Al Trung Quốc phát hiện, ngăn bạo hành trẻ em thế nào?

(Kiến Thức) - Ông Malcolm Frank cho rằng, Trung Quốc sẽ là một trong những nước đi đầu trong cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (Al) cùng với Mỹ và Ấn Độ.

Trí tuệ nhân tạo hiện là một trong những vấn đề được nhiều nước lớn trên thế giới đặc biệt quan tâm. Ông Malcolm Frank, người phụ trách chiến lược của tập đoàn Cognizant, cho rằng cuộc cách mạng của trí tuệ nhân tạo (Al) chỉ là cuộc chiến nội bộ của 3 siêu cường: Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Ba quốc gia này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn so với các nước còn lại trên thế giới trong cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo.
Trong thời gian qua, Trung Quốc đã ghi nhận những thành công đáng kể trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Trung Quốc có những tên tuổi lớn trong lĩnh vực phát triển các ứng dụng cho Al như Tencent và Baidu để cạnh tranh với những doanh nghiệp khác trên thế giới.
Mới đây, Trung Quốc có bước đi lớn trong cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo. Cụ thể, theo tờ South China Morning Post, các nhà khoa học thuộc Đại học Dân tộc Trung ương ở thành phố Quý Dương (Trung Quốc) đang đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng Al để phát triển một phần mềm có khả năng tự động phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo hành trẻ em tại các trường mầm non.
Nghiên cứu trên được thực hiện sau khi Tập đoàn giáo dục RYB Education ở Bắc Kinh công bố thông tin gây sốc dư luận về tình trạng nhiều trẻ em bị ngược đãi, bị bạo hành tại một trường mẫu giáo ở Trung Quốc.
Cụ thể, thời gian gần đây, dư luận Trung Quốc chấn động khi xuất hiện một số video, hình ảnh trẻ em bị đánh, tát, có vết kim đâm trên người, hoặc bị cho uống thuốc không rõ nguồn gốc...
Trung Quốc nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện hành động bạo hành trẻ em.
Trung Quốc nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện hành động bạo hành trẻ em.
Để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi bạo hành trẻ em tại các trường mầm non, các nhà khoa học thuộc Đại học Dân tộc Trung ương ở thành phố Quý Dương nghiên cứu thuật một thuật toán có thể phân tích những đoạn video trực tiếp tại trường học nhằm theo dõi hoạt động của mỗi học sinh và giáo viên. Qua đó, Al sẽ phát hiện những hành vi bất thường như đánh đập hoặc tát.
Sau khi phát hiện những hành vi bất thường như trên, máy tính có thể gửi video có hành động bạo hành trẻ em cho ban lãnh đạo nhà trường, cơ quan quản lý nhà nước hoặc cha mẹ học sinh nhằm báo động tình hình.
Mời quý độc giả xem video: Trí tuệ nhân tạo đem lại bước phát triển mới nhưng lại có thể vượt quyền kiểm soát của con người (nguồn: VTV):
Chia sẻ về dự án dùng trí tuệ nhân tạo chống bạo hành trẻ mầm non, một quan chức thuộc Bộ Công an Trung Quốc cho hay cơ quan giám sát mọi hệ thống camera theo dõi và báo động trên toàn quốc sẽ cân nhắc việc bổ sung thêm trí tuệ nhân tạo vào hệ thống an ninh cho các trường học, trong đó có trường mẫu giáo.
“Trí tuệ nhân tạo có đôi mắt không bao giờ chớp mắt và cái đầu không bao giờ cảm thấy mệt mỏi”, quan chức trên bày tỏ sự lạc quan về việc dùng trí tuệ nhân tạo thể phát hiện những hành vi bạo hành trẻ mầm non.

Những “tiên tri” gây sửng sốt của Jack Ma về tương lai TG

(Kiến Thức) - Không chỉ ghi dấu với sự nghiệp vô cùng thành công, tỷ phú Jack Ma còn gây chú ý với một số dự đoán về tương lai của nhân loại.

Ông chủ Alibaba, tỷ phú Jack Ma là một trong những doanh nhân giàu có, thành đạt nhất thế giới. Ông từng dự đoán trí tuệ nhân tạo sẽ lấy đi công việc của con người trong 30 năm tới và mọi thứ sẽ đều được kết nối nhờ Internet vạn vật.
"Mọi thứ sẽ đều được kết nối nhờ Internet vạn vật"

Stephen Hawking cảnh báo nguy cơ con người diệt vong năm 2600

(Kiến Thức) - Giáo sư Stephen Hawking mới đưa ra cảnh báo đáng sợ rằng, con người sẽ diệt vong khi Trái đất biến thành quả cầu lửa khổng lồ vào năm 2600.

Stephen Hawking canh bao nguy co con nguoi diet vong nam 2600
Giáo sư Stephen Hawking nổi tiếng thế giới tin rằng, quy mô dân số tăng cao và nhu cầu năng lượng ngày càng lớn sẽ dẫn đến thảm họa con người diệt vong. Theo dự đoán của ông, thời điểm xảy ra sự việc này là năm 2600.  

Ảnh đáng nhớ về chiến dịch Barbarossa nổi tiếng trong CTTG 2

(Kiến Thức) - Vào ngày 22/6/1941, phát xít Đức và các nước cùng phe thực hiện cuộc tấn công xâm lược Liên Xô thông qua Chiến dịch Barbarossa nổi tiếng lịch sử.

Trong Chiến tranh thế giới 2, trùm phát xít Hitler cho triển khai chiến dịch Barbarossa nhằm xâm lược và chiếm đóng Liên Xô. Tuy nhiên, kết thúc chiến dịch, phát xít Đức đại bại trong khi Liên Xô thành công trong công cuộc bảo vệ đất nước cũng như đẩy chính quyền phát xít của Hitler đến ngày suy tàn nhanh hơn. Trong ảnh là một lính Đức đi ngang qua thi thể binh sĩ Liên Xô tử trận trên chiến trường trong những ngày đầu của chiến dịch Barbarossa.
 Trong Chiến tranh thế giới 2, trùm phát xít Hitler cho triển khai chiến dịch Barbarossa nhằm xâm lược và chiếm đóng Liên Xô. Tuy nhiên, kết thúc chiến dịch, phát xít Đức đại bại trong khi Liên Xô thành công trong công cuộc bảo vệ đất nước cũng như đẩy chính quyền phát xít của Hitler đến ngày suy tàn nhanh hơn. Trong ảnh là một lính Đức đi ngang qua thi thể binh sĩ Liên Xô tử trận trên chiến trường trong những ngày đầu của chiến dịch Barbarossa.