Abbott, Mead Johnson, Nestle, Vinamilk lộ hàng loạt sai phạm

(Kiến Thức) - Các ông lớn ngành sữa tại Việt Nam như Vinamilk, Mead Johnson, Abbott, Nestle đều chi quá nhiều tiền cho quảng cáo, kê khai thiếu thuế.

Sau khi người dân trong nước phải hứng chịu cơn mưa tăng giá từ các hãng sữa trong nước, Bộ Tài chính đã chủ trì phối hợp với Bộ Công thương tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá và thuế tại 5 ông lớn ngành sữa (chiếm 90% thị phần) bao gồm Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A (Abbott Việt Nam), Công ty TNHH Nestle Việt Nam, Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam, Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition (Việt Nam), từ ngày 10/3/2014 đến ngày 10/4/2014 và phát hiện hàng loạt sai phạm.
Hàng loạt sai phạm tại các "ông lớn" ngành sữa Việt Nam.
 Hàng loạt sai phạm tại các "ông lớn" ngành sữa Việt Nam.
Liên tục tăng giá, “ỉm” hàng chục tỷ đồng tiền thuế
Theo kết quả thanh tra, trong năm 2013 và 3 tháng đầu năm 2014, các công ty nói trên đều có việc điều chỉnh tăng giá bán các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi (không có trường hợp giảm giá). Trong đó, năm 2013 có 4 công ty tăng giá 1 lần và 1đơn vị là Mead Johnson Nutrition tăng giá 2 lần. Mặt hàng tăng thấp nhất là 2,4% mặt hàng tăng cao nhất là 30,668%.
Riêng 3 tháng đầu năm 2014, có 2/5 công ty đã tăng giá bán là Vinamilk, từ ngày 10/02/2014 tăng giá 27/32 sản phẩm, từ ngày 1/4/2014 tăng giá 5/32 sản phẩm với mức tăng từ 7% -14% và Nestle Việt Nam từ ngày 01/02/2014 tăng giá 11/24 sản phẩm với mức tăng từ 5% - 9%.
Sau khi thực hiện thanh tra, Bộ Tài chính đã xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm pháp luật đã được xác định đối với từng công ty.
Ngoài việc Nestle Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính về giá 45 triệu đồng do trong năm 2013 đã kê khai thiếu 3/24 sản phẩm sữa, trong 5 ông lớn này, có tới 4 công ty có hành vi đã kê khai thiếu thuế phải nộp Ngân sách nhà nước năm 2013 với số tiền khoảng 10,2 tỷ đồng.
Cụ thể, Friesland Campina Việt Nam kê khai thiếu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế nhà thầu phải nộp hơn 5,2 tỷ đồng. Vinamilk kê khai thiếu thuế TNDN, thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp hơn 2,7 tỷ đồng. Abbott Việt Nam kê khai thiếu thuế TNDN phải nộp gần1,9 tỷ đồng. Mead Johnson Nutrition Việt Nam kê khai thiếu thuế GTGT phải nộp là 317 triệu đồng.
Ngoài ra, Bộ Tài chính đang xem xét để xử lý theo qui định đối với số tiền phải trả về phí bản quyền, các khoản thu hộ, chi hộ tại Công ty TNHH Nestle Việt Nam.
Chi hàng trăm tỷ đồng cho quảng cáo, tiếp thị
Kết quả thanh tra của Bộ Tài chính cho thấy, 5 ông lớn ngành sữa Việt Nam đều đang chi quá nhiều tiền cho quảng cáo, tiếp thị khiến giá thành sữa tăng và người tiêu dùng phải hứng chịu trong đó mạnh tay nhất là Vinamilk.
Mead Jonhson Nutrition Việt Nam đã chi vượt mức quy định là 249 tỷ đồng cho quảng cáo.
 Mead Jonhson Nutrition Việt Nam đã chi vượt mức quy định là 249 tỷ đồng cho quảng cáo.
Liên Bộ Tài chính, Bộ Công thương yêu cầu các công ty này thực hiện ngay việc rà soát, tiết kiệm chi phí kinh doanh, nhất là chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị đã chi vượt mức quy định của Luật thuế TNDN cho các mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi làm tăng giá thành, tăng giá bán sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, tương ứng từ 2,18% đến 16,39% .
Cụ thể, Abbott Việt Nam đã chi vượt mức quy định là 69 tỷ đồng cho quảng cáo, Mead Jonhson Nutrition Việt Nam đã chi vượt mức quy định là 249 tỷ đồng, Nestle Việt Nam chi vượt mức 67 tỷ đồng, Friesland Campina Việt Nam chi vượt mức 817 triệu đồng. Riêng Vinamilk chi phí quảng cáo, khuyến mại đối với hoạt động kinh doanh các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi lên tới 811 tỷ đồng (chiếm 21% giá thành).

