“Âm thanh và cuồng nộ“: Thách thức đầy quyến rũ với độc giả

Với ý thức của các nhân vật liên tục chuyển đổi giữa quá khứ và hiện tại, “Âm thanh và cuồng nộ” một thách thức đầy quyến rũ đối với bất kỳ độc giả nào muốn thâm nhập vào thế giới phức tạp, mãnh liệt và thấm đẫm tình người.

"Âm thanh và cuồng nộ" (The Sound and the Fury) là tiểu thuyết thứ tư của nhà văn Mỹ William Faulkner, được xuất bản lần đầu vào ngày 7 tháng 10 năm 1929. Tác phẩm này đã mang lại danh tiếng lẫy lừng cho Faulkner. Đến nay, cuốn sách vẫn là một thách thức đầy quyến rũ đối với bất kỳ độc giả nào muốn thâm nhập vào thế giới phức tạp, mãnh liệt và thấm đẫm tình người của Faulkner.
“Am thanh va cuong no“: Thach thuc day quyen ru voi doc gia
 Tác phẩm "Âm thanh và cuồng nộ". 

Tiểu thuyết lấy bối cảnh tại bang Mississippi, Hoa Kỳ, vào đầu thế kỷ XX, xoay quanh sự suy tàn của gia đình quý tộc Compson. Gia đình này gồm ông Jason Compson và bà Caroline, cùng bốn người con: Quentin, Candace (Caddy), Jason và Benjamin (Benjy). Câu chuyện được kể qua bốn chương, mỗi chương là góc nhìn của một nhân vật khác nhau, phản ánh sự suy sụp và tan vỡ của gia đình Compson.
Nhan đề "Âm thanh và cuồng nộ" được trích từ câu thoại trong vở kịch "Macbeth" của William Shakespeare: "Đó là câu chuyện do một thằng ngây kể, đầy những kêu la và cuồng nộ, chẳng có ý nghĩa gì". Câu trích dẫn này phản ánh sự hỗn loạn và vô nghĩa trong cuộc sống của các nhân vật, đồng thời nhấn mạnh sự suy tàn không thể tránh khỏi của gia đình Compson.
Lời cảnh tỉnh về sự mong manh của giá trị truyền thống
Mặc dù "Âm thanh và cuồng nộ" đặt ra nhiều thách thức cho độc giả bởi cấu trúc phức tạp và phong cách kể chuyện độc đáo, nhưng chính những yếu tố này đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm. Người đọc cần kiên nhẫn và tập trung để khám phá những tầng ý nghĩa sâu sắc ẩn chứa trong từng trang sách. Tác phẩm không chỉ là câu chuyện về sự suy tàn của gia đình Compson mà còn là lời nhắc nhở về sự mong manh của con người trước dòng chảy vô tận của thời gian và số phận.
Gia đình Compson từng là biểu tượng của tầng lớp quý tộc miền Nam Hoa Kỳ, nhưng qua thời gian, họ đối mặt với sự suy tàn cả về vật chất lẫn tinh thần. Mỗi thành viên trong gia đình đều mang trong mình những bi kịch riêng.
Benjy, người con út bị thiểu năng trí tuệ, sống trong thế giới của riêng mình, không thể phân biệt quá khứ và hiện tại. Trong đó, Quentin: Người anh cả, bị ám ảnh bởi danh dự gia đình và sự sa ngã của em gái Caddy, dẫn đến tình trạng tâm lý bất ổn và cuối cùng là tự sát. Caddy: Biểu tượng của sự sa ngã và mất mát, cô là trung tâm của nhiều xung đột trong gia đình. Jason: Người con thứ ba, ích kỷ và tàn nhẫn, đại diện cho sự suy đồi đạo đức của gia đình.
Sự suy tàn của gia đình Compson không chỉ phản ánh sự biến đổi của xã hội miền Nam sau Nội chiến mà còn là lời cảnh tỉnh về sự mong manh của giá trị truyền thống trước những thay đổi của thời đại.
Sự quyến rũ của thủ pháp nghệ thuật
Faulkner sử dụng thủ pháp đồng hiện thời gian để thể hiện sự phức tạp trong ý thức con người. Thời gian trong tác phẩm không tuân theo trình tự tuyến tính mà liên tục chuyển đổi giữa quá khứ và hiện tại, phản ánh dòng chảy ý thức của các nhân vật. Điều này tạo nên sự "lạ hóa" cho tác phẩm, thách thức người đọc đồng thời mở ra chiều sâu tâm hồn của từng nhân vật. Nhân vật tự ý thức, tự đối mặt với chính mình, từ đó bật lên tiếng nói của cái tôi cô đơn trong đáy sâu tâm khảm của con người.
Tác phẩm còn thể hiện thời gian huyền thoại, tức là thời gian mang tính phi thời gian và biểu tượng. Qua đó, Faulkner khắc họa tiếng nói đa âm, sự đa bội điểm nhìn của nhiều chủ thể phát ngôn, làm cho ý nghĩa tác phẩm trở nên đa tầng và mang tính siêu hình hơn.
Âm thanh đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải cảm xúc và ý nghĩa trong tác phẩm. Tiếng khóc của Benjy, tiếng bước chân của Caddy, hay những âm thanh khác đều mang ý nghĩa biểu tượng, phản ánh trạng thái tâm lý và số phận của các nhân vật. Hệ thống biểu tượng âm thanh này tạo nên sự phức hợp giữa văn học và âm nhạc, đồng thời đưa tác phẩm đạt chiều sâu suy tưởng, vượt khỏi đường biên của dân tộc để bước vào ngôi đền văn chương nhân loại.
Mặc dù câu chuyện mang màu sắc u tối với nhiều thủ pháp nghệ thuật về thời gian và ẩn dụ, nhưng trong cái bóng tối ảm đạm ấy, người đọc có thể nhận ra hình ảnh tuyệt đẹp của con người với lòng lương tri thánh thiện và trong sáng. Nhân vật người vú nuôi da đen Dilsey trong gia đình Compson chính là người lèo lái con thuyền tan nát của gia đình, che chở cho những đứa trẻ và chống lại sự tàn ác, xấu xa của Jason. Dilsey đại diện cho nhân cách và tâm hồn cao đẹp của con người, luôn là đích đến trường tồn trong văn chương.
"Âm thanh và cuồng nộ" được coi là cuộc cách mạng trong văn xuôi của William Faulkner. Tác phẩm thể hiện sự ngưng đọng vĩnh viễn của quá khứ và hiện tại, sự xung đột trong sắc tộc, những định kiến về người da đen và thân phận thấp kém của họ. Faulkner đã truyền tải qua ngôn ngữ mang tính cách tân đầy mới mẻ, tạo nên một kiệt tác văn học cùng với 19 tiểu thuyết và 75 truyện ngắn khác, mang đến cho ông giải thưởng cao quý Nobel Văn học và 2 giải Pulitzer.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tết là di sản văn hóa, hồn cốt dân tộc

