng tỏ dương khí tiêu hao.

Trung Y quan niệm “dương khí” trong cơ thể giống như nhiệt năng. Các cơ quan muốn hoạt động bình thường phải dựa vào sự vận động của dương khí. Một khi dương khí tiêu hao, cơ quan nội tạng sẽ gặp vấn đề. Cuốn “Hoàng Đế Nội Kinh” miêu tả dương khí được mô tả giống như mặt trời.
Cụ thể, sách viết: “Mối quan hệ giữa dương khí và cơ thể người, giống như quan hệ giữa ban ngày và mặt trời, một khi hao tổn dương khí, thọ mệnh giảm đi mà không biết”. Câu này có thể hiểu, dương khí vượng giúp kéo dài tuổi thọ, tiêu hao dương khí khiến tuổi thọ bị rút ngắn.