Anh-Pháp khẩu chiến sau thảm kịch 27 người di cư thiệt mạng

Giới chức hai nước Pháp và Anh đang có màn khẩu chiến về trách nhiệm sau khi xảy ra thảm kịch chìm thuyền khiến 27 người di cư thiệt mạng chiều 24/11.

Phát biểu trước Nghị viện Anh chiều ngày 25/11, một ngày sau khi xảy ra thảm kịch 27 người di cư thiệt mạng khi cố gắng vượt biên trái phép từ Pháp sang Anh bằng thuyền qua eo biển Manche, Bộ trưởng Nội vụ Anh, bà Priti Patel cho rằng việc ngăn cản người di cư vượt biển từ Pháp sang Anh là trách nhiệm của phía Pháp và nhà chức trách Pháp cần phải thực hiện thêm nhiều biện pháp nhằm ngăn các thảm kịch tương tự tái diễn.
Nhận xét này được cho là để đáp trả các chỉ trích trước đó từ Bộ trưởng Nội vụ Pháp, ông Gerald Darmanin rằng một trong những nguyên nhân gây ra các thảm kịch di cư từ Pháp và châu Âu sang Anh trong những năm qua là do phía Anh quản lý lỏng lẻo thị trường lao động chui, khiến nhiều người di cư bị thu hút bởi viễn cảnh kiếm được tiền dễ dàng khi làm chui tại Anh.
Anh-Phap khau chien sau tham kich 27 nguoi di cu thiet mang
Ảnh minh họa (Ảnh: AFP)
Khi được hỏi về việc liệu các thảm kịch tương tự có tái diễn trong tương lai, Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel cũng cho rằng nguy cơ này là rất cao, trừ khi phía Anh hợp tác cùng Pháp để xây dựng một chiến lược mới để triệt phá, ngăn chặn các nhóm buôn người. Bộ trưởng Nội vụ Anh cũng nhắc lại đề nghị từ phía Anh rằng Anh sẽ gửi thêm cảnh sát đến Pháp để hỗ trợ Pháp kiểm soát các dòng người di cư bất hợp pháp.
“Tôi đã trao đổi với người đồng cấp của tôi là Bộ trưởng Nội vụ Pháp, Darmanin và đã đề nghị rất rõ ràng với phía Pháp rằng Anh và Pháp sẽ phối hợp tuần tra chung để ngăn các vụ vượt biển nguy hiểm này. Tôi cũng đã làm việc với phía Pháp để đề xuất đưa thêm nhiều cảnh sát Anh sang đất Pháp và làm tất cả những gì cần thiết để bảo đảm an ninh trong khu vực, để những người di cư yếu thế không mạo hiểm mạng sống của mình trên các con thuyền không đáng tin cậy.”, Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel nói
Đáp lại các đề xuất từ phía Anh, hầu hết các quan chức Pháp đều cho rằng đề xuất này không hiệu quả. Nghị sĩ vùng Calais, ông Pierre-Henri Dumont cho rằng việc Anh đề nghị gửi thêm cảnh sát đến Pháp là điên rồ và không thay đổi được điều gì. Trên thực tế, theo Thỏa thuận Touquet ký giữa Anh và Pháp vào năm 2003, phía Anh phải trả tiền cho phía Pháp kiểm soát những người di cư muốn đi từ Pháp sang Anh. Nói cách khác, cửa khẩu hải quan để nhập cảnh vào lãnh thổ Anh đặt tại Calais của Pháp chứ không phải bên cảng Douver của Anh. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng từ khi Brexit diễn ra, việc thực thi thỏa thuận này vấp phải nhiều vướng mắc và Thỏa thuận Touquet là một trong những lí do khiến nhiều người di cư mạo hiểm mạng sống để vượt biển sang Anh.
Dự kiến, Bộ trưởng Nội vụ Anh, Priti Patel sẽ sang Pháp vào 28/11 để thảo luận kỹ hơn với phía Pháp về kế hoạch thắt chặt an ninh quanh eo biển Manche. Phía Pháp cũng sẽ tổ chức một cuộc họp liên chính phủ tại Calais hôm Chủ nhật, 28/11, mời Bộ trưởng phụ trách di cư các nước Bỉ, Đức, Hà Lan, Anh cũng như các quan chức Liên minh châu Âu tham dự.
Trong lúc này, các cuộc điều tra vẫn đang được đẩy mạnh. Theo giới chức Pháp, hầu hết trong số 27 nạn nhân thiệt mạng là người Irắc, người Kurd và một số nước Trung Đông. Trong ngày 25/11, cảnh sát Pháp cũng đã bắt giữ nghi phạm thứ 5, được cho là tham gia tổ chức đưa người vượt biển sang Anh./.

Khám phá eo biển Manche...người Việt “đi lậu” từ Pháp sang Anh

(Kiến Thức) -  Coi nước Anh là "miền đất hứa", nhiều di dân trên thế giới, trong đó có cả người Việt, đã bất chấp mạo hiểm để tìm mọi cách vượt biển Manche từ Pháp vào Anh.

Kham pha eo bien Manche...nguoi Viet “di lau” tu Phap sang Anh
Đối với nhiều di dân trên thế giới, Anh luôn được coi là "miền đất hứa". Chính vì vậy, việc người di cư bất hợp pháp bất chấp nguy hiểm để tìm mọi cách vượt biển Manche từ Pháp sang Anh không phải là chuyện hiếm gặp. Ảnh: Wikipedia.  

Kham pha eo bien Manche...nguoi Viet “di lau” tu Phap sang Anh-Hinh-2
 Independent dẫn thống kê của Bộ Nội vụ Anh cho biết, ước tính có hơn 3.000 người vượt biên trái phép qua eo biển Manche vào Anh mỗi tháng. Ảnh: Wikipedia.