PGS.TS Bùi Hoài Sơn khẳng định, Tết là một di sản văn hóa quan trọng nhất của người Việt, là một phần hồn cốt của dân tộc, cho nên cần hiểu và thực hành để làm sâu sắc hơn những giá trị của Tết cổ truyền.

Tết là hồn cốt dân tộc, cần phải hiểu và giữ gìn

Trong dòng chảy của lịch sử, Tết Nguyên đán vẫn giữ được nhiều những nét đẹp văn hóa, là nơi lưu giữ ký ức của cha ông. Với nhiều người Việt Nam, Tết Nguyên đán mang ý nghĩa đặc biệt thiêng liêng. Tuy nhiên, cũng từng có những tranh luận nên giữ hay bỏ Tết Nguyên đán trong thời kỳ hội nhập; hoặc ăn Tết Nguyên đán thế nào, có cần giữ lại các “nếp xưa” không, hay cần “cải tiến” cho phù hợp với thời đại mới…

[e-Magazine] Ca nương Thúy Hoàn: Người giữ hồn quan họ Kinh Bắc

Xuất thân từ một làng quan họ cổ, với niềm đam mê, tình yêu tha thiết với quan họ, ca nương Thúy Hoàn đã góp phần gìn giữ những làn điệu quan họ cổ với tinh thần nguyên bản nhất.

[e-Magazine] Ca nuong Thuy Hoan: Nguoi giu hon quan ho Kinh Bac
Gặp ca nương Thúy Hoàn vào ngày hội chùa Bùi, ngôi chùa cổ của làng Châm Khê - một trong những làng quan họ có sớm nhất vùng Kinh Bắc, cảm giác như thời gian quay ngược lại. Trong tiết trời hơi se lạnh, đặc trưng mùa xuân xứ Bắc, những nụ cười, ánh mắt, lời ca quan họ ngọt ngào, tha thiết của ca nương Thúy Hoàn cùng với các liền anh, liền chị đã đưa du khách về với không gian văn hóa Kinh Bắc đậm đặc, mê đắm.
[e-Magazine] Ca nuong Thuy Hoan: Nguoi giu hon quan ho Kinh Bac-Hinh-2

Trò chuyện với PV Tri thức và Cuộc sống, ca nương Thúy Hoàn cho biết, chị sinh ra và lớn lên ở làng Châm Khê – một trong những làng quan họ có sớm nhất vùng Kinh Bắc với những câu quan họ cổ đặc sắc, lối hát riêng chỉ có ở Châm Khê. Chất quan họ, theo chị, dường như đã ngấm vào chị từ lúc chị còn nằm trong bào thai, khi ông bà ngoại, các ông chú, bà cô… đều là những nghệ nhân quan họ. Từ khi còn nhỏ, chị đã được nghe, được học và dần cảm nhận cái hồn của quan họ – một loại hình âm nhạc không chỉ đơn thuần là hát, mà còn là cách giao tiếp đầy tinh tế giữa con người với nhau.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Trả lại vẻ đẹp cho lễ hội

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, việc xây dựng một hệ thống các giải pháp để trả lại vẻ đẹp cho lễ hội, là rất quan trọng.

Những biến tướng, bất cập, phản cảm của lễ hội
“Tháng Giêng là tháng ăn chơi”, hằng năm, sau Tết Nguyên đán là bắt đầu mùa lễ hội – một hoạt động văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam Những ngày này, người dân trên khắp đất nước bắt đầu nô nức trảy hội xuân, nhiều địa phương cũng đã bắt đầu tưng bừng khai hội đón du khách trải nghiệm.