8 triệu chứng tưởng nhẹ nhưng lại cảnh báo đột quỵ ở phụ nữ

Ngày nay, tỷ lệ đột quỵ ở phụ nữ ngày một tăng cao. Nếu thấy có 8 biểu hiện dưới đây, tuyệt đối không được bỏ qua.

Ngất xỉu

8 trieu chung tuong nhe nhung lai canh bao dot quy o phu nu

Cả đàn ông và phụ nữ đều có thể gặp phải tình trạng mất thăng bằng, hoa mắt chóng mặt, choáng váng, nhưng việc mất ý thức đột ngột vẫn xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ngất xỉu, tuy nhiên đột nhiên ngất hoặc mất ý thức mà không có bất kỳ yếu tố môi trường nào khác tác động, lại là một triệu chứng đột quỵ ở phụ nữ.

Ảo giác

8 trieu chung tuong nhe nhung lai canh bao dot quy o phu nu-Hinh-2

Ảo giác là triệu chứng mà chúng ta cảm nhận được những thứ không có thực, mơ hồ, thiếu tỉnh táo.

Ảo giác thị giác và thính giác là 2 trường hợp phổ biến nhất. Hầu hết mọi người nghĩ rằng ảo giác gắn với các chứng rối loạn não như tâm thần phân liệt và bệnh Alzheimer nhưng cũng có thể liên quan đến đột quỵ.''

Yếu ớt

8 trieu chung tuong nhe nhung lai canh bao dot quy o phu nu-Hinh-3

Ở cả nam và nữ, cảm giác cơ bắp tê và ngứa ran ở một bên cơ thể là một triệu chứng phổ biến của đột quỵ

Đối với người nữ, họ có thể cảm thấy toàn bộ cơ thể kiệt sức, người ngợm rã rời, lảo đảo.

Nấc

8 trieu chung tuong nhe nhung lai canh bao dot quy o phu nu-Hinh-4

Nấc là hiện tượng phổ biến ở tất cả mọi người, thường thì nó lành tính. Tuy nhiên không phải nấc lúc nào cũng vô hại.

Một trong những triệu chứng kỳ lạ và thường bị bỏ qua nhất của đột quỵ ở phụ nữ là nấc. Hầu như hiện tượng nấc là vô hại nhưng ở một số phụ nữ, tuy nhiên hiện tượng nấc đi kèm với đau ngực nhẹ là triệu chứng của đột quỵ.

Kích động

8 trieu chung tuong nhe nhung lai canh bao dot quy o phu nu-Hinh-5

Các triệu chứng tinh thần như kích động hoặc cáu gắt, không làm chủ được cảm xúc cũng thường có thể là dấu hiệu của đột quỵ.

Mất định hướng

8 trieu chung tuong nhe nhung lai canh bao dot quy o phu nu-Hinh-6

Theo các chuyên gia, một triệu chứng tâm thần ở những nạn nhân đột quỵ nữ là mất phương hướng. Đó có thể đơn giản là việc mất phương hướng ở một nơi quen thuộc như đường đến phòng tắm, đường đến nhà bếp,...

Khó thở

8 trieu chung tuong nhe nhung lai canh bao dot quy o phu nu-Hinh-7

Khó thở có thể là một dấu hiệu bất thường sau khi đột quỵ khởi phát. Khó thở mà không có bất kỳ tiền sử nào về vấn đề hô hấp chắc chắn là một biểu hiện không tốt chút nào về sức khỏe của bạn.

Đau

8 trieu chung tuong nhe nhung lai canh bao dot quy o phu nu-Hinh-8

Cùng với việc bị đau ngực, phụ nữ có khả năng bị nhiều kiểu đau khác nếu bị đột quỵ. Hầu hết các triệu chứng đột quỵ thường là tê, yếu hoặc ngứa ran mà không đau nhưng ở phụ nữ có thể xuất hiện cơn đau đầu dữ dội và đau ở phía bên cơ thể bị ảnh hưởng.

Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ

Gia đình có người bị đột quỵ, mắc cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, cholesterol trong máu cao, nghiện thuốc lá... thuộc nhóm nguy cơ đột quỵ.

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ.

