70.000 nghìn tỷ 'nằm chờ' tại các công ty chứng khoán

Thống kê từ báo cáo tài chính quý 2/2022 của hơn 30 công ty chứng khoán, số dư tiền gửi của nhà đầu tư (NĐT) cá nhân tại các công ty chứng khoán vẫn ở mức cao, 70.000 tỷ đồng.

Theo số liệu từ nền tảng phân tích dữ liệu FiinTrade, số dư tiền gửi của NĐT hiện vẫn ở mức cao so với giai đoạn trước COVID-19, hay thậm chí so với thời điểm cuối quý 1/2021 khi VN-Index cũng ở vùng 1.200 điểm như hiện nay.

Tuy nhiên, đây vẫn là quý có số dư tiền gửi giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2020, giảm 14,4 nghìn tỷ đồng (tương đương -17%) so với cuối quý 1, chủ yếu do NĐT rút tiền ra.

Quý 2/2022, NĐT bán ròng khoảng 7,2 nghìn tỷ đồng trên HoSE, là mức bán ròng mạnh nhất cho 1 quý kể từ khi COVID-19 khởi phát (đầu năm 2020). Điều này cho thấy dòng tiền đã rút ra khỏi thị trường chứng khoán tương đối mạnh.

Thống kê của FiinTrade từ báo cáo tài chính quý 2/2022 của hơn 30 công ty chứng khoán có thế mạnh về hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ (cho vay margin) cho thấy, dư nợ margin giảm mạnh, tuy nhiên tỷ lệ đòn bẩy vẫn duy trì ở mức cao.

Dư nợ margin toàn thị trường giảm về mức 138 nghìn tỷ tại thời điểm cuối quý 2, giảm khoảng 43 nghìn tỷ (-24% so với cuối quý 1). Tuy nhiên, mức dư này vẫn tăng nhẹ (+3,5%) so với cùng kỳ.

Sự sụt giảm này chủ yếu do nhu cầu sử dụng và sức mua margin của nhà đầu tư giảm, khi giá cổ phiếu đi xuống, chỉ số VN-Index đã giảm 22% kể từ đỉnh lịch sử 1.528,6 điểm (được thiết lập vào ngày 6/1/2022).

Mặc dù quy mô dư nợ margin giảm mạnh, những tỷ lệ đòn bẩy vẫn duy trì ở mức tương đối cao so với các giai đoạn trước đây. Đến cuối quý 2/2022, tỷ lệ này giảm về mức 6,2% tính từ mức đỉnh 6,8% cuối quý 1 trước đó (đây cũng là quý mà dư nợ margin đạt đỉnh). So với mức 5,7% tại thời điểm cuối quý 1.2021 khi VN-Index cùng ở vùng điểm như hiện tại, tỷ lệ này vẫn khá cao. Điều này cho thấy rủi ro liên quan đến margin vẫn hiện hữu trong bối cảnh thị trường chưa thoát khỏi trạng thái của “bear market” (thị trường con gấu).

NĐT cá nhân bán ròng kỷ lục trong quý 2

Thanh khoản trong nửa đầu tháng 7 tiếp tục giảm so với tháng 6, do lực cầu yếu và tâm lý thận trọng từ nhà đầu tư cá nhân. Giá trị giao dịch trung bình phiên (chỉ tính khớp lệnh) trên HoSE trong nửa đầu tháng 7 giảm -22% so với tháng 6, và -60,1% so với bình quân giai đoạn thanh khoản sôi động trước đó (tính từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022).

Sau khi bán ròng kỷ lục trong quý 2, NĐT cá nhân đã mua ròng gần 1,3 nghìn tỷ đồng trong nửa đầu tháng 7, tuy nhiên tập trung chủ yếu các cổ phiếu là VHM, VIC, MWG, HPG, DCM trước áp lực bán ra của khối ngoại. Nếu không tính đến nhóm cổ phiểu này, NĐT cá nhân vẫn tiếp tục xu hướng bán ròng (gần 1.000 tỷ) trong nửa đầu tháng 7/2022. 

Ám ảnh trận đại hỏa hoạn thiêu rụi hơn 4/5 thủ đô London

Năm 1666, trận đại hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra ở London, Anh. Vụ cháy kéo dài 4 ngày đã phá hủy 13.200 ngôi nhà, 87 nhà thờ... Theo ước tính, hơn 4/5 thành phố bị thiêu rụi.

Am anh tran dai hoa hoan thieu rui hon 4/5 thu do London
Vào rạng sáng ngày 2/9/1666, một đám cháy bùng phát ở tiệm bánh của thợ làm bánh Thomas Farrinor trên đường Pudding Lane, thành phố London, Anh. Farrinor là thợ làm bánh của Vua Charles II. Sự kiện này mở đầu cho trận đại hỏa hoạn kinh hoàng càn quét thủ đô nước Anh.  

Vì sao càng đổ mồ hôi da càng dễ “bệnh”?

Mùa hè, nhóm bệnh da nhiễm khuẩn cũng có khuynh hướng gia tăng, như viêm da nhiễm trùng da (chốc), viêm nang lông, tình trạng nhiễm nấm trên da. Trẻ nhỏ còn tăng tình trạng rôm sảy.

Vệ sinh da để ngăn ngừa viêm nang lông

TS.BS Nguyễn Thị Hồng Chuyên, giảng viên Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM, Trưởng Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) cho biết, những ngày hè nắng nóng, chúng ta sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn, đặc biệt là ở vùng kẽ da, vùng nếp da.