Kham pha eo bien Manche...nguoi Viet “di lau” tu Phap sang Anh-Hinh-3
 Từ đầu năm 2019 đến cuối tháng 8 vừa qua, Pháp ước tính có 237 vụ người di cư tìm mọi cách vượt biển sang Anh. Chỉ tính riêng trong năm 2018, lực lượng biên phòng Pháp và Bỉ đã ngăn chặn hơn 35.000 trường hợp vượt biên trái phép với đích đến là Anh. Ảnh: AP. 

Kham pha eo bien Manche...nguoi Viet “di lau” tu Phap sang Anh-Hinh-4
 Theo các tổ chức từ thiện, người nhập cư muốn tới Anh có thể phải trả tới 10.000 bảng Anh (gần 13.000 USD) cho các băng nhóm buôn người để được đảm bảo hành trình vượt biên từ Pháp vào Anh bằng xe tải hoặc thuyền qua eo biển Manche. Ảnh: IM.

Kham pha eo bien Manche...nguoi Viet “di lau” tu Phap sang Anh-Hinh-5
 Dù biết hành trình này chứa đựng nhiều rủi ro, nguy hiểm, nhiều người nhập cư vẫn quyết đánh cược mạng sống của mình. Ảnh: The Sun. 

Kham pha eo bien Manche...nguoi Viet “di lau” tu Phap sang Anh-Hinh-6
  Nguyên nhân là do họ không thể chịu đựng thêm điều kiện sống tồi tệ trong các khu trại tị nạn tạm bợ ở Pháp và hy vọng sẽ sớm có thể đặt chân đến "miền đất hứa". Ảnh: Wikipedia. 

Kham pha eo bien Manche...nguoi Viet “di lau” tu Phap sang Anh-Hinh-7
 Để di chuyển từ Pháp sang Anh, các di dân có thể trốn trong những thùng xe container kín mít của xe tải và đi qua tuyến đường hầm vượt biển Manche dài khoảng 50 km, trong đó có 38 km nằm dưới biển. Ảnh: Reuters.

Kham pha eo bien Manche...nguoi Viet “di lau” tu Phap sang Anh-Hinh-8
 Được biết, đường hầm eo biển Manche được khởi công xây dựng từ năm 1987, nối thành phố Calais, tỉnh Pas-de-Calais của nước Pháp với thành phố cảng Folkestone, Kent, của Anh. Ảnh: Reuters. 

Kham pha eo bien Manche...nguoi Viet “di lau” tu Phap sang Anh-Hinh-9
 Đường hầm này gồm hai hầm đường sắt và một đường hầm dịch vụ, được hoàn thành vào năm 1994, sau 6 năm nỗ lực xây dựng với sự hợp tác của hai quốc gia Anh và Pháp. Thời gian di chuyển từ Pháp sang Anh thông qua đường hầm này là khoảng 35 phút. Ảnh: FT.
Kham pha eo bien Manche...nguoi Viet “di lau” tu Phap sang Anh-Hinh-10
Có thể nói, đây là tuyến đường thường được người di cư lựa chọn để đến Anh một cách bất hợp pháp. Ảnh: The Sun.

Kham pha eo bien Manche...nguoi Viet “di lau” tu Phap sang Anh-Hinh-11
 Tuy nhiên, sau khi việc kiểm soát biên giới giữa Anh và Pháp thông qua tuyến đường hầm eo biển Manche ngày càng chặt chẽ, nhiều người di cư đã tìm cách khác để tới Anh, đó là vượt biển Manche bằng thuyền. Ảnh: BFMTV. 

Kham pha eo bien Manche...nguoi Viet “di lau” tu Phap sang Anh-Hinh-12
 Song, con đường này cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ như hạ thân nhiệt, va chạm với tàu thuyền khác hay sóng lớn, ngã xuống biển... khiến nhiều người dân di cư phải trả giá bằng cả mạng sống. Ảnh: LE.

Cái giá đắt cho người phụ nữ lên mạng tìm sát thủ giết chồng

Quá khao khát lấy mạng chồng cũ, người phụ nữ phải trả giá đắt cho hành vi xúi giục người khác phạm tội.

Ngày nay, với sự phát triển của internet, con người có thể truy cập hầu hết mọi thông tin, giao tiếp với bất kỳ ai khác trên thế giới, thậm chí làm được nhiều hơn thế nữa. Tận dụng sự đa năng của internet, Wendy Wein, một phụ nữ 52 tuổi đến từ bang Michigan (Mỹ), đã lên mạng để tìm sát thủ giết chồng cũ.
Theo đó, sau khi lên mạng, người phụ nữ này tìm thấy một trang web có tên Re*****an.com. Theo lời giới thiệu, trang web này có tính bảo mật cao, tuân thủ HIPPA (đạo luật về quyền riêng tư và bảo vệ thông tin). Bên cạnh đó, có rất nhiều đánh giá hài lòng từ khách hàng, bao gồm cả những phụ nữ từng có chồng ngoại tình. Sau cùng là lời đề nghị truy cập mạng lưới có trên 17.000 "đặc vụ". Tất cả những điều này dường như là quá đủ cho một người muốn thuê sát thủ như bà Wein.

Hiếp dâm rồi giết 14 cô gái trẻ đẹp, kẻ sát nhân man rợ trước khi chết chỉ xin lỗi vợ

Người này có thực sự yêu vợ, nếu đã thế thì vì sao còn hiếp dâm những cô gái trẻ, bóp chết họ một cách tàn bạo?

Người bị kết án tử hình chính là Quách Long Hải (sinh năm 1956, quê Sơn Đông, Trung Quốc).