Giật mình giá siêu đắt để nhân giống chó "xịn"

(Kiến Thức) - Những loại chó quý hiếm như Chow Chow, Tây Tạng, Askimo... có giá để nhân giống thuần chủng siêu đắt lên tới hàng trăm triệu đồng.

Giống Chow Chow có thân hình múp míp mập mạp nhưng lại là một thợ săn cừ phách nhờ khả năng đánh hơi siêu việt. Giá trung bình phối giống loài chó thuần chủng này lên tới 3 nghìn USD (60 triệu đồng).
 Giống Chow Chow có thân hình múp míp mập mạp nhưng lại là một thợ săn cừ phách nhờ khả năng đánh hơi siêu việt. Giá trung bình phối giống loài chó thuần chủng này lên tới 3 nghìn USD (60 triệu đồng).

Nhìn lại nhà máy Nokia trước khi bị "bức tử"

(Kiến Thức) - Thương vụ 7,2 tỷ USD chính thức kết thúc lúc 19h ngày 25/4 (giờ Việt Nam ) khi tập đoàn Microsoft hoàn tất việc mua lại bộ phận Thiết bị và Dịch vụ của Nokia.

Thương vụ "khủng" này được khởi động từ tháng 9/2013, trong đó, Microsoft chi 5 tỷ USD mua lại hầu hết các đơn vị trong bộ phận sản xuất điện thoại di động của Nokia và 2,2 tỷ USD khác để mua lại các bằng sáng chế mà Nokia đang nắm giữ.
 Thương vụ "khủng" này được khởi động từ tháng 9/2013, trong đó, Microsoft chi 5 tỷ USD mua lại hầu hết các đơn vị trong bộ phận sản xuất điện thoại di động của Nokia và 2,2 tỷ USD khác để mua lại các bằng sáng chế mà Nokia đang nắm giữ.
Sau khi thuộc về Microsoft, mảng Thiết bị và Dịch vụ của Nokia sẽ đổi tên thành MicrosoftMobile Oy (Oy là tiếng Phần Lan, có nghĩa là công ty), đồng thời hoạt động như một công ty con tách biệt. Ở Việt Nam, văn phòng đại diện của Nokia có thể sẽ thành văn phòng đại diện Microsoft Mobile Oy.
Sau khi thuộc về Microsoft, mảng Thiết bị và Dịch vụ của Nokia sẽ đổi tên thành MicrosoftMobile Oy (Oy là tiếng Phần Lan, có nghĩa là công ty), đồng thời hoạt động như một công ty con tách biệt. Ở Việt Nam, văn phòng đại diện của Nokia có thể sẽ thành văn phòng đại diện Microsoft Mobile Oy. 
Nhóm thiết bị Microsoft sẽ bao gồm mảng điện thoại thông minh và máy tính bảng Lumia, điện thoại Nokia, phần cứng Xbox, Surface, các sản phẩm và phụ kiện của Perceptive Pixel (PPI).
 Nhóm thiết bị Microsoft sẽ bao gồm mảng điện thoại thông minh và máy tính bảng Lumia, điện thoại Nokia, phần cứng Xbox, Surface, các sản phẩm và phụ kiện của Perceptive Pixel (PPI). 
Microsoft nhấn mạnh, với mảng kinh doanh điện thoại di động Nokia, Microsoft sẽ nhắm vào thị trường thiết bị di động có giá phải chăng với giá trị 5 tỷ USD mỗi năm.
Microsoft nhấn mạnh, với mảng kinh doanh điện thoại di động Nokia, Microsoft sẽ nhắm vào thị trường thiết bị di động có giá phải chăng với giá trị 5 tỷ USD mỗi năm. 
Tại Việt Nam, tháng 11/2011, Nokia thành lập Công ty TNHH Nokia Việt Nam để xây dựng và vận hành nhà máy sản xuất điện thoại di động của hãng tại Bắc Ninh. Cuối tháng 4/2012, hãng chính thức khởi động dự án nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Khu công nghiệp VSIP, Bắc Ninh.