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm...
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 TP HCM, nhóm có nguy cơ đột quỵ cao hơn người bình thường:

Gia đình có người bị đột quỵ

Nếu gia đình có người thân từng bị đột quỵ, bạn có thể tăng nguy cơ đột quỵ do thói quen sống hoặc do yếu tố di truyền.

Mắc bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, thường diễn tiến âm thầm, dễ dẫn đến các biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận... Người bị đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường.

Mắc bệnh cao huyết áp

Huyết áp cao có thể gây ra bệnh về mạch máu, bao gồm cả bệnh tim và não. Bệnh có thể dẫn đến sự phát triển của những mạch máu khiếm khuyết, hình dạng bất thường. Chúng có thể bị vỡ nếu nó bị tác động bởi sự thay đổi huyết áp lớn.

Cholesterol trong máu cao

Cholesterol cao có thể hủy hoại các lớp áo trong của mạch máu khắp cơ thể, đặc biệt là tim và não. Cholesterol có xu hướng hình thành và gây xơ cứng mạch máu, tăng nguy cơ máu bị đóng cục, cản trở việc cung cấp máu lên não.

Người có bệnh lý về tim mạch

Những người bị một số bệnh lý về tim mạch như rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim... thường có nguy cơ đột quỵ rất cao.

Người nghiện thuốc lá

Thường xuyên hút thuốc lá gây viêm trong mạch máu, có thể hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ.

Theo nghiên cứu, những người hút thuốc lá ít hơn 11 điếu trong một ngày có khả năng bị đột quỵ cao hơn 46% so với những người không hút. Khi hút hai gói thuốc một ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần. Bỏ thuốc lá là lựa chọn tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ

Những dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ

Liên quan tới phát hiện đột quỵ, theo khuyến cáo của Hiệp hội Đột quỵ quốc gia Hoa Kỳ, có thể ghi nhớ ngắn gọn bằng cụm chữ cái “FAST” mang ý nghĩa như sau:

F (Face)- Khuôn mặt: Yêu cầu người bệnh cười. Nếu một bên của khuôn mặt nụ cười méo xệch hoặc xệ xuống, người đó có thể bị đột quỵ.

A (Arms) - Tay: Yêu cầu người bệnh nâng cả hai tay lên. Nếu người đó gặp khó khăn với một bên cánh tay cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy người này có thể bị đột quỵ.

S (Speech) - Phát ngôn: Yêu cầu người đó nói. Nếu lời nói ngọng hoặc không thể phát âm, người đó có thể bị đột quỵ.

T (Time) - Thời gian: Bởi thời gian đối với người bệnh đột quỵ vô cùng quan trọng, nên nếu có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, phải gọi cấp cứu ngay lập tức. Sau khi đột quỵ xảy ra, nếu chậm chễ hoặc không được điều trị tổn thương não do đột quỵ có thể dẫn đến tình trạng tàn phế vĩnh viễn hoặc tử vong.

Cấp cứu khẩn cấp có thể ngăn ngừa tổn thương đột quỵ, giúp người bệnh có cơ hội sống sót tốt hơn và phục hồi sức khỏe với ít biến chứng hơn.

Người đàn ông khỏe mạnh đột quỵ do tắm nước lạnh sau khi tập thể dục

Sau khi tắm nước lạnh, anh Hưng thấy người bủn rủn, nôn nhưng gần nửa ngày sau mới đến viện. Bác sĩ chẩn đoán anh đã qua giai đoạn vàng điều trị đột quỵ.

Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Minh Hiện, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, cố vấn cao cấp tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết, ông mới khám cho một trường hợp bị lỡ giai đoạn vàng trong điều trị đột quỵ rất đáng tiếc.

Bệnh nhân là Nguyễn Văn Hưng, 49 tuổi, tài xế taxi, ở TP. Việt Trì, Phú Thọ. Anh Hưng là người có sức khỏe tốt.  

Vân Quang Long đột tử ở Mỹ: Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh

(Kiến Thức) - Nhiều người vô cùng bàng hoàng khi biết tin Vân Quang Long qua đời vì đột quỵ khi còn quá trẻ. Trước ca sĩ này, nghệ sĩ hài Chí Tài cũng mới qua đời vì đột quỵ khiến không ít người xót xa.

