Ăn loại thực phẩm này trong 5 ngày liên tiếp có thể gây tổn thương não và gan nhưng nhiều người trẻ mê mệt

Nghiên cứu mới nhất phát hiện ra, nếu 5 ngày ăn nhiều đồ ăn nhẹ có hàm lượng calo cao, được chế biến siêu kỹ như khoai tây chiên, có thể ảnh hưởng đến chức năng não và chuyển hóa gan.

Người hiện đại phải chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, đôi khi không thể tránh khỏi việc cần đến đồ ăn nhẹ và món tráng miệng để giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây phát hiện ra chỉ cần ăn đồ ăn nhẹ, siêu chế biến, có hàm lượng calo cao như khoai tây chiên... trong 5 ngày liên tiếp, có thể ảnh hưởng đến chức năng não và chuyển hóa gan. Ngay cả khi quay lại chế độ ăn bình thường sau đó, một số thay đổi trong cơ thể vẫn có thể kéo dài.

Khoai tây chiên là món được nhiều người yêu thích. (Ảnh minh họa).

1. Nghiên cứu chứng minh hiểm họa của việc nghiện đồ ăn nhanh 

Li Boxian, phó giáo sư Khoa tiêu hóa và y học gan mật tại Bệnh viện Linkou Chang Gung, Đài Loan, cho biết các nhà khoa học từ Đại học Tübingen và Trung tâm nghiên cứu bệnh tiểu đường Helmholtz ở Đức, trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Metabolism, đã tuyển dụng 29 nam giới trẻ và khỏe mạnh (19-27 tuổi, BMI 19-25). Trong số đó, 18 người tiêu thụ thêm 1.500 calo từ đồ ăn nhẹ siêu chế biến có hàm lượng calo cao như chocolate, bánh brownie và khoai tây chiên mỗi ngày trong 5 ngày liên tiếp, sau đó quay lại chế độ ăn bình thường trong 7 ngày. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng MRI và xét nghiệm độ nhạy insulin để quan sát phản ứng của não.

Kết quả cho thấy việc tiêu thụ đồ ăn nhẹ có hàm lượng calo cao và được chế biến kỹ lưỡng trong 5 ngày có ba tác động quan trọng:

- Tăng đáng kể lượng mỡ gan

Những người tham gia không bị tăng cân đáng kể hay thay đổi lượng đường trong máu hoặc các dấu hiệu viêm nhiễm. Nói cách khác, chất béo bắt đầu tích tụ trong gan trước khi cân nặng thay đổi, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ hoặc các bệnh chuyển hóa trong tương lai.

- Độ nhạy insulin của não cho thấy sự thay đổi "đầu tiên tăng, sau đó giảm"

Sau một thời gian ngắn ăn uống vô độ, các vùng não liên quan đến phần thưởng sẽ hoạt động quá mức để đáp ứng với insulin. Sau khi tiếp tục chế độ ăn bình thường trong một tuần, phản ứng insulin giảm ở những vùng liên quan đến trí nhớ, nhận thức và thị lực, cho thấy một số chức năng não vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.

- "Hệ thống khen thưởng và trừng phạt" của não cũng bị ảnh hưởng

Chỉ sau 5 ngày ăn uống vô độ, não sẽ ít phản ứng với cảm giác thích thú khi ăn uống và phản ứng nhiều hơn với những hậu quả tiêu cực, điều này có thể khiến mọi người dễ ăn uống theo cảm xúc hoặc bốc đồng hơn.

Bác sĩ Li cho biết nghiên cứu chỉ ra não có thể là cơ quan cảm biến sớm tình trạng béo phì và các bệnh chuyển hóa. Bộ não rất nhạy cảm với những thay đổi bất lợi trong chế độ ăn uống và thậm chí có thể bắt đầu hoạt động bất thường trước các bộ phận khác của cơ thể. Theo quan điểm tiến hóa, khi tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm giàu năng lượng trong thời gian ngắn, não có thể điều chỉnh tín hiệu insulin để dự trữ năng lượng và tăng động lực ăn uống, ví dụ như làm giảm cảm giác thỏa mãn khi ăn và khiến mọi người muốn ăn nhiều hơn. Trong môi trường hiện đại, sự thích nghi này có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh béo phì.

Do đó, thức ăn vặt không chỉ khiến bạn béo mà còn có thể làm thay đổi não bộ và chức năng trao đổi chất. 

2. Các nhóm thực phẩm gây tổn thương não và gan nhiều nhất 

- Đối với tổn thương não, các nhóm thực phẩm nguy hiểm nhất là thực phẩm siêu chế biến, ví dụ khoai tây chiên, đồ ăn nhẹ đóng gói, mì ăn liền, đồ ăn chế biến sẵn đông lạnh. Thực phẩm và đồ uống có đường như nước ngọt, kẹo, bánh ngọt, đồ uống tăng lực, các chất béo chuyển hóa, rượu (quá mức). 

Người bận rộn thích đồ ăn nhanh nhưng chúng không tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa).

- Đối với tổn thương gan, các thực phẩm và đồ uống có hàm lượng Fructose cao như nước ngọt, kẹo, nước ép trái cây có thêm chất tạo ngọt; rượu bia, thịt chế biến và thịt đỏ, Carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, bánh ngọt, cơm (lượng nhiều), chất béo chuyển hóa...