Tại Việt Nam, tháng 11/2011, Nokia thành lập Công ty TNHH Nokia Việt Nam để xây dựng và vận hành nhà máy sản xuất điện thoại di động của hãng tại Bắc Ninh. Cuối tháng 4/2012, hãng chính thức khởi động dự án nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Khu công nghiệp VSIP, Bắc Ninh. 
Dự án được xây dựng trên tổng diện tích 17 ha, có vốn đầu tư ban đầu là 200 triệu Euro (tương đương 300 triệu USD). Đây là nhà máy đầu tiên của Nokia tại Đông Nam Á và là cơ sở sản xuất điện thoại di động thứ 11 của hãng trên toàn cầu.
Dự án được xây dựng trên tổng diện tích 17 ha, có vốn đầu tư ban đầu là 200 triệu Euro (tương đương 300 triệu USD). Đây là nhà máy đầu tiên của Nokia tại Đông Nam Á và là cơ sở sản xuất điện thoại di động thứ 11 của hãng trên toàn cầu. 
Đến cuối tháng 10/2013, Nokia Việt Nam chính thức khánh thành nhà máy sản xuất điện thoại di động tại khu công nghiệp VSIP, Bắc Ninh. Nhà máy sẽ tham gia các hoạt động sản xuất, gia công và lắp ráp điện thoại di động.
Đến cuối tháng 10/2013, Nokia Việt Nam chính thức khánh thành nhà máy sản xuất điện thoại di động tại khu công nghiệp VSIP, Bắc Ninh. Nhà máy sẽ tham gia các hoạt động sản xuất, gia công và lắp ráp điện thoại di động. 
Dự kiến nhà máy có sản lượng đạt 180 nghìn sản phẩm/năm, tạo việc làm cho 10.000 lao động.
Dự kiến nhà máy có sản lượng đạt 180 nghìn sản phẩm/năm, tạo việc làm cho 10.000 lao động.
Nokia Việt Nam cam kết tuân thủ đúng yêu cầu về 5% số lao động của công ty có bằng đại học sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động Nghiên cứu và Phát triển (R&D).
 Nokia Việt Nam cam kết tuân thủ đúng yêu cầu về 5% số lao động của công ty có bằng đại học sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động Nghiên cứu và Phát triển (R&D).
Được biết, đến thời điểm hiện tại, Nokia Việt Nam gần như mới chỉ sản xuất duy nhất dòng sản phẩm điện thoại feature phone (dòng phổ thông).
Được biết, đến thời điểm hiện tại, Nokia Việt Nam gần như mới chỉ sản xuất duy nhất dòng sản phẩm điện thoại feature phone (dòng phổ thông).  
Hãng cũng cho biết, sản phẩm được sản xuất ở Việt Nam chủ yếu để cung cấp ra thị trường nước ngoài, với tỷ trọng 95%, còn lại, 5% là đáp ứng cho nhu cầu trong nước.
Hãng cũng cho biết, sản phẩm được sản xuất ở Việt Nam chủ yếu để cung cấp ra thị trường nước ngoài, với tỷ trọng 95%, còn lại, 5% là đáp ứng cho nhu cầu trong nước.
Sau khi thương vụ sáp nhập mang tính lịch sử với ngành công nghiệp di động được hoàn tất, ông Stephen Elop, Cựu Chủ tịch và Giám đốc điều hành Nokia, người sẽ giữ chức Phó Chủ tịch điều hành của Nhóm thiết bị Microsoft, sẽ là người báo cáo trực tiếp cho ông Nadella - CEO của Microsoft.
Sau khi thương vụ sáp nhập mang tính lịch sử với ngành công nghiệp di động được hoàn tất, ông Stephen Elop, Cựu Chủ tịch và Giám đốc điều hành Nokia, người sẽ giữ chức Phó Chủ tịch điều hành của Nhóm thiết bị Microsoft, sẽ là người báo cáo trực tiếp cho ông Nadella - CEO của Microsoft.