Ngày 29/12, Vân Quang Long qua đời ở tuổi 41 vì đột quỵ tại Mỹ. Thông tin này đã được người nhà của nam ca sĩ xác nhận trong clip được Quách Tuấn Du chia sẻ trên trang cá nhân.
Van Quang Long dot tu o My: Cach phong ngua dot quy khi troi lanh
Ca sĩ Vân Quang Long đột ngột qua đời vì đột quỵ. Ảnh: Internet. 

Hiện ngày càng có nhiều người trẻ tuổi bị đột quỵ, chính việc chủ quan không điều trị kịp thời là nguyên nhân khiến nhiều người tử vong hoặc để lại biến chứng nặng nề.

Đột quỵ (hay còn được gọi là tai biến mạch máu não) sẽ xảy ra khi một phần não bộ bị tổn thương do tắc mạch máu lưu thông tới não. Khi não không được cung cấp đủ oxy, đột ngột ngưng trệ trong vài phút có thể khiến tế bào não bắt đầu chết dần và gây tử vong bất cứ lúc nào.

Tỷ lệ đột quỵ gia tăng vào mùa đông

Theo một nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện Đại học Jena ở Thuringia, miền trung nước Đức, thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 30%. Nguy cơ này xuất hiện tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, trong những tháng mùa đông, số lượng bệnh nhân đột quỵ nhập viện được ghi nhận tăng 10-15% so với ngày thường.

Van Quang Long dot tu o My: Cach phong ngua dot quy khi troi lanh-Hinh-2
Thời tiết lạnh làm gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ. Ảnh minh hoạ. 

Trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt, người ta nhận thấy rằng nhiệt độ giảm 5°C làm tăng tỷ lệ đột quỵ thêm 7%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được lý giải rằng, dưới thời tiết lạnh, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch co lại và hẹp hơn. Đồng thời, khi nhiệt độ xuống thấp, máu có xu hướng cô đặc. Chính hai yếu tố co mạch và máu cô đặc hơn làm tăng nguy cơ hình thành những cục máu đông. Nếu chúng di chuyển lên não và kẹt lại ở khu vực lòng mạch hẹp sẽ làm tắc mạch máu, dẫn tới việc cung cấp máu, dinh dưỡng và oxy lên não bị gián đoạn. Khi đó, các tế bào não không đủ dinh dưỡng và oxy sẽ dần hoại tử. Tình trạng này được gọi là đột quỵ nhồi máu não.

Đặc biệt, người cao tuổi đang ở trong chăn ấm mà đứng dậy sẽ dễ bị nhiễm lạnh, sau đó đi vệ sinh lại thêm một lần mất nhiệt, cơ thể lạnh hơn nữa khiến cho mạch máu co lại, huyết áp tăng cao đột ngột. Tình trạng này dễ dàng dẫn đến các biến cố như vỡ mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, người bệnh đột quỵ có thể tử vong hoặc phải gánh chịu những di chứng hết sức nặng nề.

Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh

Để phòng ngừa đột quỵ trong mùa đông, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên giữ cho cơ thể đủ ấm, hạn chế đi ra ngoài đường khi nhiệt độ quá thấp, tránh những đợt gió lạnh bất thường, không bước ra ngoài ngay khi thức dậy, tránh để cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, không tắm quá khuya hoặc tắm quá lâu để ngăn ngừa tình trạng sốc nhiệt,...

Mọi người cũng cần lưu ý, khi tỉnh giấc buổi sáng hoặc vệ sinh lúc đêm khuya, không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay lập tức mà cần nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng từ 3 -5 phút để cơ thể dần thích nghi.

Bên cạnh đó, mọi người nên thực hiện chế độ ăn đủ chất để đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng chống rét, bổ sung các loại vitamin A, C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, không quên có những hoạt động rèn luyện thân thể, tập thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

Một vài dấu hiệu nhận biết sớm người bị đột quỵ

- Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

- Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

Van Quang Long dot tu o My: Cach phong ngua dot quy khi troi lanh-Hinh-3
Các triệu chứng đột quỵ nhỏ của bệnh nhân sẽ kéo dài trong vòng 24 giờ và sớm biến mất trong vòng 1 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng. Ảnh minh họa.